VÀI CẢM NGHĨ RỜI
VỀ THƠ NGÔ ĐỨC DIỄM
“Đi
vào Đền Em Nụ Hồng, nguời ta chia sẻ với tác giả những thao thức nghẹn ngào của
người bỏ nuớc ra đi, cũng như những đau khổ tột cùng của dân tộc dưới bàn tay cộng
sản. Cùng với tác giả, người ta còn cảm thấy ý chí quật cuờng quyết chiến quyết
thắng và uớc mơ trở về của dân Việt.
Mơ uớc của tác giả Đền Em Nụ Hồng là một
ngày về với quê hương thanh bình, có “vườn
cau non ửng hồng trong nắng mới,” có “ngọn
tre rì rào lục bát mùa xuân” và nhất là có
Em
ngồi dệt lụa duới trăng
Thơ vào từng ngón lần đan cuộc tình
Hẳn
đó cũng chính là uớc mơ của mỗi người dân
Việt vậy
(Nguyễn Mộng Giác-Nam Cali))
“Nắng Nha trang. Biển. Đêm nhiều trăng
và sao.Bãi cát trằng nuột nà. Hàng dừa rung bóng”
“Chợt
ngậm ngùi nhìn lại mái tóc mình. Gắng tưởng tuợng qua những lời, những chữ, những
vần điệu để thấy lại chính mình trong những âm vang của thời gian đã mất. Thế đấy,
anh Diễm ạ, anh cho tôi tìm lại đuợc tôi..
“Tôi
chủ quan mà nghĩ rằng, giờ đây chỉ còn một thứ văn chương thôi: “văn chương giải phóng con người..” Vì thế
kỷ của chúng ta là thế kỷ của nô lệ. “Nô
lể đỏ” bên kia bức màn sắt và “nô lệ
xanh” bên này thế giới tự do. Nhiệm vụ cao
cả của thi ca là phá gông xiềng, cất tiếng nói hùng tráng của những người
nô lệ thức tỉnh thân phận nô lệ của mình. Ôi cay đắng là sự thức tỉnh ấy, nhưng
cũng thật may mắn là có ngày thức tỉnh ấy.. ( Dương Kiền -Na Uy)
“Tâm Khúc Lưu
Vong”
đã tự nó giới thiệu nó rồi. Tôi có viết thêm cũng bằng thừa. Tôi chỉ muốn nói rằng,
cái tình của Ngô Đức Diễm đối với non sông đất nước thật là nồng nàn tha thiết.
Tư cách đặt tên con, tư cách suy nghĩ về quê hương, về mẹ, ở đâu con nguời hoạt
động trong con nguời thi sĩ Ngô Đức Diễm cũng gửi gấm một niềm tin, một hoài bão..Niềm
tin ở Tự Do. ở Dân Chủ đã giúp ông khi đi qua Quảng Trường Đỏ, đã viết đuợc những
câu thơ tuyệt đẹp:
Bia
mộ ai nằm nghe nguyền rủa
Cẩm thạch rưng rưng cúi mặt thẹn thùng
Đến
gỗ đá mà cũng cảm động, cũng thẹn thùng. Tôi còn phải tìm ở đâu nữa? Đây rồi, một
tâm hồn thơ..”
(Hà
Thượng Nhân-San Jose)
“Thơ
Ngô Đức Diễm trước hết là thơ của một nguời hoạt động xã hội chính trị. Thơ của
ông là những “Tâm Khúc Lưu Vong”, những
bài ca tự tình dân tộc và quê hương. Với tập “Đò Trăng” Ngô Đức Diễm muốn gửi tới nguời đọc một dòng tâm sự mới,
một trái tim mới..”
(Nguyễn Xuân Hoàng-San Jose)
“Đò Trăng” đang được khua chèo rẽ sóng với
nghiền ngẫm về qúa khứ đau xót chua cay phía sau, với niềm tin đầy nhân bản phía truớc, trong cõi lòng an
nhiên tự tại, thanh thản mà đầy sức mạnh tinh thần quật cường, rõ ràng là hình ảnh
của tin tưởng và lạc quan.”
(Duy Năng-Hayward)
“Tiếng
thơ quen, gần mà sống động chân thực.Chúng ta còn cảm nhận lòng yêu đời, có trách
nhiệm với cuộc sống bắt nguồn từ lời trao gởi của tác giả trong suốt “Hoa Cỏ
May”
“Dấu
hiệu của một diện mạo thơ đang ngời hương sắc.Ngô Đức Diễm còn một ngọn lửa Tâm
để thắp sáng hành trình đến cõi Thơ phía truớc đang ngóng đợi…”
(Diên Nghị-San Jose)
“Rừng hồng lá đổ
như mưa
Nửa câu chưa nói
đã thừa từ lâu
“Ý
thơ thật lạ! Nó có vẻ lời phát biểu của một thiền sư, tuy Ngô Đức Diễm là một tín
đồ Thiên Chúa Giáo. Nửa câu chưa nói đã thấy thừa rồi! Im lặng chẳng nói gì cả
cũng vẫn là thừa! Trong vô ngôn đã có hữu ngôn, cho nên Phật bảo Ngài có nói gì
đâu?, Có viết gì đâu?” Không là Phật tử, ngôn từ Phật học cũng đã ngấm vào xuơng
máu của họ Ngô. Cái ảnh hưởng của Tam Giáo đã thấm sâu vào mỗi con nguời Việt
nam vậy..”
“Thơ
anh như hơi thở. Anh thơ ở mọi nơi, mọi chỗ. Tình cảm trong thơ Ngô Đức Diễm luôn
luôn là một thứ tình cảm ngây ngất thiết tha. Anh yêu cuộc đời, yêu người và yêu
mình..Cả tập thơ là một niềm lạc quan bất tận..”
(Hà Thượng Nhân)
(Hà Thượng Nhân)
No comments:
Post a Comment