Tuesday, February 27, 2018

TÁC GIẢ “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN” KHẲNG ĐỊNH CHỐNG ĐỘC TÀI


TÁC GIẢ “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”
KHẲNG ĐỊNH CHỐNG ĐỘC TÀI

26/02/2018
VOA


Nhà hoạt động nữ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội khẳng định chị đấu tranh để “xóa bỏ chế độ độc tài” ở Việt Nam. Tuyên bố được đưa ra hơn một ngày sau khi chị bị ép buộc “làm việc” với công an vào chiều 24/2.

NGA MỸ ĐỤNG ĐỘ TẠI IRAQ


NGA MỸ ĐỤNG ĐỘ TẠI IRAQ

Cựu Phó Thủ tướng Nga Alfred Kox cho biết,  trận đụng độ Nga-Mỹ ngày 7 tháng hai ở Syria, là sự đụng độ hai trường phái Quân sự:

NGUYỄN VĂN ĐÔNG
TRÁI TIM VIỆT NAM
                    
                                                                           Ngô Quốc Sĩ
                Nguyễn Văn Đông sinh tại  Sài Gòn. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu. Ở đây, ông được học nhạc với các Giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban Quân nhạc Thiếu sinh quân. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như "Thiếu sinh quân hành khúc", "Tạm biệt mùa hè"... 
          Cuối năm 1951, ông chính thức nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia. Sau Hiệp Định Geneve, di chuyển vào Nam và đến năm 1955, chuyển sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
          Tên tuổi Nguyễn Văn Đông đã được nhiều người biết tới như một nhạc sĩ tài ba đa dạng, từ nhạc tình yêu đến nhạc quê hương, nhạc chiến đấu cũng như  nhạc đời.
          Về tình yêu, Nguyễn văn Đông xuất hiện như một người tình dễ mến. Ông  đã dùng nốt nhạc để ca tụng tình yêu vượt thời gian như một dấu ấn trọn kiếp thương hoài:
                   Thương ai vẫn thương hoài
                   Muôn kiếp không phai
                   Anh đi về nơi ấy tìm những phút vui xưa
                   Trông nhau mà không nói lòng hết thấy bơ vơ
                   Anh đi về lối ấy tìm lấy bóng em thơ
                   Thương ai mãi thương ai..
          Tình yêu da diết như thế, nhưng ít khi trọn vẹn. Tuy tình đã lỡ, nhưng  hình bóng em cứ mãi lãng đãng trong đời anh, nhất là mỗi khi xuân về dáng em lại thấp thoáng trong mơ:
                   Xuân sang lả lơi chợt thấy hoa cười 
                   Nối duyên chạnh nhớ một người 
                   từ mùa Xuân trước tới bây giờ còn mơ 

                   Xuân nào sánh vai cùng ngắm hoa đào 
                   Ái ân nào chẳng lúc tàn 
                   vườn em thơm ngát chờ anh bước sang 
          Hình ảnh vườn em thơm ngát, thì cũng gắn liền với hình ảnh  quê hương thân yêu, mà mỗi lần nhớ về là mỗi lần cảm thấy lòng quặn thắt:
                   Một mùa thương  kết muôn hoa lòng
                   Người về đây nối câu tâm lòng
                   Về cho thấy xuân nồng áo em
                   Cho tình xưa thôi cách xa
                   Về chung mái nhà lá

          Nhớ, rồi cầu cho quê hương thanh bình,  mau sạch bóng thù để trăm con Việt đoàn viên dưới cánh mẹ:
                   Mẹ ơi cầu xin cho xóm làng quê hương xóa mờ chiến trường
                   Đồng bào ta cùng thương nhau xóa hận thù đi lấp đi đường ranh giới
                   Mẹ ơi và con trai của mẹ ngày mai sẽ về sẽ về
                   Mẹ ơi mẹ hiền ơi chớ buồn vì con nước non chưa tròn

          Với nỗi lòng thương nuớc thương nói, Nguyễn Văn Đông đã nhớ tới các đồng đội đã treo chí trai lên ngọn súng ngoài biên giới, bảo vệ quê hương:
                   Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
                   Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
                   Kìa rừng chiều âm u rét mướt
                   Chờ người về vui trong giá buốt
                   người về bơ vơ
          Người trai thời chiến đành phải chấp nhận thương đau. Ngay cả ngày đầu xuân cũng đành ôm súng mà nhớ quê nhà quay quắt, thèm một chiếc bánh chưng cũng khó:
                   Ngồi ngắm mấy nóc chòi tranh
                   Mơ rằng đây mái nhà tranh
                   Mà ước chiếc bánh ngày xuân
                   Cùng hương khói vương niềm thương
          Tuy giãi dầu sương gió, nhớ mẹ nhớ em, nhưng nời chiến sĩ cộng hòa vẫn ung dung xuất hiện như một người hùng, đẹp một cách lãng mạn giữa khung trời lộng gió:
                   Anh như ngàn gió, thăm ngược xuôi, theo đường mây, 
                   Tóc tơi bời lộng gió bốn phương,
                   Nước non còn đó một tấc lòng, 
                   không mờ xóa cùng năm tháng,
                   mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên.
          Nét đẹp nổi bật trong dòng nhạc quê hương của Nguyễn Văn Đông là ông đã dành trọn con tim cho đất nước. Ông đã hòa nhịp tim ông với nhịp tim Việt Nam của những người con luôn luôn son sắt với quê cha đất tổ. Hãy nghe nhịp đập của Trái Tim Việt Nam:          
                   Kìa nụ hoa vừa nở đang khoe sắc cho đời.
                    Ɲhìn theo đàn chim lac Việt đang tung cách phương trời.
                   Ɓao trái tim hùng anh mang hơi thở non sông.
                   Vang khúc ca màu xanh của những bàn taу dựng xâу đất                            nước.

          Nhịp đập của trái tim Vit Nam sẽ mãi vang vọng như hồn thiêng sông núi, mãi tuôn chảy như dòng máu Lạc Hồng, cuộn lên sức sống ngàn đời của dân tộc Việt:
                   Hồn thiêng núi sông vang vọng trời mâу ngàn năm.
                   Ɗòng máu Lạc Hồng đã cuộn chảу từ xa xăm.
                   Ϲho dù thời gian còn trôi mãi mãi nhưng vẫn sáng.
                   Ɲàу trái tim của những con người Việt Ɲam

          Chính nhờ dòng máu anh hùng Việt tộc còn mải tuôn chảy, nên dù có mang thân phận lưu vong nơi chốn tạm dung, dân Việt vẫn tin tưởng mãnh liệt vào một ngày về vinh quang:
                   Anh hởi anh trong niềm chung mơ ước, 
                   Anh có nghe rạo rực ở tâm hồn ? 
                   Một niềm tin muôn đời không suy biến: 
                   “Đất quê người nhưng trái tim Việt Nam”. 
          Mơ ước rồi nguyện cầu. Người nhạc sĩ yêu nuớc đã chấp tay khấn nguyện với cung xanh cho tổ quốc Việt Nam muôn đời là minh châu trời Đông:
                Lòng con nén hương dâng Tổ quốc, muôn đời nguồn suối hướng ra khơi. 
                   Cầu xin hai tiếng trên hoàn vũ: “Việt Nam ngàn thuở quê hương sáng ngời”.
          Như một con chiên ngoan đạo, Nguyễn Văn Đông đã từng qùy xuống bên hang đá Bê Lem trong mùa Noel, thành khẩn nguyện cầu cho nhân loại bình an và đất nước thanh bình:
                   Con quỳ xin Chúa trên trời
                   Bình an khắp nơi nhân loại
                   Trăm họ cùng thân ái
                   Mùa sao đẹp mãi ..
                   Niềm tin nơi Chúa đời đời
                   Được trông thế giới tuyệt vời
                   không còn sầu chinh chiến
                   Thế gian thần tiên! 
          Chắc chắn lời cầu của Nguyễn Văn Đông, cũng là tâm nguyện của dân tộc Việt Nam, sẽ được trời cao nhậm lời. Trong niềm tin yêu đó, dân Việt nắm tay nhau hẹn ngày về chào đón mùa xuân dân tộc:
                   Người về đây giữa non sông này
                   Hội trùng dương hát câu sum vầy
                   Về cho thấy con thuyền nước Nam
                   Ði vào mùa Xuân mới sang
                   Xa rồi ngày ấy ly tan
          Không còn ly tan. Dân Việt sẽ hân hoan chào đón mùa xuân mới. Nhưng mơ ước đó chưa thành hiện thực! Xuân  Mậu Tuất vẫn còn là mùa xuân ly tan và Nguyễn Văn Đông đã ngậm ngùi ra đi, mang theo mối hận mất nước. Dân Việt buồn với ông, nhưng cũng xin gửi ông niềm tin tưởng ngày đoàn viên sẽ tới trong một tương lai gần, thật gần..



Friday, February 23, 2018


PHÚC TRÌNH VỀ NHÂN QUYỀN
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/2 công bố phúc trình mới về nhân quyền trên thế giới, trong đó nói tới việc các nhà hoạt động người Việt “phải bỏ nước ra đi” do “tình trạng đàn áp người bất đồng”.

ANH THẤY TRƯỜNG SƠN TRONG MẮT EM


ANH THẤY TRƯỜNG SƠN
 TRONG MẮT EM


Anh thấy Trường Sơn trong mắt em
Trường Sơn ngan ngát núi đồi thiêng
Dốc lên dựng đứng nghìn năm lẻ
Trời đất quay về theo hướng Nam
Vạn dậm quan san
Suối treo
Thác mộng
Núi thẩm
Rừng ngàn
Ước mộng đêm đêm nằm gối đá
Tay vói trời mắt vời biển cả
Đem tâm cơ xây đấp sơn hà
Không là vương không là bá
Là con Lạc cháu Hồng
Đứng cõi Bắc bạt núi khai sông
Xây thành đắp lũy
Dựng tổ quốc nghìn năm
Mở nước có Hùng Vương
Vực nước có Trưng Triệu
Ngô
Đinh


Trần

Nguyễn
Có Ngô Quyền Lê Lợi
Có Hưng Đạo Quang Trung
Đánh quân Tàu vỡ mật bay hồn
Thục Hán hay Tống Đường
Nguyên
Minh
Hay Mãn Thanh
Ôi những triều đại oai hùng
Hàng hàng
Lớp lớp
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
Uy danh lừng lẫy
Trấn Bắc
Bình Nam
Nối nước non một dãi
Nằm thênh thang xoai xoãi bờ đại dương
dài vạn dặm
Trường Sơn làm lưng tựa
Hướng về Nam

Xưa là Hồng Lĩnh
Nay là Trường Sơn
Trường Sơn là linh hồn
Là mắt soi viễn vọng
Ngó ra Bắc sóng sông Hồng cuồn cuộn
Nhìn miền Trung yểu điệu dáng Sông Hương
Vọng về Nam Dòng Cữu Long chín đầu rồng
hùng vĩ
Ôi nước non cẩm tú
Trương Sơn ơi
Trường Sơn
Gánh một gánh giang san
ba cửa mở
Dân một lòng giữ nước
bốn cõi trời yên

Ta thấy Trường Sơn trong mắt em
Trường Sơn sương dựng khói xây thành
Gió bình minh gợn sóng
áo rừng xanh
Đêm tối muôn ánh sao trời vương tóc trắng
Tự nghìn năm
Đất trời như gặp trên đỉnh non
Hẹn với càn khôn
Xoay dần nhật nguyệt
Chân cứng đá mền
Lối mòn thẳm thẳm
Vách dựng cheo leo
Rừng cây xô xát
Trăm suối ngàn đèo
Chi chít
Cầm thú chim muông
Một khoảnh rừng một tất đất
Là của cải của muôn dân trăm họ
Nào phải đâu riêng của giặc Hồ.


Chúng dấy lên như côn trùng
Hay san sát từng bầy như loài khỉ lửa
răng nhô mông đỏ
Xẻ núi lấp đường
Qua khe qua suối
Qua trảng
Qua truông
Đuốt đốt sáng rừng
đẵng cây phá núi
Lập con đường mòn thông suốt  
Hết Trường Sơn Tây,
Lại Trường Sơn Đông
Đường Mòn Hồ Chí Minh
Cho quân rợ Cộng trẩy
vào Nam
Cho máu lệ ngập tràn như huyết dụ
Cho xương trắng như vôi nung
Ngất trời lửa đỏ
Khe Sanh thành biển khói
Huế thành đô oán hận ngộp trời
Đập đầu con nhỏ
Siết cổ người già
Giết
Phụ nữ cũng không tha
Tráng niên trói từng chùm
chôn sống
Máu lê thành nội.
Giết người không một tiếng nói
Tội ác tày trời
Oan khiêng nhụa đất
Trời ơi dân trăm họ có làm chi nên tội
Hỡi Hồ Chí Minh
Hỡi loài quỷ đỏ
Rừng Trường Sơn bao nhiêu lá
Là bấy nhiêu tội ác bây bày ra
Trời sẽ không dung đất cũng không tha
Mưa Trường Sơn không dội sạch
Nước Biển Đông không tẩy hết
Khí thiêng đất trời này bây giết chết
từ lâu
Từ mùa Thu một-chín-bốn-mươi-lăm



Anh thấy Trường Sơn trong mắt em
Trường Sơn máu chảy đá đau lòng
Từ Pleime Ban Hét
Từ Đạc lắc Kon-Tum
Từ Đường 7 núi rừng
Bây bắn người bằng súng
Bây đập người bằng cây
Máu đào loang Phú Bổn
Thây người ngập sông Ba
Trường Sơn ơi
Trường Sơn
Em chưa về Phú Yên
Ta thành người tội phạm
Chúng đã chiếm miền Nam
Cơ đồ này đổ nát
Anh hùng đành tuần tiết.
Công bộc chịu lưu dày
Quân tử cũng xa ba
Hiền nhân bôn viễn xứ


Chúng bay đã làm chủ
Sao đày đọa con đen
Sao đầu độc con đỏ.  
Chủ nghĩa gì
Cộng sản
Đói thiếu ăn
Đau thiếu thuốc
Người già
Trẻ thơ
đói khát
Bới rác tìm cơm
Đường phố ngác ngơ hành khất
Trai làm phu nô lệ
Gái bán thân xứ người


Bây ngồi trên ngồi trốc
Tham tàn
Bốc lột
Lãnh tụ nhe nanh
Dân trắng mắt
Nhìn nhà tan
Nước mất
Từng mảnh đất 
Bây đêm dâng ngày bán
Mất Ải Nam Quan
Bản Giốc
Mất Hạ Long Trường Sa
Mất Vinh cho Formosa
Biển chết
Mất Trường Sơn cho Bốc xít
Gổ rừng cây quí tuyệt
Muông thú đã vắng tanh
Mất Đà Nẳng Nha Trang
Mất Bình Dương Vũng Tàu
Trời đất dựng thành sầu
Ôi còn đâu
Còn đâu


Ôi Hà Nội
Huế
Sài Gòn
Ôi Trường Sơn
Trường Sơn
Đã chết
Mắt em vương lệ đào
khép chặt
Ta còn gì nữa đâu
Ta còn gì nữa đâu



Hỡi tổ quốc núi sông
Xin khôi phục khí thiêng 
Hỡi tổ tiên anh hùng
Hãy giúp giống Lạc Hồng
Giữ cho còn
Tiếng nói
Để tương lai Việt Nam
biết cười và biết khóc 
Viết thành thơ thành sách
Cho đầy trang sử 
Oai hùng và bất khuất
Của những nghìn năm xưa


Trường Sơn ơi Trường Sơn
Còn hay mất
Mà mắt em nhắm chặt
Ta đau lòng  
Ta đau lòng lắm Việt Nam ơi




Văn Nguyên Dưỡng
Xuân Mậu Tuất 2018


THƯ GỦI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


THƯ GỬI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Liên Thành

Thưa Thy,
Con là Liên Thành, là mt hc trò cũ ca Thy ti lp Đ Nh B2, trưng Quc Hc niên khóa 1958-1959. Có l bây gi vì tui đi đã cao hơn na thân mang bnh tt nên Thy không còn trí nh tt, vì vy con xin nhc li đây nhng k nim ca bn con lp Đ Nh B2 niên khóa 58-59 ti trưng Quc Hc Huế đi vi Thy.

XIN HỎI


XIN HI

 Trn Thi Lam

1- Vit Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bt kì bng sáng chế nào. Vy nhng giáo sư, tiến sĩ đó, h làm gì ?

2- Giáo dc Vit Nam ci cách không ngng, vy ti sao 63% sinh viên tht nghip khi ra trường?


3- Báo chí ca ngi người Vit Nam thân thin hiếu khách, vy ti sao đa s du khách nước ngoài tuyên b s không quay tr li Vit Nam ln th 2?

4- Đng Cng sn Vit Nam tha nhn rng chưa có nhn thc rõ, c th và đy đ v thế nào là "Nn kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa", vy rt cuc ai nghĩ ra mô hình này?

5- Nhim v ca báo chí truyn thông là nói lên s tht hay là nói lên nhng điu có li cho đng?

6- Nhà nước nhn lương t tin thuế ca dân đ làm vic phc v nhân dân hay đ cai tr nhân dân?

7- Công an là lc lượng được thành lp đ bo v dân hay bo v chế đ?

8- Khu hiu ca quân đi là "trung vi đng", vy sao khi hi sinh li ghi trên bia m là "t quc ghi công" ch không phi "đng ghi công"?

9- Ti sao có "huân chương kháng chiến chng Pháp, chng M" mà li không có "huân chương kháng chiến chng Tu"?

10- Đng c thì đng bu, ti sao đng c li bt dân bu?

11- Ch nghĩa xã hi là chế đ ưu vit, vy ti sao nó sp đ ti Nga, nơi nó được sinh ra và ti sao ch còn vài quc gia theo mô hình này?

12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loi, vy ti sao tượng Lenin b phá sp ti Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo ca nhân dân?


13- H Chí Minh tng nói: "Không, tôi chng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng ch nghĩa Mác-Lê". Vy giáo trình tư tưởng H Chí Minh đâu ra?