Sunday, September 25, 2016

TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI HAY TRỒNG THÚ

TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI
HAY TRỒNG THÚ
                                                                       Ngô Quốc Sĩ
          Giáo dục chính là trồng nguời. Nền giáo dục miền Nam truớc năm 75 là nền giáo dục chân chính, theo đúng di ngôn của Quản Trọng “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, bách niên chi kế, mạc như thụ nhân”

          Ý niệm trồng người tùy thuộc vào cái nhìn triết lý về bản chất con nguời.
          Nho giáo coi việc trồng nguời là vun bồi lòng nhân ái, bởi lẽ nhân là người nhưng nhân cũng là nhân ái theo lối viết nhân nhị, là 2 nguời đứng cạnh nhau, giao tiếp với nhau bằng tình thuơng yêu.Con đuờng trồng nguời được nho giáo vẽ ra gồm “minh đức, thân dân, chí thiện
( Đại học  chi đạo, tại minh minh đức, tại than dân, tại chỉ ư chí thiện)
          Mạnh Tử cũng coi việc trồng người là phát triển thiện tính nguyên thủy của mình, bớỉ lẽ “nhân chi sơ tính bản thiện”
          Còn Phật Giáo lại chủ truơng trồng người chính là phát triển thiện tâm, từ bi hỉ xả, thể hiện phật tính một cách trọn vẹn. Một khi thể hiện trọn vẹn phật tính, con người trở thành phật, như Đức Thích Ca Mâu Ni đã khẳng quyết, ngã dĩ thành phất thì chúng sinh cũng có thể thành phật qua con đường giác ngộ, buông bỏ chính mình.
          Theo tư tưởng công giáo, Thiên Chúa là tìmh yêu, và ngài đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh của ngài, chính là tình yêu. Thế nên trồng người theo công giáo chính là bồi đắp lòng bác ái, yêu thương nguời khác như chính mình bởi lẽ “yêu Chúa và yêu người cũng chỉ là một”
          Trong sứ mệnh trồng nguời đó, nền giáo dục miền Nam Việt Nam đã phối hợp cái hay cái đẹp của nền minh triết Việt Nam với cái hay cái đẹp của nho giáo, của Tây phương, để tạo lập một chính sách giáo dục  nhân bản và tiến bộ.
          GS Phạm Cao Dương trong cuốn “Liên tục lịch sử, một đặc tính cơ bản của  nền giáo dục miền Nam Việt Nam  trước năm 1975 đã nêu lên năm đặc tính gọi là cơ bản.
          Thứ nhất: Giáo dục là của những người làm giáo dục. Giáo dục là của người dân, do người dân đóng góp và trực tiếp là của những người làm giáo dục. Nói cách khác, cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, nhng nguyên tắc căn bản của giới này. Sau này, nền giáo dục cũng được đặt tay những nhà giáo dục chuyên nghiệp, những “ông bà giáo” đúng nghiã, hiểu rõ thiên chức của mình.
          Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống cũ. Ba nguyên tắc Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam, đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời.
          Thứ ba: Sự liên tục trong phạm vi nhân sự. Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp,  những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học, hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, và ở với nghề cho đến hết đời, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Nhiều ông thầy bà cô xuất thân từ Nho Học ngày truớc cũng còn đuợc trong dụng tại nhiều Đại Học tại miền Nam.
          Thứ tư: Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của chương trình Pháp và chương trình Hoàng Xuân Hãn thời năm 1945 và Phan Huy Quát sau đó. Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc.. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận.
          Thứ năm: Một xã hội tôn trọng sự học và những người có học. Người làm công tác giáo dục luôn luôn được tôn trọng và từ đó có được những điều kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những người cấp tiến nhất cũng phải kiêng nể.
          Giáo dục miền Nam trước năm 1975 là thế, nhưng nhìn vào nền giáo dục hôm nay tại Việt Nam dưới chề độ cộng sản, nhiều người đã dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Chỉ cần liếc mắt qua nền giáo dục CSVN hôm nay, chúng ta sẽ nhận thức được tình trạng phá sản toàn diện đang đưa đất nuớc vào ngõ cụt. Nào là từ chương thiếu sáng tạo, nào là bị chính trị hoá hồng hơn chuyên, nào lịch sử bị bóp méo ngụy tạo, nào là học đường là chợ mua bán chữ nghĩa và bằng cấp, giáo chức bán chữ kiếm sống.
          Thật mỉa mai! Trong khi “con cháu” ca tụng “Bác” với di ngôn “trăm năm trồng người” mượn của Quản Trọng, thì CSVN chỉ trồng những con thú như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã khẳng định “CS đào tạo thú tính trước khi đào tạo đảng tính”. Khi con người đánh mất bản tính người để mang thú tính, thì họ chỉ là bộ máy chém, giết, như Hoàng cầm đã gọi họ là “những con nguời khổng lồ đy gân thiếu trái tim”
          Từ sự khác biệt căn bản đó, GS Phạm Cao Dương đã gợi ý rằng, cần thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ tư duy của chính dân tộc mình. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác, xóa bỏ và làm lại tất cả, trong đó có giáo dục.  Lịch sử do đó đã luôn luôn liên tục vì không liên tục là đ vỡ, mất quân bình và xáo trộn, là thụt lùi hay ít ra là bất khả tiến bộ.

          Tóm lại giáo dục chính là trồng người, không phải là con người mà cộng sản uốn nắn ngụy tạo, mà là con người đích thực, có trí óc sáng suốt, tư duy sâu sắc, và có con tim nồng ấm tình người, nhạy cảm truớc những giá trị nhân bản phổ quát và trường cửu. Nền giáo dục Việt Nam phải hướng tới cứu cánh trồng người, kiện toàn con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng..

No comments:

Post a Comment