BÀI
HỌC SINGAPORE CHO VIỆT NAM
Ngô Quốc Sĩ
Singapore là một
tiểu quốc, đã từng trải qua những thăng trầm lịch sử chẳng khác gì Việt Nam. Trong chiến tranh thứ II, Singapore bị Nhật Bản
chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945. Khi chiến tranh kết thúc, Singapore trở lại
dưới quyền cai trị của Anh Quốc, và sau đó, gia nhập Liên Bang Mãi Lai Á vào
năm 1963 trong qũy đạo cộng sản. Ngày 9 tháng 8 năm 1965 Singapore tách khỏi
Malaysia,trở thành một nước cộng hòa độc lập.
Là một nước nhỏ bé dân số ít ỏi, đất đai khô cằn sỏi
đá, nhưng Singapore đã thực hiện chương
trình hiện đại hóa, tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo, phát triển bất động
sản và đầu tư vốn liếng vào giáo dục. Nhờ thế, đến thập niên 1990, đảo quốc nhỏ bé này đã trở thành một trong những quốc
gia thịnh vượng nhất trên thế giới, với một nền kinh tế thị trường tự do phát
triển, mậu dịch quốc tế hùng mạnh, và lợi tức bình quân đầu người cao hàng đầu
tại châu Á.
Nhiều người tự hỏi, động lực nào đã giúp
Singapore bay bỗng như cánh điều nhanh thế? Các nhà phân tích đã nhận ra những
yếu tố căn bản đưa Singapore đi lên, gồm Con Người, Quyền Lực Mềm, Thể Chế và
Chính Sách.
Truớc tiên là yếu tố “con người”. Singapore không có tài nguyên
thiên nhiên phong phú với đất đai, quặng mỏ dầu khi hay núi rừng như Nga, Hoa Kỳ
và Việt Nam. Singapore cũng không có vị trí chiến luợc quan trọng như Việt Nam
với Cam Ranh và bao lơn Thái Bình Dương nhìn ra con đường chiến lược Nam Bắc. Singapore
chỉ có yếu tố nhân sự. Nói khác, chính yếu tố con nguời đã quyết định sự thành
công của Singapore như cánh diều bay bổng. Nhân sự đây được hiểu là chuyên viên
trong các nhành nghề, nhân viên trong guồng máy hành chánh, trong các cơ quan
phục vụ, cũng như bàn tay đóng góp của những người dân yêu nước.
Yếu tồ thứ hai là “quyền lực mềm” Đó chính là sức tinh thần dựa trên căn
bản khoa học kỹ thuật, giáo dục, kinh tế và nhất là truyền thông hiện đại. Singapore
không có quyền lực cứng như quân đội hùng mạnh, vũ khí tối tân, tuyên truyền áp
chế, mà chỉ có quyền lực mềm là kinh tế tự do, và kỹ thuật tân tiến, với lãnh đạo
anh minh, chính sách hữu hiệu và thể chế hợp thời.
Về lãnh đạo, Thủ
Tướng Lý Quang Diệu ngay từ khi còn bé đã hấp thụ nền văn hoá Anh,
lại còn sành sỏi tiếng Hoa và tiếng Nhật.
Ông đã sáng suốt hợp tác với
Hoa Kỳ phát triển kinh tế theo mô thức Tây Phương, nhờ đó, chỉ trong một thời
gian ngắn Singapore đã được thế giới ca
ngợi là một trong những con rồng châu Á. Theo Joseph Chinyong Liow, thuộc Viện Nghiên Cứu
Brookings “chính lý tưởng và tầm nhìn đã
giúp Lý Quang Diệu đưa Singapore từ một quốc gia bị trị, phân hóa chính trị, CS
hoành hành, xung đột chủng tộc, thiếu thốn tài nguyên thiên thiên trở thành một
nước hiện đại, được nhân loại khắp năm châu kính nể.”
Nhà
lãnh đạo tài ba họ Lý đã áp dụng một chính sách hợp lý và hữu hiệu. Về đối
ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước
đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Lý Quang Diệu có một tầm
nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và
Thái Bình Dương. Đặc biệt, từ đầu, Lý
Quang Diệu đã nhìn thấy đại họa Trung Quốc, tương tự như viễn kiến của Ngô Đình
Nhu từ năm 1956. Từ năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong
vùng biển Đông do mộng bành trướng của Trung Quốc, đúng như những diễn biến nóng
bỏng hôm nay tại Đông Nam Á. Lý Quang Diệu còn biết hợp tác hài hòa chặt
chẽ với Tây Phương , áp dụng mô hình Tây Phương để tạo sức mạnh kinh tế cũng
như chính trị, biến Singapore thành một đối tác hữu hiệu với Tây Phương tại
Đông Nam Á
Về đối nội, ông có một niềm tin vững chắc
vào khả năng lãnh đạo của chính mình và tiềm năng của nhân dân Singapore để
cùng đưa quốc gia nhỏ bé thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Khả năng lãnh đạo và lòng yêu nước đã có tính
cách thuyết phục, động viên và tạo được sự ủng hộ, niềm tin tưởng và hãnh diện cho người dân Singapore. Ngày nay, Singapore, với con đuờng dân chủ do
Lý Quang Diệu khai mở và đang đuợc Lý Hiển Long tiếp nối, một quốc gia chỉ vỏn
vẹn có dân số 5.5 triệu, chỉ bằng 1/20 của Việt Nam, hiện là một trong những
trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, một trong năm cảng thương mại bận rộn
nhất thế giới và có lợi tức đầu người cao thứ ba trên thế giới.
Ngoài ra, chính thể
chế dân chủ là căn bản của quyền lực mềm đưa Singapore lên địa vị hàng đầu kinh
tế. Thành tựu lớn nhất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, là thành
tựu ngăn chận được sự phát triển của phong trào CS tại Singapore. Nói
khác, chính thể chế dân chủ đã tạo được sự ổn định chính trị và tạo cơ
hội cho Singapore vươn lên sánh vai với thế giới Tây Phương. Hôm nay, sự sụp đổ của thế giới cộng
sản từ Nga Sô đến Đông Âu càng chứng minh
cái nhìn chân xác của Lý Quang Diệu về thế lực Đỏ. Lý Quang Diệu từ đầu đã ý thức rằng, đảng
CS mượn chỉ chiếc cầu chống thực dân và lợi dụng lòng yêu nước của các tầng lớp
nhân dân để đạt mục đích tối hậu là thiết lập chế độ CS trong nước và trên toàn thế giới. Thế nên, Lý
Quang Diệu đã tìm cách thoát ra khỏi qũy đạo Đỏ thật sớm, thay vì mãi bám trụ
trong đó như Việt Nam cho đến hôm nay!
Cũng nên nói thêm vài nét về xã hội
Singapore. Nhiều người phát biểu rằng, nếu đuợc chọn một nới sinh sống thoải mái
và an ninh, tôi xin chọn Singapore! Thật chí lý, vì Singapore đã thiết lập được
một xã hội trật tự, sạch sẽ, ít trộm cắp chen lấn, một xã hội ít tham nhũng và
đặc biệt, một xã hội có văn hóa vì mọi
người biết tôn trọng và đối xử lịch sự với nhau.
Nhìn về Việt Nam, chúng ta phải đau lòng mà nói một cách thẳng thắn
rằng, tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã mang tội lớn đối với Tổ Quốc và dân
tộc, vì cứ khư khư ôm lấy hoang tưởng là “đỉnh
cao trí tuệ loài người” không chịu mở mắt mà nhìn những tiến bộ của các nước
văn minhTây Phương, ngay Singapore gần gũi
trước mắt, cũng không them để ý tới! Người
ta còn nhớ, một lần thăm Việt Nam cộng Hòa năm 1963, Lý Quang Diệu đã mơ uớc
Singapore được sánh vai với Sàigon, vẫn đuợc
coi là “hòn ngọc Viễn Đông.” Thế mà sau năm 1975 cộng sản VN đã
biến miền Nam và cả nước Việt Nam thành địa ngục.Việt Nam hôm nay chỉ còn là
Thiên Đường Mù, là Đêm Giữa Ban Ngày hay hơn nữa, là Đồng Lầy trong đó, “vàng của giai cấp thống trị trộn lẫn với máu
và nước mắt của dân tộc bị trị!” (DTH).Việt
Nam chỉ còn là một nhà tù lớn, đày đọa trên 90 triệu dân Việt trên chính quê hương
mình! Thật oái oăm!
Nguyên nhân tại đâu thì hẳn mọi nguời đã
biết.
Trước
tiên là lãnh đạo bất xứng và thiển cận, không chịu mở mắt học bài học dân chủ của
thế giới.Các nuớc Đông Âu đã thoát cộng, đi vào con đuờng dân chủ tiến bộ. Các
nuớc Đông Nam Á như Singapore, Nam Hàn,
Đài Loan, nhờ cận kề với Tây Phương cũng đã phát triển vượt mức, trong khi Việt
Nam vì bám vào Nga-Hoa mà rước lấy chậm tiến và thất bại.
Cũng thế, trong khi nhân loại đã ruồng rẫy chủ thuyết cộng sản bất nhân phản tiến hóa,
thì cộng sản Việt Nam nhất quyết bám lấy tư tưởng Mác Lê và Hồ Chí Minh làm chỗ
dựa tinh thần để giữ đảng và giữ ghế!. Thực ra, hôm nay chẳng ai còn tin vào chủ
nghĩa lỗi thời đó, mà chỉ cố bám để ăn xôi, để hưởng đặc quyền đặc lợi.
Từ chủ trương
giữ đảng và giữ ghế đó, cộng sản Việt Nam tiếp tục theo đuổi những chính sách
sai lầm từ chính trị đến kinh tế cũng như xã hội và giáo dục. Chính trị thì độc
tài đảng trị. Kinh tế thì chắp cái đuôi “
Xã hội chủ nghĩa”. Còn đạo đức thì sa đọa, xã hội băng hoại, giáo dục từ chương và còn bị chính trị hóa chỉ để đầu độc
và ngu dân..
Không biết đến bao giờ cộng sản Việt Nam mới chịu
mở mắt, học bài học Singapore? Đó là bài học về lãnh đạo anh minh, về thể chế dân
chủ, về mối giao hảo hài hòa với thế giới văn minh? Đó cũng là bài học về niềm
niềm tự hào dân tộc và lòng ái quốc chân chính với chính sách giáo dục nhân bản
tiến bộ, đã đưa Singapore lên đỉnh văn minh.
Hỏi tức là
trả lời, bởi lẽ một khi tin rằng “còn đảng
thì còn mình,” và chấp nhận “thà mất
nước chứ không chịu mất đảng” thì qủa là hết thuốc chữa! Con đường cứu quốc
duy nhất phế bỏ cơ chế lãnh đạo cộng sản ngoan cố và ngu xuẫn kia đi, may ra mới
hé thấy ánh sáng dân chủ tiến bộ cuối đường hầm..
No comments:
Post a Comment