HƠI
THỞ LẠC HỒNG (5)
PHẦN V
( Thơ đấu tranh trong nước)
Thơ
nói chung và thơ yêu nuớc nói riêng, đã trải dài suốt dòng lịch sử và chan hòa
trong dòng văn hiến trên 4000 ngàn năm của dân tộc Việt. Hôm nay, từ hải ngoại,
dân Việt đang hướng về quê cha đất tổ để nhớ thương và đóng góp tim óc cho công
cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ công sản, nhằm thiết lập một thể chế thật sự tự do
dân chủ cho Việt Nam.
Tại quốc nội, tiền đồn của cuộc đấu tranh, dòng thơ yêu
nước lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và tha thiết hơn, như những tia lửa bắn
ra từ lò sát sinh trong ngục tối, ngoài phố phường, trên ruộng đồng và cả duới
lòng biển sâu..
Trước hết, hãy nghe Bùi Minh Quốc, một
cán bộ văn hóa của cộng sản, đã thức tỉnh
và quay về với dân tộc, xoay ngọn bút chống lại chế độ. Anh đã cùng Hữu Loan đạp
xe đi tận cùng đất nuớc, để nhìn thấy tận
mắt thác Bản Giốc đã lọt vào tay giặc, những cột mốc biên giới đã bị lùi vàothật
sâu. Từ những mất mát lớn lao của dân tộc đó, anh đã đứng thẳng lên, không luồn
cúi nịnh bợ chế độ như bọn bối bút khác. Nếu Phùng Quán đã dùng dao viết văn
trên đá, thì Bùi Minh Quốc cũng quyết đứng thẳng lưng nhìn thẳng vào những tên
lãnh đạo chóp bu quyền lực, những tên mặt mo đã vấy bùn, không biết xấu hổ vì
đã đánh mất bản chất con người:
Một
đời một cõi nhân sinh
Thẳng lưng dẫu chạm thiên đình chẳng
sao
Bùn nhơ tự chin tầng cao
Ngẩng đầu là thấy thiên tào mặt mo
Ngẩng
mặt nhìn lên đề một mảnh trời xanh như một tia hy vọng cho đât nuớc, Bùi Minh Quốc chẳng còn thấy gì ngoài
ngục tối khổng lồ và những tên cai ngục, những tên qủy dữ đã tím cách giết chết
Tổ Quốc và dẫm nát thi thể mẹ Việt Nam
Tổ
Quốc hỡi tình chi đau đớn vậy
Con yêu người ngục tối nuốt trời xanh
Ôi Tổ Quốc vào tay qủy dữ
Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình
Bọn qủy dữ còn ai khác ngoài bè lũ cộng sản lang sói
đã đánh mất bản chất nguời, bóp chết tư do và lẽ sống của dân Việt, ngày đêm chăm
chăm nhìn vào dân tộc xoi mói với con mắt cú vọ, như thể chực nuốt sống dân Việt.
Bùi minh Quốc không còn kìm chế nỗi cơn giận đến nỗi dòng máu sục sôi:
Con đối diện những tia nhìn cú vọ
Cả một thời xung trận lại trào sôi
Đôi cánh thơ vẫy vùng trong bão tố
Tiếng hát tự do xanh biếc mãi dâng đời
Bùi Minh Quốc sẵn sàng trực diện bọn cú vọ, và không ngại vạch mặt chỉ tên bọn mặt mo bán nuớc,
đem lãnh thổ và lãnh hải dâng hiến cho giặc, tiêu biểu nhất là Hoàng Sa Truờng
Sa:
Tôi vây giữa ngàn thông ngàn hoa
Gốc thông nào cũng khắc
Hoàng Sa
Trường Sa
Cánh hoa nào cũng nhắc
Hoàng Sa
Trường Sa
Kìa vụt hiện ngọc ngà
Người mẫu
Em lớn từ lệ máu
Hoàng Sa
Trường Sa
Đáng tủi hổ nhất là bọn thái thú cộng sản Việt Nam
đã bịt mắt bưng tai, cúi đầu làm tay sai bán đứng gia tài của mẹ Việt Nam cho
giặc:
Thăm thẳm một đời bao thứ giặc
Chưa giặc nào như giặc này
Quân ăn cướp quân phản trắc
Đã từng vào nhà ta
Như một người bạn thân một người
đồng chí
Một dòng thơ khác từ trong nuớc còn
tha thiết hơn và mang nhiều đấu tranh tính hơn là dòng thơ Lê Thị Công Nhân. Luật
sư Lê Thị Công Nhân đã bị cộng sản nhốt
tù nhiều năm chỉ vì đem hết tim óc xả thân tranh đấu giải thể chế độ
cộng sản, phục vụ lý tưởng tự do dân chủ. Nếu Nguyễn Chí Thiện đã mơ một ngày “tã trắng
thắng cờ hồng” thì Lê Thị Công Nhân cũng đã mơ một ngày đất Việt rũ sạch tàn tích
cộng sản:
Tôi có một giấc mơ
đến một ngày
trên thế gian
Sẽ không còn cộng sản
Khi ấy
mọi nguời sẽ lại tìm thấy
ý nghĩa của cuộc đời mình
là
phải sống cho nhau
và biết hy sinh vì đồng loại
là người anh em của mình
do Đấng Tạo Hóa
hằng ban
yêu thương
Từ
vũng lầy cộng sản mà Duơng Thu Huơng mô tả là
vũng lầy phi văn hóa, “trộn vàng của
kẻ thống trị với máu và nuớc mắt dân tộc bị trị”, Lê Thị Công Nhân đã mơ về
một dòng sông trong lành, nuớc mát. Đó là dòng sông rửa tội, cuốn đi những tai
uơng rác rưởi do cộng sản trút lên đầu dân tộc Việt nam:
Tôi thường đi tìm một dòng sông
chảy ra từ những con suối
khởi thủy trong tận rừng sâu
Tôi ước ao được tắm mình vào đó
được úp mặt xuống dòng nước mát trong
tinh sạch đó
để gột rửa bùn đất
và máu
và lửa
trên cơ thể tôi, trên khắp dân tộc tôi
và ở mọi chốn cùng của quê hương Việt
Nam
Yêu dấu thương đau !
Nhưng làm
sao tìm thấy dòng sông trong
lành đó khi cộng sản còn ngự trị trên quê hương dấu yêu? Còn cộng sản là
còn nhiễm độc. Nhiễm độc thiên
nhiên, nhiễm độc môi sinh, nhiễm độc xã hội, nhiễm độc tâm hồn,
Nhưng mọi dòng sông đều ô nhiễm cả rồi
vì than bùn bô xít
vì nước thải độc hại
vì sự phát triển
vì thuốc trừ sâu
và vì những chiến công
lẫy lừng năm châu bốn biển
Thật
tội nghiệp và cay đắng. Nhà thơ Lê Thị Công Nhân chẳng tìm thấy dòng sông, mà chỉ
nhìn thấy một cõi mênh mông đen thẩm, một tuơng lai mịt mù của dân tộc. Nếu Trần
Dần qua làn nuớc mắt, chỉ thấy bóng quê hương nhạt nhòa trong màu cờ máu,
thì Lê Thị Công Nhân qua những vệt máu hồng
trên tay, duới chân, cũng chỉ thấy quê huơng như một cõi mênh mông đen thẩm:
Tôi tìm mãi dù đã rất cố công
Với đôi tay và bàn chân nhỏ bé
Xước máu đỏ hồng
Chẳng có gì ngoài một cõi mênh mông
Của tham tàn cùng cực
Dối trá bất
công
Và Lê Thị Công Nhân đã thay dân Việt nêu lên câu hỏi lịch sử, ai đã gieo
tang tóc trên đất nuớc và dân tộc:
Này hỡi Hồ Chí Minh
và
sư phụ là Mao Trạch Đông
các
người còn sám hối được nữa không ?
Thưa
là không! Không có sám hối, và không có dòng sông rửa
tội.Tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam còn cao ngất Truờng Sơn,
còn mặn chát biển Đông, chờ ngày dân tộc Việt Nam đem ánh sáng tự do dân chủ
chiếu sáng đất nước, đem dòng sữa Mẹ Âu Cơ về tắm mát con cháu Rồng Tiên..
No comments:
Post a Comment