HƠI THỞ LẠC HỒNG (4)
(Thơ đấu tranh tại hải ngoại)
Dòng thơ yêu nuớc của dân Việt trải dài
vô tận. Bất cứ nơi đâu có người Việt sinh sống là nơi đó vẳng tiếng thi ca yêu
nuớc, từ những con tim bỏng cháy của các chiến sĩ dân chủ trong nuớc, đến những
hơi thở nồng nàn của nhà thơ đấu tranh tại hải ngoại như Vĩnh Liêm, Trần Trung
Đạo, Cao Mỵ Nhân, Hà Huyền Chi.
.
Nói đến tiếng thơ đầy hùng khí của các
nhà thơ lưu vong, chúng ta đã nói tới Nguyễn Chí Thiện như một “chiếu yêu kính” phản ánh bộ mặt dối trá
và phản bội của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Hôm nay, chúng ta tiếp tục
giới thiệu những dòng thơ đấu tranh tại hải ngoại, tiêu biểu như Hà Thuợng Nhân,
Hoàng Phong Linh, Ngô Minh Hằng..
Hà Thượng Nhân đựợc các văn thi sĩ gọi
là “cây cổ thụ”, là “ bóng mát thi ca”, bởi lẽ ông làm thơ qúa
dễ dàng, xuất khẩu thành thơ, hạ bút thành thơ. Thơ của ông có cả chục ngàn bài,
nội dung súc tích, hình thức nhẹ nhàng. Thơ của ông tuôn chảy như một hơi thở
nhẹ thoát ra từ con tim nhân ái, yêu nuớc thiết tha, yêu đời mặn mà và yêu người
da diết..
Với nhiệt huyết tuổi trẻ, ông đã gia nhập
kháng chiến, nhưng nhờ có trí, ông đã sớm nhận ra bản chất dối trá và độc ác của
cộng sản, nên đã bỏ ngũ, về phục vụ chính nghĩa quốc gia, cỗ võ dân chủ với tất
cả lòng yêu nước chân chính, với lòng tin
tưởng mãnh liệt vào chính nghĩa quốc gia:
Tất cả đều tin vào chính
nghĩa
Ngọn cờ dân chủ Bắc và Nam
Ngọn cờ vẫy gọi con dân lại
Chỉ có tình yêu chỉ có xuân
Ông đúng là một thi sĩ, luôn luôn bảo
vệ và nâng cao giá trị của thơ. Thơ phải chuyên chở sứ mệnh phục vụ con nguời,
phục vụ lẽ phải. Viết cho Hữu Loan, nguời
bạn chí thiết thuộc nhóm Nhân văn Giai Phẩm, Hà Thuợng Nhân đã xác tín ý nghĩa
của thi ca chân chính, không dối trá nịnh bợ, không điếm đàng. Ông đã gián tiếp nhổ vào mặt bọn bồi bút, hèn hạ bẻ
cong ngòi bút để tô son điểm phấn cho chế độ:
Mày đi cày vì mày dám làm thơ
Thơ vĩ đại vì thơ không đánh
đĩ
Bọn dối trá chằng thể là thi
sĩ
Kiệt Trụ đừng nói chuyện thi
ca
Bọn đánh đĩ đã hết lời ca tụng Staline,
Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Nhưng mỉa mai thay, Hồ Chí Minh là một tên phản
dân hại nuớc, chỉ lừa gạt dân Việt bằng chiêu bài và huyền thoại. Hồ Chí Minh đã cho phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất,
nói là để “nguời cày có ruộng”, thực ra chỉ để thi hành chính sách diệt chủng, giết chết
cả nửa triệu người, rồi còn giả bộ sửa sai để trấn an. Hà Thượng Nhân đã vạch
trần sự giả trá đó:
Chính phủ bảo sai đâu sửa đấy
Dân nghe xong dân lấy làm rầu
Rỉ tai họ mới bảo nhau
Sai thì sai đấy sửa đâu bây
giờ?
Qủa thật là mỉa mai đến nực cuời bởi lẽ
càng sửa cáng sai:
Sai đâu sửa đấy
Sai đấy sửa đâu
Sửa đâu sai đấy
Nguyễn Chí Thiện đã gọi Hồ Chí Minh là “thằng”, và dân gian đã liệng “cha già
dân tộc” xuống ống cống “lộng
kiếng Bác Hồ” thì Hà Thuợng Nhân cũng đã vất họ Hồ vào sọt rác:
Hồ với cáo thôi cho vào sọt
Cộng với chia sâu mọt một phường
Có ngày rồi sẽ tan xuơng
“No Hồ”, “nô cộng” tìm đuờng
cút đi
Một dòng thơ khác không thể thiếu
trong thi ca yêu nuớc hải ngoại, là dòng thơ hào hùng của Hoàng Phong Linh-Võ Đại
Tôn. Thơ ông hùng hồn như lời hịch, vang vọng như tiếng thét. mạnh mẽ như thác
đổ.
Hãy nghe Hoàng
Phong Linh kể
tội cộng sản
Ai cướp đất Ta? tiếp đời nô lệ
Âm thầm máu trộn mồ
hôi.
Từng cọng rau, tấc đất,
khoai sắn lưng đồi
Ai vơ vét? kiếp người
thua súc vật!
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo kể tội
giặc Tàu rồi khởi binh từ Lam Sơn. Hoàng Phong Linh viết cáo trạng phơi bày tộc
ác cộng sản Việt Nam rồi ra đi, mở đường
về nước, phất cao ngọn cờ Phù Đỗng:
Ta đứng dậy, quyết tâm đòi Lẽ Sống.
Lịch Sử là Ta! Hịch
truyền vang sấm động
Hồn Thiêng Đất Nước về
đây!
Cuốc xẻng Ta cầm, phá vỡ
vòng vây,
Tay Thánh Gióng, gốc
tre thành gươm giáo.
• Trả lại cho Ta cơm gạo
Nuôi sống đàn
con.
• Trả lại cho Ta vôi thắm
trầu ngon
Niềm vui của
Mẹ.
• Trả lại cho Ta công bằng
phải lẽ
Tự Do làm chủ
ruộng đồng.
• Trả lại cho Ta hào
khí Cha Ông
Bao đời nối
tiếp
Hoàng Phong Linh đã hứa với Mẹ Việt
Nam, sẽ không bao giờ phản bội tổ quốc, và sẽ quyết vung kiếm diệt hết bọn Việt gian phản dân hại nuớc:
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn
đây...
Mang giòng họ của Lê Lý Nguyễn Trần
Mẹ dưỡng nuôi con giòng sữa Bắc Trung
Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một lòng diệt hết lũ tham tàn
Thêm một dòng thơ hào hùng như lời hịch
của Trưng Triệu, đó là dòng thơ Ngô Minh Hằng. Ngoài những bài thơ đấu tranh
quyết không khoan nhượng đối với chế độ cộng sản Việt Nam, nhà thơ nữ Ngô Minh
Hằng đã nhân vụ cá chết tại Vũng Áng Hà Tĩnh, lên tiếng tố cáo tội tập đoàn lãnh
đạo cộngViệt Nam, đã nhẫn tâm ruớc voi về giày mã tổ, gieo thảm họa trên đầu dân
tộc trải dài qua nhiều thế hệ:
Anh hỡi, xin anh nhìn Vũng Áng
Để chia niềm hận với quê hương
Ai dâng sông núi cho Tàu cộng ?
Ai giết dân ta đủ mọi đường !?
Chị hỡi, nhìn xem, nhìn Vũng Áng
Nhìn rồi chị thấy xót xa không?
Bao nhiêu xác cá năm im đó
Là áo là cơm của Lạc Hồng !!!
Cũng
như Hoàng Phong Linh, Ngô Minh Hằng đã nhận
thức rằng, chỉ một con đường cứu nguy Tổ Quốc là giải thể chế độ cộng sản. Từ
nhận thứ đó, Ngô Minh Hằng đã kêu gọi
dân Việt đứng lên làm lịch sử:
Hỡi
dân tộc Việt Nam em thương mến
Lau nước mắt
đi, đứng dậy, quật cường
Để cá chết
sẽ là lời “QUYẾT CHIẾN”
Như thủa Diên Hồng, phải cứu quê hương !!!
Một triệu vùng lên là đảng chết
Vài ba triệu nữa, đảng nhừ xương
Niềm đau Vũng Áng, đau toàn quốc
Đứng dậy ta ơi tỏ lập trường !!!
Trên
đây chỉ là một phần rất nhỏ, rất nhỏ, của dòng thơ yêu nước từ những con tim Việt
Nam tại hải ngoại, không phải là “ khúc
ruột ngàn dặm” như tuyên truyền của Hà Nội, mà chính là hơi thở chân tình của
những đứa con yêu của mẹ Việt Nam “Chiều
chiều ra đứng ngỏ sau, trông về quê mẹ ruột đau chin chiều”
No comments:
Post a Comment