Wednesday, August 10, 2016

THI CA YÊU NƯỚC THỜI THỰC DÂN ĐÔ HỘ

THI CA YÊU NƯỚC
THỜI THỰC DÂN ĐÔ HỘ
                                                                             Ngô Quốc Sĩ
           
          Dòng văn học đầy hùng khí của dân Việt  đã tiếp tục chảy dài như hơi thở Lạc Hồng từ cổ chí kim, qua những tiếng thơ như dao cắt, như tiếng thét chiến mã, hay  như những ngọn roi Phù Đỗng, nung nấu tinh thần đấu tranh của dân Việt qua ngàn năm nô lệ  giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ dưới  chế độ cộng  sản độc tài…

          Nhìn lại thời đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, dân Việt đã biểu tỏ tinh thần bất khuất chống ngoại xâm qua các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phong Trào Cần Vuơng, khởi nghĩa Yên Báy, lửa Bến Nghé..
          Trong lãnh vực văn chương, nguời ta cũng tìm thấy những dòng thơ yêu nước thể hiện tinh thần độc lập và óc bài ngoại của dân Việt qua nền văn chương bác học. Nếu hôm nay, dân Việt đang cảm thấy nhục nhã tột độ trước cảnh tập đoàn lãnh đạo thái thú đang nhục nhã nâng bi các quan thầy Trung Cộng để dựa thế và giữ ghế, thì ngày xưa, dân Việt cũng trải qua những nỗi nhục nhã đó duới thời thực dân đô hộ, qua những dòng thơ cổ điển của Tú Xuơng, Nguyễn Khuyến Tản Đà..
          Tú xương là mẫu người có tài nhưng mãi lận đận về thi cử, đã phải than thân để tự an ủi là “học tài thi phận”. Con nguời tài hoa phải sống nhờ người vợ tần tảo “quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ 5 con với một chồng”, nhưng vẫn luôn cánh cánh bên lòng hình ảnh đất nuớc tang thương với tâm trạng tủi nhục đau đớn và yêu nước thiết tha. Nhìn quanh nhìn quất, ông Tú Vị Xuyên chỉ thấy bóng dáng quê hương vắng vẻ điêu tàn, dân chúng thì ngơ ngác lầm than, nguời hiền vắng bóng, chẳng còn biết cậy vào ai, tin vào ai?  Sờ lên đầu tóc bạc phơ, Tú Xuơng đã thốt lên như một lời than:
          Nuớc biếc non xanh coi vắng vẻ
          Kẻ đi nguời lại dáng bơ vơ
          Hỏi người chí thấy mây xanh ngắt
          Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ
           Điều mỉa mai là trước nổi hoang vắng của  đất nuớc, tình trạng bơ vơ của dân tộc, thì thực dân lại bày những trò thi cử lố bịch, với những cảnh chướng tai gai mắt nhục nhã hết chỗ nói:
          Xe kéo rợp trời quan sứ đến
          Váy lê quét đất mụ đầm ra
          Còn gì mỉa mai và cay đắng hơn phải chứng kiến cảnh ông tú ông cử vốn được coi là tai mắt của dân Việt, thuộc giới sĩ  phu mà Nguyễn Công Trứ đã  tôn vinh đứng đầu tứ dân “Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên”, nay lại chịu cảnh nhục nhã trớ trêu hết chỗ nói:
          Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
          Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
          Tú Xuơng không dấu nổi sự phẫn nộ, mắng thẳng vào mặt bọn nguời vọng ngoại, không cảm nhận được nỗi nhục mất nuớc:
          Sao không nghĩ đến điều tu sỉ
          Ngoảnh cổ mà xem lại nuớc nhà
          Điều đáng buồn là những hình ảnh ngụy trí thức thời ông Tú sông Vị lại tái diễn hôm nay duới thời cộng sản, đúng như Duơng Thu Huơng  đã mô tả là một lũ khiếp nhược và ngu xuẩn, chỉ biết hưởng thụ vui chơi ở “phần thân thể duới rốn,” và Bùi Minh Quốc đã cay đắng chỉ mặt “Điếm bình dân bán trôn  nuôi miệng, điếm trí thức bán miệng nuôi trôn..”
          Dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến, những cảnh lố lăng do thực dân bày ra trong các ngày hội, cũng không kém chuớng tai gai mắt.
          Bà quan tếch hếch xem bơi trải
          Thằng bé lom khom nghé hát chèo
          Cậy sức cây đu nhiều chị bám
          Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
          Vui cho ai và buồn cho ai? Nhìn cảnh vui chơi của  bọn trẻ do thực dân bày ra để ru ngủ dân Việt, Nguyễn Khuyến chỉ cảm thấy ngục nhã đau nhói:
          Khen ai khéo vẽ trò vui thế
          Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
          Mục đích của những trò vui trong các ngày hội hè đình đám chỉ là ru ngủ dân Việt truớc nỗi nhục mất nuớc thời thực dân, giống hết như hội “nghìn năm Thăng Long” do cộng sản Việt Nam tổ chức trước đây, được mô tả là thật “hoành tráng”, mà mục đích cũng chỉ để làm dân Việt quên đi nỗi nhục Bắc Thuộc Mới đang diễn ra tại Việt Nam hôm nay. Thật vậy, giờ đây, tiếng gọi “Thoát Trung” đang vang vọng, kêu gọi dân Việt trở về với thời oanh liệt với những chiến thắng Bắc Quân lẫy lừng,  thì ngày trước Nguyễn Khuyến cũng đã nghe tiếng quốc kêu văng vẳng, như thế tiếng gọi của hồn nuớc thời vàng son, nay chỉ còn lại hồn tan máu chảy:

          Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
          Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ
          Năm canh máu chảy đêm hè vắng
          Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
          Cũng như bao nguời dân Việt khác, trong hoàn cảnh éo le nhục nhã, vẫn không mất niềm tin. Nguyễn Khuyến đã nhìn về tương lai với cặp mắt hy vọng, ngày mai trời lại sáng, đông hết lại sang xuân. Đó chính là lẽ tuần hoàn của vũ trụ
          Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
          Thử xem trời mãi thế này ư?
          Tinh thần chống ngoại xâm của dân Việt cũng đã thể hiện rõ rệt qua cuộc tranh luận lịch sử giữa Tôn Thọ Tuờng và Phan Văn Trị. Tôn Thọ Tường chủ trương thỏa hiệp với Pháp, vì biết rằng, thực dân qúa mạnh, dân Việt không thể chống nổi :
          Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc
          Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay
          Nhưng Phan Văn Trị đã trưng dẫn những chiến thắng hào hùng trong sử Việt, và thẳng thắn nhắn với Tôn Thọ Tường đừng dựa thế ngoại bang mà hù dọa dân Việt:
          Đừng muợn hơi hùm rung nhát khỉ
          Lòng ta sắt  đá há lung lay
          Lòng Phan Văn Trị sắt đá không lung lay. Ý chí chống ngoại xâm của dân Việt cũng như gang thép, không bao giờ suy suyễn, làm ta liên tuởng tới ý chí sắt thép của dân Việt trong công cuộc chống cộng sản hôm nay như Nguyễn Chí Thiện đã khẳng định: 
          Dù có phải xương tan thịt nát

          Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
          Dù chết chưa trông thấy mùa nở hoa
          Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã
          Cuối dòng thi ca cổ điển yêu nuớc thời thực dân, người ta không thể không nói tới thi sĩ sông Đà Núi Tản. Thực vậy, Tản Đà tuy thường đuợc mô ta như một thi sĩ thuộc nòi tình với Thề Non Nước, Trách Nguời Tình không quen biết, Tống Biệt,. hay như  một nhà thơ “ ngông” với bầu ruợu túi thơ, “say sưa nghĩ cũng hư đời,  hư thời hư vậy say thời cứ say”, nhưng người ta không thể quên bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách, bày tỏ lòng yêu nuớc thiết tha của ông trước cảnh gia tài của mẹ đã được cha ông vun xới, nay bị thực dân giày xéo tả tơi. Thực là mỉa mai đến nực cười:
          Nọ bức dư đồ thử đứng coi 
          Sông sông núi núi khéo bia cười! 
          Biết bao lúc mới công vờn vẽ 
          Sao đến bây giờ rách tả tơi? 

          Tâm trạng đau xót của Tản Đà truớc hiện thực đất nuớc rách tả tơi, cũng tương tự như nỗi xót xa của Phan Thanh Giản khi nhìn thấy ba tỉnh miền Nam Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên  lọt vào tay thực dân, làm uổng công đi sứ của ông:
          Cũng tưởng một lời an bốn cõi
          Nào hay ba tỉnh lại chầu ba
          Điều đáng khích lệ, là cũng như các thi sĩ khác, Tản Đà vẫn không đánh mất niềm tin. Ông biết con cháu có lỗi, đã quay lưng ngoảnh mặt truớc niềm đau mất nước của dân tộc, giống hệt như bọn trẻ “con cha cháu ông” đang sống phè phỡn trên xuơng máu dân Việt hôm nay. Nhưng Tản Đà không ngồi đó mà trách móc than vãn, trái lại ông đã đem vai gánh vác, quyết tâm khâu vá và dựng lại cơ đồ.  Đó chính là tinh thần trách nhiệm của nguời trí thức:
          Ấy trước ông cha mua để lại 
          Mà sau con cháu lấy làm chơi 
          Thôi thôi có trách chi đàn trẻ 
          Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi

          Đến  đây, hẳn chúng ta phải tự hỏi,  hôm nay, truớc tình trạng đất nuớc tả tơi với đại họa  Bắc thuộc mới từ  Hội Nghị Thành Đô, đến Hiệp Định Biên Giới và Lãnh Hải,  Bauxít Tây Nguyên, Rừng núi Việt Bắc, Tự trị Bình Dương ,và nhất là  Công Nghệ Vũng Áng.. có bao nguời can  đảm đứng ra lãnh nhận sứ mệnh cứu nguy Tổ Quốc, gánh vác đại cuộc, xây đắp sơn hà? Một Lê Quốc Quân, một Nguyễn Văn  Đài, Nguyễn Đan Quế, LM Nguyễn Văn Lý ,..và còn ai nữa? Bức dư đồ đã  xé nát, đất mẹ Vệt Nam đã bị chia cắt. Thi thể mẹ Việt Nam đang ruớm máu. Con tim dân Việt đang tan tác, ai sẽ xuống đuờng phất ngọn cờ độc lập và dân chủ? Dân Việt đang chờ  đợi thêm nhiều cô giáo Lam, nhiều Phuơng Uyên, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy..và nhất là những vị chủ chăn can đảm như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp,  Linh Mục Đặng Hữu Nam hiện đang dẫn đầu cuộc đấu tranh bảo vệ môi sinh, chống lại đại họa Bắc Thuộc mới. Mong thay!


No comments:

Post a Comment