HỒ TRƯỜNG
TÂM SỰ U UẤT CỦA NHÀ CÁCH MẠNG
BẤT ĐẮC CHÍ
Hồ
Trường là một bài thơ tuyệt tác của Nguyễn Bá Trác, nói lên tâm trạng bất đắc
chí của một chiến sĩ cách mạng. Ông sinh
làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông Đỗ cử nhân tại Huế, ra Hà Nội
học tiếng Pháp rồi Du học Nhật Bản 1908 và sang Trung Quốc sau khi phong trào
Đông Du bị giải tán
Ông tham
gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Sau về đầu thú chính quyền bảo hộ và Nam Triều.,
làm quan, thăng chức Tổng Đốc, Thanh Hóa. Nguyễn Bá Trác đã bị cộng sản bắt và xử bắn
công khai giai đoạn gọi là “Cách Mạng
tháng 8”, năm 1945 tại Quy Nhơn. Cộng sản xử tử Nguyễn Bá Trác, một phần
vì ông được triều Nguyễn thăng chức Tổng Đốc, nhưng chính yếu có thể vì ông Trác
đã theo tham gia phong trào Đông Du của Cụ Phan. Cụ Phan bị Hồ Chí Minh bán cho
Pháp, thì Nguyễn Bá Trác cũng bị cộng sản tử, đúng theo chủ truơng tiêu diệt các
nhà trí thức yêu nước. Thế cũng là một kết cục bi thảm đối với một người bất đắc
chí, đã để lại cho đời một bài thơ bất hủ!
Về xuất xứ Hồ Trường: Hồ là bầu đựng ruợu còn Truờng là chén uống rượu. Hồ Trường, tên
bài thơ, không phải do tác giả đặt, mà do độc giả lấy lời và ý trong bài ca “Nam Phương Ca Khúc” ở chương 10 của Hạn
Mạn Du Ký.
Đi sâu vào nội dung bài thơ, chúng ta
bắt gặp nhiều hình ảnh thảm khốc nói lên tâm trạng của nguời anh hùng lỡ vận::
Truớc hết là hình ảnh đất nước tang
thương. Nếu Nguyễn Khuyến đã nhận thức
tình trạng đất nuớc vắng vẻ điêu tàn duới ách đô hộ thức dân Pháp:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
thì tác giả Hồ Tr ờng cũng đau xót thở than
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Đất nước một màu sương
Tiếp
đến là ý thức về thân phận hẩm hiu, bất lực trước thời gian.
Đời trai đang trôi đi theo năm tháng, mộng
tang bồng hồ thỉ đang tàn tạ với tuổi xế chiều khi nợ nuớc còn nguyên chưa đền
đáp:
Chí
chưa thành, danh cưa đạt, trai trẻ bao năm mà đầu
bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Từ nỗi tuyệt vọng truớc hoàn cảnh đất nuớc và bất lực truớc thời gian, tác giả
đã cảm nghiệm nỗi cô đơn, thiếu người tri kỷ, của người cuồng sĩ bất đắc chí:
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang
Ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta
Chung cạn một hồ trường
Hỏi để mà hỏi, bởi lẽ non nước vắng
tanh, bốn bế luân lạc tha phương, trời Nam nghìn dặm thẳm, nên chỉ một mình cô
đơn, cạn chén hồ trương mà lòng ray rứt. Nỗi ray rứt của một người về quy hàng
thực dân mà hồn tím ngắt tan tác, vẫn mãi hướng về quê hương bị đọa đày như một kẻ vô tổ quốc:
Rót
về Đông phương, nuớc bể Đông chảy xiết, sinh cuồng lọan
Rót về Tây phương, mưa Tây Sơn từng trận
chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi
vút, đá chảy cát giương
Rót về Nam Phương, trời Nam nghìn dặm
thẳm, có người qúa chén như điên
như cuồng
Tác
giả muốn trải lòng cho bốn phương, với vũ trụ mênh mông, có nuớc bể Đông, mưa
Tây sơn, ngọn gió Bắc, bầu trời Nam, như thể mong pha loảng nỗi sầu, cho vơi bớt nỗi
cô đơn, nhưng càng trải rộng bầu tâm sự, càng cảm thấy uẩn ức, ngột ngạt đến nỗi như điên
như cuồng:
Trời
Nam mù mịt,
Có
người qúa chén như điên cuồng
Điểm bi đát nhất là lời trần tình của kẻ bất đắc chí, chỉ là trần
tình cho chính mình, một mình mình biết, một mình mình hay, mà không mong người
đời hiểu thấu chia sẻ. Tác giả chỉ đành khóa kín bầu tâm sự não nề “
Nào
ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất
cùng sầu đối cỏ cây?
Tóm lại, Hồ Truờng là hơi thở để
trút bầu tâm sự u uất. Đó là nỗi thất vọng về tình trạng đất nuớc vô vọng: Trời Nam nghìn dặm thẳm, đất nước một màu
sương. Đó cũng là Tâm trạng bất đắc
chí của một nguời ôm hoài bão: Chí chưa
thành, danh chưa đạt..Và đó cũng là nỗi cô đơn , thiếu người tri kỷ: Trời đất mang mang, hỏi ai người tri kỷ. Và
sau cùng là nỗi ray rứt vì quê hương bị đọa đày:Trời Nam mù mịt, có người qúa chén như điên như cuồng. Nhưng bi dát
nhất là tâm sự khóa kín: Chí ta ta biết,
lòng ta ta hay
Với tất cả những ai có dịp thưởng thức tuyệt
phẩm Hồ Trường, tất cả đều có một niềm cảm
thông thật thân tình và ray rứt. Hẳn
nhiên, tang bồng hồ thỉ là món nợ trần của kẻ làm trai. Nhưng Nguyễn Bá Trác,
có lẽ vì hoàn cảnh, đã không trả được món nợ đó. Chắc ông không khỏi cảm thấy mặc
cảm tội lỗi với cụ Phan, với núi sông, nên đành ôm mối sầu riêng trong tận đáy
lòng, chỉ biết mượn chén Hồ Trường không phải để giải sầu, mà để cùng sầu với cỏ
cây:
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây
Để kết, chúng ta cảm nhận rằng, ở đời,
mỗi nguời có một hoàn cảnh khác nhau. Có người vuợt qua đuợc sự thách đố của
hoàn cảnh, quên sầu để buớc tới, làm lại cuộc đời. Nhưng truờng hợp Nguyễn Bá Trác, hoàn cảnh qúa
nghiệt ngã, thật khó vuợt qua, và ông đã bị hoàn cảnh khuất phục. Dù sao, nhưng
lời trần tình, tạ lỗi với đồng chí, với Tổ Quốc
của tác giả Hồ Truờng cũng thật đáng lắng nghe và thông cảm..
Nhưng thông cảm với Nguyễn Bá Trác, với
tâm tình sám hối đã phản bội đồng chí, và tệ bạc với đất nuớc, chúng ta cũng khó mà thông cảm với những nhà
trí thức lầm đường như triết gia Trần Đức Thảo, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bác
Sĩ Duơng Quỳnh Hoa… đã một thời đi theo công sản, rồi đã bị thất sủng, mở mắt và
hối tiếc. Bài học trí thức lầm đường vẫn
còn là một vết hằn lịch sử. Mong kinh nghiệm đau thương đó sẽ không lặp lại hôm
nay..
No comments:
Post a Comment