Sunday, October 29, 2017

VĨNH ĐỊNH-VĂN NGUYÊN DƯỠNG DẤU TÍCH MÙA CHINH CHIẾN

VĨNH ĐỊNH-VĂN NGUYÊN DƯỠNG
DẤU TÍCH MÙA CHINH CHIẾN

                                                            Ngô Quốc Sĩ
          Vĩnh Định tên thật là Nguyễn Văn Dưỡng, cũng được nhiều người biết tới với bút hiệu Văn Nguyên Dưỡng,  sinh  quán tại Bạc Liêu, theo học khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, du học Hoa K ỳ và đậu  cao học môn chính trị về Ngoại giao & Giao tế Quốc tế. Ông đã tham dự trận chiến An Lộc mùa Hè 1972.  Ông là Sĩ quan tham mưu Phòng 2, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cấp bậc Trung tá. Ông ở tù cộng sản  năm 1975 và ra tù năm 1988.  Năm 1991, sang định cư Hoa Kỳ..
          Ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm bằng Việt ngữ và Anh Ngữ như  Vùng Đêm Sương Mù , Trường Ca Trên Bãi Chiến ,  Lessons from the Vietnam War, Inside An Lộc: The Battle to Save Saigon …

          Là một sĩ quan tham mưu, từng tham dư cuộc chiến An Lộc, Trung tá Nguyễn Văn Dưỡng đã thấm thía vết thương chiến tranh sâu đậm hơn ai hết. Thơ Vĩnh Định vì thế, đã chuyên chở nhiều vết tích chiến tranh Việt Nam của thời sử đen do búa liềm và cờ máu tạo phản.
          Thơ Vĩnh Định đã ghi lại những nét bi thảm của cuộc chiến Việt Nam. Đây không phải là “cuộc nội chiến” như tuyên truyền cộng sản hay luận điệu của một số người Việt ngây thơ. Việt Nam được sử dụng làm bãi chiến trường của cuộc chiến ý thức hệ, mà miền Nam được coi là tiền đồn của thế giới tự do nhằm ngăn làn sóng đỏ khỏi tràn xuống Đông Nam Á. Hình ảnh chiến tranh đã được Vĩnh Định vẽ lại:
                   Thăm thẳm chiến trường xa chợt biến,
                   Nghìn trùng nhớ mãi mớ vô chung..
                    Mắt biếc em cười trong khói súng,
                   Dừng chân buông một tiếng thơ                                  thương
          Cuộc chiến bi đát đó đã phí tổn bao xương máu dân Việt, mà tội ác phải đổ lên đầu Hồ Chí Minh là tên cộng sản quốc tế, tay sai của Nga Tàu. Bao nhiêu trai trẻ đã hy sinh, bao nhiêu nước mắt em gái hậu phương đã nhỏ xuống:

                   Uống mãi dòng trăng sao chẳng cạn,
                   Vốc từng đêm mộng vẫn chưa vơi...
                   Chiến quốc người xưa quên chẳng hỏi
                   Sa trường ai có nhớ cố nhân
                   Em trắng, em trong, em dáng ngọc,
                   Não nùng em khóc biệt quan san.         
          Thế rồi cuộc chiến tranh xâm lược của cộng sản Bắc Việt dưới chiêu bài giải phóng đã kết thúc với cái chết tức tưởi của miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 75. Vịnh Định đã ghi lại những nét tang thương  của ngày lịch sử bi đát đó:
                   Tôi đi hoang giữa hàng súng gục đầu
                    Cúi mặt xuống, nghe chân mình nhẹ                              bổng
                   Đôi giày saut bét gót tự bao giờ?
                    Chiếc áo trận xác xơ ngoài pháo lũy,
                   Cờ quân hiệu tả tơi trên chiến địa…
                   Ngẩng đầu lên bốn cõi thật hoang vu !
          Bi đát nhất là người chiến si Cộng Hòa, trong đó có Vĩnh Điện đã phải buông súng, nghẹn ngào nhìn đất mẹ rơi vào tay giăc:
                   Tấm áo mẹ còn tinh vệt sữa
                   Mảnh đất quê binh lửa in hằn
                   Vết thù còn rõ dấu chân
                   Còn vào gió cát phong trần với ai
           Rồi tác giả đành gạt nước mắt cùng dân Việt ra đi, bỏ lại quê hương sau lưng mà hồn tê tái, tim rướm máu:
                    Kẻ đi bỏ xóm, bỏ làng,
                   Tôi đi, bỏ cả nắng vàng, trăng thanh,
                   bỏ câu hò tình tứ, bỏ cả tuổi hoa niên,
                   Đi, đi, cuối biển đầu ghềnh
                   Vai mang chinh chiến bồng bềnh nơi                             nơi...
          Vai mang chinh chiến ra đi, nhưng lòng vẫn gắn chặt với quê hương khổ đau. Người liều chết lao vào biển cả tìm tư do, người ở lại rên xiết trong gông cùm  qủy đỏ:
                   Ví dù chẳng biết vì sao
                   Người ra biển lớn người vào rừng                                     sâu..
                   Trắng đen phù thế cơ cầu
                   Giấc xưa mộng ảo chốc sầu còn                                       vương,
                   Em ra áo rũ tà dương
                   Anh về bóng lạc đêm trường biển dâu
          Thương người ở bị đày đọa, thương nguời đi trong tủi hận lưu vong, Vĩnh Định đã phải thốt lên những lời thơ cuồng nộ của người tráng sĩ bất đắc chí, mài kiếm dưới trăng, chờ tiếng trống xuất quân nổi lên tiêu diệt nội thù:
                   Ta nghe chất ngất trường thiên hận
                   Đánh đĩ tang bồng cái súng gươm.
                   Tóc trắng buông chùng đau gối lạnh
                   Não nề đêm tẻ thoáng hương xưa.
                   Hình như sông núi đang mê ngủ,
                   Trường thành trống điểm có hay                                   không?!.
          Rồi cuồng nộ cũng lắng xuống, trả nhà thơ về với những rung cảm nhẹ nhàng xót xa:       
                    Hỏi thôi còn có bao giờ...
                    Nàng mang tấc chỉ vá cờ năm xưa?
                    Bụi mù khuất lấp bóng mờ
                    Lá vàng rơi rụng bên bờ thâm                                         hoang...
          Rồi vận nước điêu linh đã đưa tác giả đến bờ nhân thế, hóa thân thành triết nhân, cảm nhận ý nghĩa cuộc đời là bể khổ:
                   Có hay không có trong hồn
                   Mang ra mà đếm đủ ngần ấy đau
                   Không đâu mà sẵn nỗi sầu
                   Cho sương muối tóc ngả màu thời                                   gian
          Tác giả đã nhận ra chân lý cuộc đời chỉ là vũng lầy tang thương mục nát. Trần thế chỉ là một cõi hồng hoang, và con người bước đi như lên dốc xuống dốc đồi sương, vác đá xây huyễn mộng:
                   Trong hồng hoang có hồng hoang
                   Cõi ta mục nát cõi nàng tang thương
                   Trên đồi sương, dưới dốc sương
                   Dấu mờ xóa mất đoạn đường nầy thôi!
        Điều an ủi là trong cuồng nộ và tư duy triết lý, tác giả đã nhận thức được một chân lý mới. Đó là ý nghĩa cuộc đời phải do con người tạo dựng. Trong hồng hoang sương khói, con nguời có thể tìm thấy lẽ sống như ánh tinh cầu chiếu rạng từ lịch sử, từ hiện thực đầy hy vọng phục sinh của đất nước:
                   Trên dòng sông chảy
                   Trên dòng sông đầy,
                   Lớp sóng này tàn, đợt khác kéo lên                               thay.
                   Ba nhìn con hiện tại
                   Như giọt nước mong manh,
                   Mai kết thành dòng, mốt kéo ra đại                                   dương.   
          Những lớp sóng tiếp nối trên dòng sông từ lòng mẹ Việt Nam chính là những đợt sóng phục sinh, biến dòng sông mẹ thành dòng sống  Việt, nuôi dưỡng trăm con thành Phù Đỗng và Việt điểu:
                   Như lớp lớp sóng từ xưa muôn triều                               đại
                   Từ lòng đất sâu chảy về dãy Trường                                Sơn,
                   Tạo phù sa nằm ngủ trên chín khúc                               Cửu Long,
                   Tạo tổ quốc trên bờ biển cả,
                   Tạo thành tên bằng tiếng Việt Nam,
                   Tạo giống nòi
                   Lịch sử bốn nghìn năm da vàng máu                               đỏ.
          Còn biết nói gì hơn là im lặng để cùng với Vĩnh Định-Văn Nguyên Dưỡng nghe sóng nước Cửu Long vỗ về như khúc thiên ca máu đỏ Lạc Hồng..





No comments:

Post a Comment