QUAN
DƯƠNG
NỔI
LÒNG LY KHÁCH
Ngô Quốc Sĩ
Quan Dương
tên thật là Dương Công Quan,
sinh quán tại xóm cây Thị, Ninh Hòa, Khánh Hòa, là Cựu học sinh Trung học Trần
Bình Trọng Ninh Hòa và Trung Học Võ Tánh Nha Trang. Anh làm Thơ,
viết Văn từ năm 1995 và đã hợp tác với các tạp chí Văn, Văn Tuyển, Văn Học
và nhiều tạp chí ở hải ngoại.
Anh
đã cho xuất bản các tập thơ Ngậm Ngùi, Ruột Đau Chín Khúc,
Đợi Khuya Tàn Bắt Sống Một Chiêm Bao.
Nói
chung, thơ Quan Dương phảng phất một nỗi buồn nhẹ nhàng, có thương có hận, nhưng không hằn học hay qúa
thảm não. Thơ anh chuyên chở tình duyên, tình bạn, cũng như tình quê và tình nước.
Hình như có một sự dung hòa nào đó giữa con người cầm súng và cầm viết, giúp tác
giả luôn luôn giữ được giọng điệu hài hòa, kể cả khi cảm thấy ruột đau chín khúc..Theo
Phạm Tín An Ninh, thơ Quan Dương tự nhiên như hơi thở: “Quan Dương không phải viết thơ mà thở ra thơ. Bất cứ một cảm xúc, một sự
kiện nào đến với anh, hoặc xảy ra cho người thân, cho bạn bè và cho cả quê
hương đất nước, người ta đều đọc đuợc những bài thơ của Quan Dương ngay sau đó,
và bài nào cũng tuyệt…”
Trước
tiên là thơ tình. Quan Dương đã yêu với một tình yêu gắn bó chung thủy. Nhà thơ
đã coi tình yêu
đến với mình như một định mệnh, hay đúng hơn là do duyên trời:
Mỗi
một kiếp mỗi số phần đã định
Tôi dẫu gan không cải được số trời
Em một hôm giương cung thành định mệnh
Mũi tên thần xuyên trúng trái tim tôi
Tôi dẫu gan không cải được số trời
Em một hôm giương cung thành định mệnh
Mũi tên thần xuyên trúng trái tim tôi
Tình yêu định mệnh
đó chớm nở một cách tự nhiên, thấm vào đời trai tuổi thanh xuân như nắng ấm ban
mai, như tiếng chim nhẹ hót đầu hè:
Mỗi buổi sáng khi bình minh lên ngọt
Con chim quyên đến đứng hót đầu hè
Nở rất nhẹ trên làn môi ẩm ướt
Nụ hôn mềm còn sót lại đêm qua
Con chim quyên đến đứng hót đầu hè
Nở rất nhẹ trên làn môi ẩm ướt
Nụ hôn mềm còn sót lại đêm qua
Yêu em tha thiết, Quan Dương cũng
thể hiện qua vần điệu nỗi lòng thiết tha với quê hương đất nước. Quê hương bỏ lại luôn luôn cánh cánh bên lòng, đậm mầu tình tự
dân tộc trong ca dao “chiều chiều ra đứng
ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chìu”
Tôi lớn cùng hơi thở của dòng sông
Đã sớm biết mùi quê hương từ
đó
Mùi quê hương tôi: mùi rong
rêu thơ dại
Lật hồn ra thấy nhớ đựng đầy
tràn..
Làn sao quên được mùi quê hương thơm
ngát rong rêu, khi phải bỏ lại sau lưng quê hương yêu dấu để sống vất vưởng nơi
đất khách quê người, nhất là khi ngồi đối diện với biển cả:
Anh ngồi trước biển mênh mông
Vầng dương rụng phía sau lưng quê nhà
Vầng dương rụng phía sau lưng quê nhà
Anh ngồi ôm một cố
hương
Nhìn con sóng biếc chồm ôm dấu còng
Xa xa có lẽ cánh buồm
Lênh đênh sóng đẩy nhánh rong dạt bờ
Nhìn con sóng biếc chồm ôm dấu còng
Xa xa có lẽ cánh buồm
Lênh đênh sóng đẩy nhánh rong dạt bờ
Quê hương hôm nay là quê hương đọa
đày. Dân Việt đang bị cộng sản cướp đoạt tất cả, tự do dân chủ, tài sản, hạnh
phúc ấm no và quyền sống. Có thể nói dân Việt đang bị lưu đày trên chính quê hương
mình, bởi lẽ giờ đây, đất nước thân yêu đã mất vào tay giặc, nổi trôi như cánh
bèo:
Em bảo tôi con sắp chào đời
Quê hương lại sa vào tay giặc
Tổ Quốc tôi! Cánh bèo con nước
Đặt tên con: Dương Thị Lục Bình
Kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, đất nước Việt Nam đã trở thành nhà tù lớn nhốt
kín toàn dân Việt, trong đó nhan nhãn những nhà tù nhỏ là những trại tù lao động
khổ sai, nhằm hủy diệt tinh hoa Việt tộc. Đó chính là cuộc đổi đời bi thảm, mở
đầu cho những trang sử đen, với tội ác tày trời của bọn đao phủ, mà nước biển Đông không thể rửa sạch, và trúc
Nam Sơn không ghi hết tội:
Ngày này. Tháng này. Năm nàyCái đầu bị trói hai tay bị còng
Mũi súng kê cuống họng. Câm
Trợn con mắt ngó non sông đổi dời
Có gan đứng dậy làm người
Không gan đành tự khen tôi dám hèn
Từ niềm đau mất nước
và nỗi nhớ quê hương, Quan Dương đã hồi tưởng lại một thời cầm súng bảo vệ miền
Nam trước cuộc chiến xâm lăng của thế lực đỏ do cộng sản quốc tế giàn dựng và cộng
sản Bắc Việt làm công cụ thực hiện. Đây
là hình ảnh những người lính cộng hòa trong một cuộc hành quân gian khổ:
Tiếng dế dìu hồn tôi về thuở trước
Thuở nằm rừng với thằng bạn lính
Thuở nằm rừng với thằng bạn lính
tuổi thư sinh
Trung đội hai thằng bố trí hình mũi tên
Bờ ruộng, sình lầy ngập lên tới bụng..
Trung đội hai thằng bố trí hình mũi tên
Bờ ruộng, sình lầy ngập lên tới bụng..
Phía sau lưng đêm lầm lũi rụng,
Trước mặt là tiếng dế như sẫm chiều nay
Trong đầu mỗi thằng dệt sẵn vài câu thơ
Để dành lại nếu ngày mai còn sống,
Tuy gian khổ và hiểm nguy,
người chiến sĩ vẫn sống và tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do dân chủ:
Đoàn
quân lách nắng chui qua kẻ lá
Những
chiếc ba lô lốm đốm màu da trăn
Giống
con rắn bò men theo khe suối
Tính
đến phút này ta hãy còn sống nhăn
Một thoáng buồn,
Quan Dương đã trở về hiện thực của cuộc sống lưu vong. Anh tự nhìn vào chính mình
và cảm thấy lạc lõng, như kẻ lạc đường, không tìm thấy lối về
Nhiều lối đi qua
không có lối để về
lẩn quẩn cuối đời mạt vận
Chiếc xe chở tấm thân thằng lận đận
Tóc nhuốm màu
bạc bẽo
lắt lay
không có lối để về
lẩn quẩn cuối đời mạt vận
Chiếc xe chở tấm thân thằng lận đận
Tóc nhuốm màu
bạc bẽo
lắt lay
Lạc đường, xa cội nguồn, hình như tác giả cũng lạc mất chính
mình trong cõi hư vô, như con sao biển nằm phơi trên cát:
Anh ngồi cùng với hư vô
Đắp lên thân thế một tờ hư danh
Như con sao biển gãy cành
Nằm phơi thân chết ngon lành vô tư
Đắp lên thân thế một tờ hư danh
Như con sao biển gãy cành
Nằm phơi thân chết ngon lành vô tư
Tuy phải ngồi trầm ngâm cùng hư vô,
nhưng Quan Duơng, nguời chiến sĩ đã từng cầm súng và cầm viết, đã chợt tỉnh và
nhận thức được sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, hôm nay và mai sau:
Nhục đau này để lại cho con
Dòng máu đó muôn đời bất khuất
Trên bản đồ không còn đất nước
Nhưng trong hồn tổ quốc muôn
năm
Thì ra chế độ nào cũng phải sụp đổ. Các
chế độ độc tài lần lượt ra đi. Cộng sản chắc chắn cũng phải cuốn gói. Dân Việt
trường tồn. Tổ Quốc muôn năm!
No comments:
Post a Comment