VĂN MINH G-20 CỦA TRUNG QUỐC
Mai Thanh Truyết
“Bắc Kinh luôn muốn chứng tỏ là “người lớn” nhưng họ chưa bao
giờ trưởng thành. Họ thèm khát văn minh nhưng nền văn hóa cộng sản của họ chưa
bao giờ chạm tay đến được mép rìa của thế giới hiện đại. Họ khao khát được công
nhận như một “cường quốc” nhưng sự giới hạn văn hóa chỉ dẫn họ đến được một bên
bờ của con sông văn minh mà có lẽ trong thâm tâm họ ao ước được tắm gội trong
đó dù chỉ một lần”.
Trung
Quốc đầu tư rất nhiều cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 lần đầu tiên tổ chức tại
nước họ. Hàng Châu như được lột xác trước thềm G-20. Khoảng 225 nhà máy bị yêu
cầu đóng cửa; ½ phương tiện giao thông bị cấm sử dụng từ ngày 28-8; lực lượng
an ninh dày đặc với đội ngũ nữ an ninh đẹp như minh tinh màn bạc; thành phố
được trang trí lộng lẫy, nhiều ngôi nhà được “nhà nước” đến lắp bồn cầu miễn
phí để cư dân không ra ngoài “đi bậy”. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên
mà một số ngôi nhà Hàng Châu mới cảm nhận được “ý nghĩa thực tiễn” của bồn cầu
gia đình.
Các
thành phố gần đó như Hoàng Sơn và An Khánh thuộc An Huy, Nghĩa Ô thuộc Chiết
Giang và thậm chí Thượng Hải cũng bị yêu cầu đóng cửa nhà máy để môi trường
trong sạch. Hàng ngàn cư dân tại các chung cư cao cấp gần trung tâm hội nghị
buộc phải “đi du lịch” khỏi thành phố và căn hộ họ bị niêm phong vì sợ “khủng
bố” có thể đột nhập vào để bắn tỉa từ các ô cửa. Hai tuần trước ngày khai mạc,
tất cả các loại dao tại khu vực dụng cụ nhà bếp trong siêu thị Metro Trung tâm
bị yêu cầu dọn sạch! 10 thợ nấu ăn người Duy Ngô Nhĩ tại một nhà hàng nổi tiếng
cũng được cho nghỉ việc sớm từ tháng 6. Mọi khách sạn ở Hàng Châu được yêu cầu
phải báo cảnh sát khi có bất kỳ người Duy Ngô Nhĩ nào đăng ký thuê phòng. Cũng
từ tháng 6, cảnh sát đã yêu cầu khu Thất Bảo, cách trung tâm thành phố khoảng
30 km, phải đóng cửa tất cả cửa hàng tạp hóa, quần áo và quán ăn lề đường. Tờ
The Guardian thuật thêm: tại một khu phố gần trung tâm hội nghị, một băng rôn
to ghi: “Hãy đóng góp cho Hội nghị bằng cách diệt sạch “bốn thành phần” ruồi,
muỗi, gián và chuột”.
Theo
thông tín viên Đông Bắc Á Yaqiu Wang thuộc CPJ (Committee to Protect
Journalists), nhiều nhân vật bất đồng chính kiến tại Hàng Châu cũng như các
tỉnh lân cận đã bị giam lỏng vài tháng qua. Tất cả cơ quan truyền thông đều
được lệnh kiểm soát chặt chẽ thông tin và phải có biện pháp xử lý tức thì khi
có bất kỳ tin xấu nào liên quan công tác tổ chức G-20 lọt lên các trang mạng xã
hội. Nói như Zhu Jiejin, giáo sư trợ giảng khoa quan hệ quốc tế Đại học Phục
Đán, thì: “Việc tổ chức G-20 mang lại một cơ hội quan trọng để Trung Quốc trở
thành người tạo luật chơi hơn là người chấp nhận luật chơi… Nó giúp khẳng định
rằng chúng ta ngang bằng với các nước đã phát triển”.
Cách
thức Bắc Kinh tổ chức G-20 đã làm lộ lên tất cả khiếm khuyết của mô hình phát
triển Trung Quốc. Nó cho thấy một xã hội ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, một nền
chính trị chưa bao giờ mua được lòng người và một nền kinh tế chụp giật bất an.
Hơn hết, nó cũng làm lộ lên mặt thật của văn hóa ngoại giao Trung Quốc. Việc
không đưa xe thang đến chuyên cơ Air Force One đón Tổng thống Barack Obama, chắc
chắn nhằm làm nhục tổng thống Mỹ, đã cho thế giới có thêm một bằng chứng nữa về
“bản chất khó dời” của Trung Quốc: nhỏ nhen và ti tiện.
Bắc
Kinh luôn muốn chứng tỏ là “người lớn” nhưng họ chưa bao giờ trưởng thành. Họ
thèm khát văn minh nhưng nền văn hóa cộng sản của họ chưa bao giờ chạm tay đến
được mép rìa của thế giới hiện đại. Họ khao khát được công nhận như một “cường
quốc” nhưng sự giới hạn văn hóa chỉ dẫn họ đến được một bên bờ của con sông văn
minh mà có lẽ trong thâm tâm họ ao ước được tắm gội trong đó dù chỉ một lần.
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment