Friday, September 2, 2016

Ý NIỆM TRỜI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Ý NIỆM TRỜI
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
                                                       Ngô Quốc Sĩ
          Văn hóa Việt Nam là một tổng thể bao gồm tư duy, niềm tin, lối sống, cảm thức và truyền thống của dân Việt liên hệ đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Trên có Trời, dưới có Đất và ngang hàng có Người.
          Trời là một thực thể trùu tượng, như thể một ý niệm hơn là một vật thể khác, với Đất có thể sờ bằng tay, đạp bằng chân và Người có thể vuốt tóc, sờ tai, gãi lưng.. Nhưng trong văn hoá VN, Trời thường đuợc nhân cách hóa, và đuợc  hình dung bằng những biểu tượng cụ thể.


          Trời có hình dáng. Trời hình tròn nên đuợc gọi là vòm Trời, cung xanh. Trong sự tích bánh chưng bánh dầy, bánh dầy hình tròn tượng trưng cho Trời. Cũng thế khi nói “mẹ tròn con vuông” là muốn ám chỉ “càn khôn” mẹ tròn là Trời kết hợp với con vuông là Đất, như một kết hợp hài hòa..
          Trời có nơi chốn. Trời ở trên  cao, nên người dân thường ngửa mặt lên Trời cầu khẩn “trời cao có thấu?”, “Trời cao Đất dày” hay “trên trời có đám mây xanh..’
          Trời có kích thước. “Trời rộng bao la”, “Trời mênh mông” “Trời xa thăm thẳm.”
                Trời  có thân thể  như có mắt: “Trời có mắt”. Trời chứng  giám. Trời có tai  “Trời có  nghe không?”“ Kêu trời không thấu!”. Trời có mặt: “Mặt Trời mọc, mặt Trời lên cao, mặt Trời lặn”.… Trời có chân: Chân trời góc bể, Cỏ non xanh tận chân trời.. Trời có da: Da Trời ai nhuộm mà xanh ngắt.
          Trời  còn có lòng: “Thuận lòng trời, mười đời chẳng khó” Trời có tâm hồn biết cảm “Trời sầu bể thảm”Trời buồn con nhện giăng mau”. Trời  còn biết ghen, biết ghét “Trời xanh quen thói mà hồng đáng ghen”
          Điều đáng nhấn mạnh là trong niềm tin dân gian, trời còn xuất hiện như một ngôi vị: Thường ngôi vị đó đuợc gọi là “Ông Trời”, Có khi ngôi vị đó được gọi là Tạo Hóa, là Thượng Đế, Con Tạo hay Thiên Hoàng.

          Trong văn chương dân gian, như ca dao tục ngữ hay truyện cổ tích, niềm tin ông Trời như một ngôi vị thật đậm nét dưới nhiều khuôn mặt:
          Trời là đấng Tạo Hóa
                                       Trời sinh trời dưỡng
                                      Trời sinh voi trời sinh cỏ
          Trời là cha lành thi ân giáng phúc
                                      Lay Trời mưa xuống
                                      Lấy nuớc tôi uống
                                      Lấy ruộng tôi cày

                                      Tháng năm gặt hái vừa xong
                                      Nhờ Trới một mẫu năm nong thóc đầy..
          Trời là thẩm phán công minh:
                                      Đèn trời soi xét

                                      Trời qủa báo ăn cháo gãy răng
                                      Ăn cơm gãy đũa, xỉa răng gãy chày
          Trời cho cơ hội thành công
                                      Trời nào có phụ ai đâu
                                      Hay làm thì giàu có chí thì nên
          Trời là nguyên nhân khổ đau
                                      Trời hành cơn lụt mỗi năm
                            
                                      Trời ơi sinh giặc làm chi
                                      Cho chồng tôi phải ra đi chiến truờng
          Trời có khi bị coi là bất công
              Trời sao Trời ở chẳng cân
              Người ăn không hết người lần không ra

              Trời sao Trời ở chẳng công
              Người ba bốn vợ người không vợ nào
          Trong các tuyện cổ tích như Bánh  Chưng Bánh Dầy, Công Chúa Tiên Dung,  Phù Đỗng Thiên Vuơng, đều có  hình ảnh của Trời như một ngôi vị. Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, còn bánh dầy tròn tượng trưng cho Trời.  Kết hợp bánh chưng vuông với bánh dầy tròn trong ngày Tết là một  kết hợp Trời Đất hài hòa. Cũng thế,  Công Chúa Tiên Dung gặp anh chàng chài lưới nghèo mạt rệp đến  nỗi không có khố để mang là  do duyên Trời sắp xếp. Còn Phù Đỗng Thiên Vuơng là người nhà Trời, từ Trời xuống giúp dân Việt đánh đuổi giặc Ân. Giẹp xong giặc, Phù Đỗng lại cởi giáp, cưỡi ngựa bay về Trời..
          Trong Văn chương bác học, Trời như một ngôi vị cũng rất hiển nhiên.Trần Cao Vân trong bài Vịnh Tam Tài đã  quan niệm Trời  Đất sinh ra người, nhưng Trời  Đất và Nguời cùng bản thể, và người ngang hàng với Trời  Đất:
                             Trời đất sinh ta có ý không 
                             Chưa sinh trời đất có ta trong 
                             Ta cùng trời đất ba ngôi sánh 
                             Trời đất in ta một chữ đồng 
                             Đất nứt ta ra trời chuyển động 
                             Ta thay trời mở đất mênh mông 
                             Trời che đất chở ta thong thả 
                             Trời đất ta đầy đủ hóa công

          Nguyễn Du đã quan niệm số phận con người do Trời định, suớng khổ, may rủi đều do Trời:
                             Ngẫm hay muôn sự tại Trời
                             Trời kia đã bắt làm người có thân
                             Bắt phong trần phải phong trần
                             Cho thanh cao mới đuợc phần thanh cao
          Nhưng theo Nguyễn Du, Trời định phận, chứ không định mệnh. Bởi lẽ, con người có thể cải biến phận mình bằng thiện tâm. Chính cái Tâm  đã thắng định mệnh:
                                      
                             Đã mang lấy nghiêp vào thân
                             Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
                             Thiện căn ở tại lòng ta
                             Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
                            
                             Có Trời mà cũng có ta
                             Tu là cõi phúc tình là dây oan

          Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm thì coi  Trời là nguyên nhân gây tai họa
                             Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi
                             Khách mà hồng nhiều nhỗi truân chiên
                             Xanh kia thăm thẳm từng trên
                             Vì ai gậy dựng cho nên nỗi này?
          Nguyễn Công Trứ đã đem chí trai để thách đố mệnh Trời:
                            
                             Đố kỵ sá chi Con Tạo
                             Nợ tang bồng quyết trả cho xong..

          Nguyển Bỉnh Khiêm đã dành cho Trời quyền sắp  đặt mọi sự trong đời nguời:
                             Trời sinh Trời ắt đã dành phần
                             Tu hãy cho bền dạ có nhân
                             Khó chớ oán thân thân mới nhẹ
                             Giàu mà yêu chúng chúng chẳng gần
                            
          Lê Văn Duyệt khuyên con nguời ăn ở theo ý Trời “Vì Tạo Hóa là đức háo sanh, trái ngược với tiêu diệt. Ai muốn được Tạo Hóa bảo tồn thương yêu phù trợ mình thì hãy cố gắng ăn ở xử thế và làm theo ý của Đấng Tạo Hóa. Mọi việc làm luôn luôn cân nhắc và xét nét xem coi việc ấy có tổn đức và trái đạo lý thì tránh, còn thuận đạo lý thì làm”

          Nguyễn Trãi-Lê Lợi trong Bình Ngô Đại cáo đã cám ơn Trời phù trợ người
Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

          Lý Thuờng Kiệt trong Tuyên Ngôn Độc Lập, cũng coi  Trời định phận người
                             Nam quốc sơn hà Nam đế cư
                             Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
                             Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                             Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
          Trong thơ văn tiền chiến cũng như  hiện đại, Trời cũng xuất hiện như một ngôi vị với những nét đầy tôn kính với lòng thành khẩn:
          Hàn Mặc Tử đã chấp tay cầu nguyện với Trời một cách kính cẩn
     Ta chấp hai tay lại qùy hoàn hảo
     Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian
     Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
     Nở một lượt giàu sang lên Thượng Đế
          Chế Lan Viên cũng xin Tri tr ông v Chiêm Quc là nơi chon nhau ct rn ca mình:
     Tạo Hóa hỡi! hãy trả tôi về Chiêm quốc
     Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian
     Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt
     Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn
          Huy Cận ch than trách Tri nhẹ nhàng vì ni đau trong thân xác:
     Hỡi thượng Đế
     Người nhìn xem người đã cho thân thể
     Bình thịt xuơng để chứa đựng linh hồn
          Thơ hiện đại  với Nguyễn Chí Thiện, Hà Thượng Nhân, Nguyễn Tất Nhiên, cũng rất đậm nét Thượng Đế như một ngôi vị, có thể tin tưởng và phó thác:
          Nguyễn Chí Thiện tin vào sự an bài của Trời:
     Ta vững tin, tất Trời kia chẳng phụ
     Công đức vun bồi nuôi dưỡng thân ta

     Ta chỉ ngẩng  đầu cấu xin Thượng Đế
     Đừng để linh đan qúa lửa đốt thành than

     Bạc cả tóc dưới đáy vạc dầu
     Ta chỉ ngẩng đầu cầu xin Thuợng Đế
          Hà Thượng Nhân gọi Trời là cha nhân lành:
     Nhân danh Cha đem lại công bình
     Dựng lại nuớc Trời ngàn đời cao đẹp

     Giữa gia đình tin yêu
     Lời nói Cha làm sống lại tình yêu
     Làm sống lại những tâm hồn bé mọn.

     Ta  là Chúa tể càn khôn
      Cho nên ta sống lại
     Ôi lời nói nhu mì và khả ái
     Ta sống lại để làm gì?
     Ta sống lại để trao ban cho người sự sống.
          Nguyễn Tất Nhiên xin Trời soi thấu niềm u uẩn trong tâm hồn:
     Đôi mắt nào  của Chúa ở trần gian
     Có soi thấu tận cùng miền u uẩn
     Đôi mắt nào sáng như trời quang đảng
     Hãy ân cần chuyên chở lụy phiền tôi

     Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian
     Hãy phán đoán tâm hồn  tôi thánh thiện
     Đôi mắt nào tuyệt với linh hiển
     Hãy tò mò thêm chút nữa, tình ôi!

     Đôi mắt nào Chúa ở lòng tôi
     Nhỏ ơi, ơi nhỏ và nhỏ ơi!
                Trong Truyền thống dân tộc, dân Việt có Đạo thờ Trời. Người Vìệt, không phân biệt tôn giáo, đều có  đạo ông bà và đạo thờ trời.  Gặp chuyện không may xảy đến  dân Việt  thường  kêu Trời “Trời ơi”. Trời ơi là Trời”. Rồi khi được may mắn thành  đạt, dân Việt cũng cám ơn Trời Đất. Mỗi năm Tết đến, sau khi cùng giao thừa, cha mẹ chúng ta thuờng thắp nhang, vái bốn phương để tạ ơn Trời  Đất.  Thế là hiển nhiên, dân tộc Việt Nam có  truyền thống hữu thần.Chỉ khi Cộng Sản về nhuộm  đỏ dân tộc, mới có một số bị nhiễm độc vô thần  của chù thuyết Mac Lê
          Trên bình diện quốc gia, dân Việt có Lễ Tế Nam Giao. Hằng năm, nhàVua là thiên tử, cũng là cha mẹ của dân, đã đến đàn Nam Giao tế lễ để thể hiện long tôn kính Trời Đất.  Đền Nam Giao tại Huế, gần núi Ngư Bình, có hai bệ. Bệ tròn tuơng trưng cho Trời, vì nguời Việt tin Trời hình tròn. Bệ vuông tượng trưng  cho Đất, vì người Việt tin trái  đất vuông. Còn Vua thay dân tế Trời  Đất, tỏ lòng tôn kính và cầu cho quốc thái dân an
          Ngoài ra, Ý niệm Thiên mệnh cũng thể hiện vai trò của Trời trong cuộc sống con người. Thật vậy, Thiên Mệnh khác với Định Mệnh. Theo thuyết Định mệnh, số phận con người đã định sẵn, không thể thay đổi, và con nguời hoàn toàn mất tự do”
               Cái quay búng sẵn trên Trời
               Mờ mờ nhân ảnh như nguời đi đêm

               Cũng liều nhằm mắt đưa chân
              Mà xem Con Tạo xoay vần nơi nao
          Còn Thiên mệnh trái lại, là sự hướng dẫn khôn ngoan, không bó buộc, con người có thể nương theo mà sống như thể nước giúp cá bơi lội, không khí giúp chim bay cao. Với sự hướng dẫn và nâng đỡ của Thiên Mệnh, con người không những không mất tự do, mà còn thể cải biến mệnh trời:
     Có Trời mà cũng có ta
     Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

     Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
          Thế nên, con nguời phải sáng suốt nhận ra ý Trời bằng lý trí và trực cảm, sống hài hòa an thái với tâm tình phó thác và tin tưởng..
          Con Người, đầu đội Trời, chân đạp Đất là hình ảnh Thiên-Địa-Nhân của Tam Tài thật toàn hảo!


No comments:

Post a Comment