Ý NIỆM ĐẤT NƯỚC
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngô Quốc Sĩ
Trời, Đất và Nguời là 3 thực thể gắn
liền với nhau đúng như hình ảnh con người đầu đội trời chân đạp đất. Trời là một
thực thể trừu tượng, thường được nhân cách hóa, nhưng vẫn là một thực thể vô hình,
còn Đất và Người là những thực thể hữu hình, có thể nhìn thấy và sờ mó được.
Trong ý nghĩa địa chất, đất ở thể rắn,
cùng với nước ở thể lỏng, là những yếu tố cấu tạo vũ trụ. Ngày xưa, người Việt
cho rằng đất có hình vuông, nhưng nay, đất đuợc định thể có hình tròn gọi là “địa cầu” vẫn đuợc coi là nơi trú ngụ của con người từ hang động ngày xưa đến nhà cửa và cao ốc ngày nay
Trong ý gghĩa tinh thần, đất được coi
là yếu tố cấu tạo con người. Theo Sáng Thế Ký, Thượng Đế tạo ra thân xác Adam bằng đất, rồi thổi hơi vào đó làm
linh hồn. Còn Eve cũng do xuơng sườn Adam, nghĩa là cũng từ đất mà ra.
Đất còn được coi là chỗ đứng của con
người. Hình ảnh con nguời tự lập và tự chủ với đời sống ổn định phải có đất đứng,
nếu không chỉ là bấp bênh, trôi giạt.
Đất cũng là nơi trú ngụ an vui, là nhà
của con người. Thật vậy, có “đất lành”
cho chim đậu, cũng có “đất hứa”
cho con nguời tìm đến. Nhất là còn có “đất mẹ” như bàn tay âu yếm vỗ về và nâng
đỡ “trời che dắt chở”. Thế nên con
người khi lìa đời, cũng chỉ ao ước đựợc nghỉ yên trong lòng đất mẹ.
Một khi đất mẹ bị giày xéo và con cháu phản bột,
thì trở thành “đất chết” như quê hương
đọa đày hôm nay dưới chế dộ cộng sản.
Còn nước, trong ý nghĩa địa chất, là
thực thể ở thể lỏng, cũng là một yếu tố cấu tạo vũ trụ và nuôi sống con người.
Vũ trụ có sông dài biển rộng, còn con nguời và cây cỏ, thú vật, nếu thiếu nước
là chết khát chết khô.
Theo nghĩa tinh thần, nước đã đuợc coi
là cội nguồn dân tộc. Mẹ Âu Cơ thuộc Âm cùng với cha Long Quân là Dương, đã
giao duyên, sinh ra trăm trứng nở ra trăm con.
Nuớc còn là nguồn sống. Nước trong nguồn
chảy ra là sức sống của dân tộc, là hình ảnh của “mẹ phù sa” tô thắm ruộng đồng, hay của tình mẫu tử chan chứa tình yêu
mẹ hiền” Nghĩa mẹ như nuớc trong nguồi chảy
ra”, hay “lòng mẹ bao la như biển Thái Bình..”
Phải nói là nuớc đã thấm nhuần trong mọi
khía cạnh của đời sống dân Việt. Nào là ăn với nước khi nấu cơm, húp canh. Nào
là làm với nước khi cấy cày tát nuớc, khai mương, hay đi với nước như đò ngang đò
dọc, chơi với nước như đua thuyền, rối nuớc..Nguời Việt cũng ở với nuớc bằng nhà
thủy tọa, nhà bè và chết với nước khi thủy táng..
Trong niềm tin tôn giáo, nước còn đuợc
coi là yếu tố giải thoát. Nuớc Dương của Phật
Giáo, nước Rửa Tội của Công Giáo đều rửa sạch những vết nhơ tỗi lỗi, tẩy
sạch bụi trần đưa con người vào chốn thanh cao phúc thật. Nguyễn Du đã chẳng muợn
nước sông Tiền Đuờng để rửa sạch vết nhơ thanh lâu, và giải thoát Kiều khỏi oan
khiên đó sao?
Nước và Đất có ý nghĩa riêng, nhưng
khi Nước kết hợp với đất thành “Đất Nước”, thì một thực thể mới nảy sinh với
một ý nghĩa mới thật thâm thúy.
Thật vậy, trước tiên, đất nước chính là
lãnh thổ của một quốc gia. Giải đất chữ S từ Nam Quan đến Cà Mâu là quốc gia Việt
Nam, là giang sơn gấm vóc, là non nước Rồng Tiên.
Trong ý nghĩa trừu tượng, đất nuớc là Tổ
quốc là thực thể thiêng liêng được dân Việt kính yêu tôn thờ. Tổ Quốc đuợc cấu
thành bởi lịch sử, văn hóa cũng như truyền thống của dân tộc. Tổ Quốc Việt Nam
có trên 4 ngàn năm văn hiến, với lịch sử
hào hùng, với truyền thống bất khuất và đầy tình nghĩa, với kho tàng ngôn ngữ và văn chuơng nghệ thuật phong phú..
Điểm đáng nói là dân Việt đã thể
hiện lòng yêu đất nước một cách tha thiết đận đà. Cha mẹ khi đặt tên cho con cái,
thường gói ghém ý thức ái quốc vào tên
con cái. Con trai thì Quốc Nam, Sơn Hà, Bảo Quốc, Hồng Lĩnh.. Con gái thì Hương
Giang, Lệ Thủy, Trân Châu..
Dân Việt luôn coi Tổ Quốc là niềm vinh
dự của dân tộc, nên đã hãnh diện với Trần
Bình Trọng “Thà làm qủy nuớc Nam còn hơn
làm vuơng đất Bắc” và kiêu hãnh với
Lý Thường Kiệt “Nam Quốc sơn hà Nam Đế
cư”
Dân Việt còn tôn thờ tổ quốc như
một thứ tôn giáo dân tộc. Nguời Việt có đạo Phật, đạo Chúa, nhưng cũng có Đạo Ông
Bà và Đạo Tổ Quốc. Thế nên, hầu hết các gia đình Việt nam đều có bàn thờ Tổ Tiên
, bàn thờ Quốc Tổ và các vị anh hùng dân tộc. Ngoài xã hội, lăng miếu, đền thờ
Quốc Tổ và các anh hùng liệt nữ cũng dẫy đầy, và các lễ hội đều có dâng hương
tuởng nhớ Quốc Tổ và các anh hùng liệt sĩ..
Trên bình diện quốc gia, dân Việt ngày
xưa còn có Lể Tế Nam Giao. Hằng năm, nhà
vua là Thiên Tử, thay mặt thiên hạ đến
Nam Giao vái lạy Trời Đất, cầu nguyện
cho quốc thái dân an..
Đất nước mang ý nghĩa cao đẹp như
thế, nhưng nhìn về Việt Nam hôm nay, không ai cầm nổi nuớc mắt truớc tình cảnh
đất nước tang thương, dân tộc bị giặc cộng
đọa đày, ngoại xâm giày xéo! Đất biển, hải
đảo đã bị bọn thai thú hiến dâng cho giặc. Quyền làm chủ đất nước bị cướp đoạt.
Nạn Bắc thuộc mới đã rành rành truớc mắt..Hãy
nhìn Nam Quan, Bản Giốc, Hoàng Sa Truờng Sa và Bình Duơng, Vũng Áng.. đang thổn thức
trong bàn tay bọn cướp ngày không tim không óc..
Nguyên do tại đâu thì mọi nguời đã rõ
như ban ngày. Nếu không có tập đoàn lãnh đạo cộng sản nhẫn tâm làm tay sai cho
Nga Tàu, đem chủ nghĩa cộng sản ngoại lai về nhuộm đỏ dân tộc, đem đất nước bán
đứng cho ngoại bang, mãi quốc cầu vinh, thì đâu nên nỗi?
Câu hỏi đặt ra là dân Việt phải
làm gỉ để cứu nguy đất nước? Câu trả lời xem ra đơn giản, là phải tiêu diệt thù trong giặc ngoài, giải thể chế
độ cộng sản Việt Nam và đẩy lui giặcTàu. Nhưng thực hiện con đường cứu nguy Tổ
Quốc đó không phải dễ dàng. Làm sao phế bỏ bộ máy công an trị? Làm sao thức tỉnh
mấy triệu đảng viên đang huởng thụ trên xuơng máu đồng bào? Làm sao khởi động được
cuộc cách mạng dân tộc với sức mạnh toàn dân? Làm sao đẩy lui đuợc bọn cộng sản
Tàu là kẻ thù truyền kiếp?
Làm sao và làm sao? Mỗi người dân Việt
trong nước cũng như ngoài nước hãy tự hỏi và tìm cho mình một câu trả lời. Phải
chăng dân Việt phải tự cứu lấy mình bằng sức mạnh Diên Hồng, bằng ý chi Phù Đỗng,
và bằng lưỡi kiếm Kim Quy? Phải chăng 90 triệu dân Việt trong nước và 3 triệu dân
Việt hải ngoại là sức mạnh vô song? Vấn đề chỉ còn là thể hiện sức mạnh đó một
cách đồng loạt, kiên cường và quyết thắng..
Dân
Việt phải “tận nhân lực” thì Trời Đất sẽ
hộ phù..
No comments:
Post a Comment