HƠI
THỞ LẠC HỒNG (6)
PHẦN VI
(Thơ
đấu tranh trong nước (tiếp)
Thi ca yêu nước của các nhà thơ
chống cộng trong lò sát sinh xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam qủa thật phong phú.
Dòng thơ yêu nuớc chân chính này đã trải dài từ Bùi Minh Quốc, qua Lê Thị Công
Nhân, và đặc biệt là những ngòi bút sắc
bén của Nguyễn Đắc kiên, người trẻ Phương Uyên, và mới đây là cô giáo Trần Thị
Lam.
Nguyễn
Đắc Kiên, nhà báo hiên ngang thách đố với bạo quyền, ngay cả đối với người quyền
thế nhất là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Anh đã thắng thắn chỉ trích Nguyễn Phú
Trọng khi tên cộng sản chóp bu này lên tiếng kết án tiếng nói dân chủ là suy
thoái tư tưởng chính trị và đạo đức. Anh đã đưa ra những đòi hỏi quyết liệt phải
hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp để mở cửa dân chủ. Anh đã cho phổ biến những bài thơ mạnh mẽ như đại pháo,
nhắm vào chế độ, như “Hãy Nhìn Thẳng Vào Kẻ Bắt Anh”-“Vì người ta
cần ánh mặt trời”-“Son Phấn Suy Tư”- “Đi Giữa Saigòn”-“Hãy Ngẩng Mặt.”.
Tiêu biểu nhất là bài thơ “ Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do” trải ra mơ ước
đuợc vào tù cộng sản, bởi lẽ chỉ nơi đó, anh mới tìm thấy những nguời yêu nuớc
chân chính, những nguời sống xứng đáng con người, cách xa những tên mặt nguời dạ
thú nhỡn nhơ trong xã hội cộng sản.
Thật
vậy, chỉ nơi đó, anh mới tìm thấy “những
người ngay”, thẳng thắn, không luồn cúi lươn lẹo, không khiếp nhược nịnh bợ,
mà kiên cuờng như Nguyễn Chí Thiện dám
chỉ mặt Hồ Chí Minh, mà gọi tên“cha già dân tộc” bằng “thằng, hay như Bùi Minh Quốc đã đứng thẳng
lưng nhìn vào những tên mặt mo với đôi mắt cú vọ chỉ muốn nuốt sống dân tộc. Chỉ
nơi đó, Nguyễn Đắc Kiên mới tìm thấy đồng loại của mình:
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn đuợc vào nhà tù cộng
sản
Ở nơi đó tôi gặp những người
ngay
Ở nơi đó đồng loại tôi đang sống
Bắt gặp đồng loại, Nguyễn Đắc Kiên cũng
gặp được những đồng chí, những chiến sĩ dân chủ quyết xả thân tranh đấu cho lý
tuởng tự do, và những con tim khao khát sống, cũng như những nguyện vọng chính đáng
của dân tộc:
Nếu một ngày tôi phải vào nhà
tù
Tôi muốn đuợc vào nhà tù cộng
sản
Ở nơi đó giam giữ tự do
Giam giữ những trái tim khao
khát sống
Và cũng ở nơi đó, trong nhà tù cộng sản,
Nguyễn Đắc Kiên mới gặp đuợc những nhà thơ, những hơi thở Lạc Hồng, như những
tiếng chuông cảnh tỉnh đồng bào đang bị cộng sản ru ngủ bằng chiêu bài, bằng
huyền thoại và mỹ từ lừa dối, đến nỗi đa
số đã trở thành vô cảm vô thức. Đó chính
là nỗi chết bi thảm của tâm hồn:
Nếu một ngày tôi phải vào nhà
tù
Tôi muốn đuợc vào nhà tù cộng
sản
Ở nơi đó giam giữ những nhà
thơ
Giam giữ kẻ ngủ hoang để thức
tỉnh muôn đồng bào vô thức
Thế đó, chỉ vì khao khát tự do mà Nguyễn
Đắc Kiên mới mơ uớc vào tù cộng sản. Thực là một nghịch lý oái oăm mà Hà Sĩ Phu
đã mô tả bằng cụm từ “lọc ngược”! Vào
ngục tối mới tìm thấy tự do. Bị khóa kín trong then cài mới nhìn thấy muôn ngàn
thiên thể lung linh, mở cửa cho muôn ngàn thi tứ:
Bắt nhà thơ giam vào trong ngục
tối
Là mở ra ngàn thiên thể Tự Do
Bắt Tự Do giam vào trong ngục
tối
Là mở cửa ngàn thơ tứ con người
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Thì chắc chắn là nhà tù cộng
sản
Bởi vì tôi khao khát tự do
Bàn về tuổi trẻ Việt Nam anh hùng, xin đừng bao giờ bị tuyên truyền cộng
sản đầu độc mà nhắc tên những hình nộm
ngụy tạo như Lê Văn Tám của Trần
Huy Liệu, Nguyễn Văn Trỗi của Tố Hữu, mà phải nói tới những nguời trẻ yêu nuớc chân chính
như Việt Khang, nguời nhạc sĩ trẻ dám lên tiếng chống giặc Tàu, cô sinh viên
Nguyễn Phương Uyên, một người trẻ với thân xác mảnh mai mà tâm hồn sắt thép, đã
quyết dấn thân bảo vệ Tổ Quốc với con tim trong sáng, với ý chí Phù Đỗng.. Hãy
nghe tiếng thơ đanh thép của Phương Uyên, lên án bọn Việt Gian núp dưới lá cờ máu,
bóc lột hà hiếp dân tộc, lại còn nhẫn tâm bán đứng từng mảnh quê huơng gấm vóc
cho ngại bang:
Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau đứt ruột?
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến
tranh
Bọn cuờng quyền gian manh cơ
hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê
hương
Phương Uyên đã ôm lấy Tổ Quốc, tổ
quốc đau thương. Vết sẹo mãi còn nguyên trong tim con cháu Rồng Tiên, bởi lẽ
thi thể mẹ Việt Nam đã bị bàn tay đao phủ chém nát:
Tổ Quốc thân yêu ơi
Đồng bào thân yêu ơi
Ôi! Ta thương qúa đi thôi
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim,
trải dài theo năm tháng
Và bởi lẽ tổ quốcViệt Nam đã chết tức
tuởi duới bàn tay cộng sản. Hôm nay, bóng dáng tổ quốc thân yêu đã chìm khuất
sau những nấm mồ tang thương:
Xuyên qua chiến tranh có những
đống mồ hùng vĩ
Nguời phơi thây ngã xuống mắt
trừng trừng nhìn nhau
Hậu thế ơi hãy giữ gìn non
sông
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mảnh
trao cho giặc
Dưới cánh tay đao phủ, tất cả đã
bị chém chết. Cá chết, biển chết, và con
nguời cũng đã chết, đến nỗi Thánh Phật cũng phải bật khóc cho những oan khiên
chồng chất trên đầu dân Việt:
Sự hy sinh bất công
Xứ sở linh thiêng có còn
không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ
Công lý lưu lạc để đức tin
chìm vào đáy biển
Phật khóc và Thánh cũng khóc. Nhưng
theo Phương Uyên, con nguời không có quyền ngồi yên đó mà khóc, mà than vãn, trái
lại phải nắm tay nhau đứng lên làm lịch sử, đứng lên dựng lại ngọn cờ tự do:
Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên
Đứng lên niềm tự hào để sử
sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa
sáng
Đứng lên đi dành lại đất nước
của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng
bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn
cho con cháu mai sau..
Dòng thơ Nguyễn Đắc Kiên và Phương Uyên
hình như đã dội về Vũng Áng, vẳng lên thành tiếng thơ bi hùng của cô giáo Trần
Thị Lam, từ lâu vẫn chỉ miệt mài với phấn trắng bảng đen, nay phải thốt lên những
lời trần tình thật xúc động
Ngay khi
vụ cá chết Vũng Áng vừa bùng nổ, cô
giáo Lam đã cảm thấy ngẩn ngơ truớc
truớc cảnh cá chết, biển chết, rừng chết, nói chung là đất Việt đã chết:
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng
lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng
khơi xa…
Bi thảm nhất là trong vũng lầy xã hội
chủ nghĩa, số phận con người qúa hẩm hiu. Sinh mạng cũng chẳng khác gì số phận
tôm cá nghêu sò, có thể bị dứt bỏ dễ dàng như cắt cái móng tay. Tần Thủy Hoàng đã
chôn hàng ngàn hàng vạn nguời dưới gạch đá Vạn Lý Truờng Thành, thì cộng sản Việt
Nam cũng vùi hàng ngàn hàng vạn thi thể Lạc Hồng dưới chân những tượng đài hùng
vĩ:
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng
kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái
móng tay
Biển
chết. Cá chết. Môi sinh đã chết. Nhưng thê thảm nhất là con tim Việt cũng đã bị giết chết. Con người
trở thành vô cảm, thản nhiên truớc bất công và tội ác:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà
dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết
kêu đòi…
Từ hiện thực đau buồn
với cái chết toàn diện đó, cô giáo Lam đã buông phấn xuống, đặt bàn tay lên
tim, ôm vào lòng biển mẹ, núi mẹ dấu yêu, ôm choàng lấy những oan khiên rướm máu
của dân tộc:
Em ước một lần về với biển chiều nay
Đặt bàn tay lên trái tim nghe
trùng dương rì rầm vọng về từ sâu thẳm
Em ước mình có thể giang tay ôm
vào lòng từng con sóng
Nghe nhịp đập liên hồi để biết
biển hồi sinh.
Như
một tiếng vọng hoài cổ về bến xưa, cô Giáo Lam
đã mơ ngày xưa trở lại yên bình,
thái hòa, có bản tình ca của “nàng tiên
cá”, tương tự như tiếng sáo diều ngân nga của Nguyễn Chí Thiện, như lời ru
của mẹ trên võng trưa hè đong đưa:
Em ước một lần ngồi ngắm biển đêm trăng
Nghe lại bản tình ca của những
“Nàng tiên cá”
Bản tình ca dở dang dội vào
ghềnh đá
Thương bao nốt nhạc buồn buông
xuống giữa thinh không.
Biển bây giờ
hoang vắng đến mênh mông
Nàng tiên cá đã hoá thành bọt
biển
Thực
ngậm ngùi cho tổ quốc tang thương. Nhưng cũng thực hãnh diện cho
tuổi trẻ Việt Nam hào hùng!Thực tự hào cho tinh thần dân Việt bất khuất! Và thực phấn khởi với dòng văn học vun trồng dân chủ!
Bốn ngàn năm văn hiến còn đây. Dòng máu Lạc Hồng còn nóng! Hơi thở Lạc Hồng còn
ấm!.
No comments:
Post a Comment