Saturday, September 3, 2016

NỀN MINH TRIẾT NHÂN CHỦ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

NỀN MINH TRIẾT NHÂN CHỦ
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

                                                                                      Ngô Quốc Sĩ
          Nhân chủ và dân chủ là hai ý niệm thường đi đối với nhau như hình với bóng. Nhân chủ là con người làm chủ, còn dân chủ là nguời dân làm chủ. Con nguời làm chủ chính mình và đời mình, còn nguời dân làm chủ chính quyền và đất nuớc.

          Làm chủ chính mình và đời mình là không nô lệ vật chất, không  nô lệ tha nhân hay thần thánh. Con nguời ở trên vạn vật “linh ư vạn vật”, và  làm chủ vạn vật “vũ trụ chi tâm”. Trong hệ thống thần chủ, con người mất nhân chủ , bị thần linh đè bẹp, sống trong sợ hãi kinh khiếp. Trong hệ thống vật chủ, con nguời cũng mất nhân chủ vì bị vật chất đè bẹp, bị cái bụng chỉ huy và trở thành công cụ của các thế lực trần thế.
          Còn làm chủ đất nước và chính quyền là có quyền tham gia vào công cuộc dựng nuớc và cứu nước, hoạch định chính sách cũng như cử người đại diện điều  hành đất nước đem lại hạnh phúc cho dân.          
         
                 Giữa nhân chủ và dân chủ, thường có một mối liên hệ mật thiết. Thật vậy, nhân chủ là căn bản của dân chủ, bởi lẽ phải có quyền làm người thì mới có quyền làm dân “nhân dân”. Nhân dân trong chế dộ CS không mang ý nghĩa nhân dân đích thực, vì người dân không có quyền làm người và cũng không có quyền làm dân. Dân chủ cộng sản chỉ là  dân chủ giả hiệu, là dân chủ bánh vẽ, đảng cử dân bầu. Một khi  đảng lãnh  đạo, nhà nước quản lý, thì mọi quyền lớn nhỏ đều thu tóm vao tay đảng, đảng nắm quyền sinh sát, như thể cho thở thì mới được thở, cho nói thì mới được nói, đâu còn chỗ nào cho nguời dân làm chủ và làm người
          Nhân chủ cũng là nền tảng của nhân quyền, và nhân quyền lại là nền tảng của dân quyền . Quyền làm nguời cao hơn và phổ quát hơn quyền làm dân. Nhân quyền là một giá trị phổ quát và tuyệt đối, làm nền tảng cho dân quyền bị giới hạn vào một nước, một dân tộc riêng biệt, khác với dân tộc khác. Thực tế, nếu không  đuợc quyền làm người thì cũng mất quyền làm dân, mọi quyền lợi sẽ bị tước đoạt. Không đuợc quyền ăn nói, phát biểu quan điểm thì làm sao có quyền bầu cử và ứng cử, tham gia hoạch định chínhh sách?
          Ý niệm nhân chủ cao đẹp như thế và vai trò nhân chủ quan trọng như thế, đã đuợc thấm nhuần trong tư duy Việt từ xưa,  nên dân tộcViệt phải hãnh diện với nền minh triết nhân chủ của mình, với trên 4 ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao con người, tôn vinh con người làm chúa tể vũ  trụ.
          Nền minh triết Việt chịu ảnh hưởng của Nho giáo, coi con người là gốc của xã hội, nên mới chủ trương “tu tề trị bình” lấy việc tu thân làm căn bản cho gia đình  và xã hội  “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Công cuộc tu thân khởi đi từ việc làm cho đức của mình thật sáng,  tức là tu tâm duỡng tính, rồi  phát triển lòng nhân ái, yêu dân, giúp dân, và hướng tới sự tòan thiện:  “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.”
          Triết lý nhân chủ cũng chứa đựng trong ý niệm “dân vi qúy,  quân vi  khinh, xã tắc thứ chi” của Mạnh Tử. Một khi người dân đuợc coi là cứu cánh phục vụ, trên cả vua,  trên cả luật lệ xã hội, thì qủa tinh thần nhân chủ và dân chủ thật cao vời.  Chính vì thế, phép vua cũng phải thua lệ làng!
          Cũng nên ghi nhận rằng, cấu trúc của chữ Vua cũng thể hiện vị trí con nguời trong mối liên hệ Trời Đất. Chữ vương-vua có ba gạch ngang chỉ Trời, Đất, Người, và gạch đứng nối kết 3 thực thể gạch ngang đó làm nên chữ vương-vua. Vua là gạch nối Trời và Đất và Nguời. Đẹp thay và cao qúy thay!
          Tư tuởng Phật Giáo cũng  đã chuyên chở ý nghĩa nhân chủ của Triết Việt. Phật chủ truơng con nguời phải tự “Đốt đuốc mà đi”, tức là tự tìm đuờng giải thoát.  Phật có nghĩa là Giác Ngộ. Một khi con nguời tự giác ngộ trọn vẹn, thì con nguời có thể trở thành Phật. Phật bảo “ Ngã dĩ thành Phật, thì chúng sinh cũng có thể thành phật..”
           Riêng  tư tuởng Công giáo cũng ăn sâu vào nền minh triết nhân chủ Việt. Theo sách Sáng thế ký, Thuợng Đế sáng tạo vũ trụ trong 7 ngày, và  con người  xuất hiện sau cùng như chúa tể của vạn vật. Cũng thế, Adam và Eve làm chủ tất cả mọi phẩm vật tốt lành trong vườn địa  đàng. Tất cả vì con nguời và cho con người. Uy quyền thay!
          Nhất là trong Tân Ước, trong mầu nhiệm nhập thể, Ngôi Hai đã  xuống thế làm người, mang nhân tính hòa vào thiên tính,  nâng cao con người lên hàng vương giả, thần thánh. Đây qủa là thể hiện nhân chủ tuyệt vời. Con người được nâng lên cao bằng trời !
          Ngoài ra, sứ điệp Trống Đồng cũng thể hiện đầy đủ ý nghĩa nhân chủ của nền minh triết Việt. Trên mặt trống đồng, con người là nhịp cầu nối kết Trời Đất.  Mặt trời ở giữa là Thiên. Ngựa Chim bên ngoài là Địa. Con người vác rìu vác cuốc ở giữa Nhân. Thiên -Địa-Nhân kết hợp hài hòa như cùng một bản thể, một chữ đồng.
          Nền minh triết nhân chủ trong tư duy và niềm tin, cũng đã đuợc trải rộng trong văn chuơng dân gian cũng như văn chương bác học.
          Qua văn chương bình dân, con người có quyền năng chẳng khác gì Tạo Hóa, có thể chọc trời khuấy nước, chế ngự vũ trụ:
Làm trai cho  đáng nên trai
Xuống đông tĩnh lên đoài đoài tan
           và làm chủ số mệnh
Làm trai có chí lập thân
Rồi ra gặp hội phong vân có ngày
          Qua văn chuơng bác học, con nguời cũng đuợc tôn vinh như một quyền năng vô biên. Con nguời có thể  chiến thắng số mệnh, cải biến phận mình,  theo như Nguyễn Du đã tin vào thiện tâm con người
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
          Nguời thường vẫn nghĩ “muôn sự tại trời”, nhưng nhờ thiện tâm, con nguời đã thắng trời:
                   Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
Có Trời mà cũng có ta
          và Trần Cao Vân cho con nguời sánh vai cùng trời đất:
                                Trời  Đất cùng ta ba ngôi sánh
            Trong tinh thần nhân chủ đó, thi ca cổ điển  cũng như hiện đại cũng đã tôn vinh địa vị con người trong trời đất. Nguyễn Công Trứ  có vẻ ngạo mạn, dám thách đố với Trời:
                    Đố kỵ sá chi con tạo
                   Nợ tang bồng quyết trả cho xong                   
          Chế Lan Viên  cũng ngang nhiên đòi Tạo Hóa chiều ý mình
                   Tạo hóa hỡi! Hãy trả ta về Chiêm Quốc        
                   Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian
                   Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt
                   Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn
          Huy Cận đã trả lại thân mình cho Thượng đế
                    "Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại 
                    Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang 
                    Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái 
                    Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường."      

          Nhìn vào Thực trạng xã hội VN hôm nay, nền minh triết nhân chủ của dân Việt đang bị băng hoại với chủ truơng hủy diệt con nguời nói chung và con nguời Việt Nam nói riêng. Thật vậy, dưới chế độ cộng sản, con nguời chỉ là món hàng rẻ tiền, chỉ là dụng cụ sản xuất hay hơn nữa, chỉ là công cụ của chế độ.  Nhất là cộng sản hô hào giết chết con  người không nương tay “ Giết giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ” thì hiển nhiên, không những nhân chủ bị đánh mất mà con nguời cũng phải nhường chỗ cho con thú.                            
                Câu hỏi căn bản là làm sao phục hồi nền minh triết nhân chủ tại Việt Nam? Câu trả lời đã có. Đó là phế bỏ chế độ cộng sản bất nhân và vô tâm, đúng như khuyến cáo của Yeltsin “Cộng sản không thể thay đổi mà chỉ có thể thay thế”. Thay thế bằng gì thì ai cũng biết, thay thế bọn mặt người dạ thú,những bộ máy chém giết  không tim không óc bằng con ngưới có tim óc và lương tri, thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng thể chế dân chủ đa nguyên, mới cứu vãn đuợc tình thế, mới phục hồi đuợc nhân chủ, nhân quyền, và nhân phẩm, và như thế, mới tìm lại đuợc con nguời và con nguời Việt Nam.


No comments:

Post a Comment