NHẤT THỂ VÀ TOÀN TRỊ
Ngô Quốc Sĩ
Hội Nghi Trung
Ương 6 đảng cộng sảnViệt Nam vừa kết
thúc với những tiếng vang khác nhau. Hà Nội coi đó là một thành công mỹ mãn,
giúp cải tổ cơ cấu và cải tiến lãnh đạo để đưa đất nước đi lên. Người khác lại
cho rằng, hội nghị chẳng có gì đáng nói, vì chỉ bàn tới chuyện tập trung quyền
lực,kỷ luật nội bộ, mà không đề cập tới những vấn đề cấp thiết của đất nước,
như kinh tế suy thoái, đối ngoại căng thẳng, chính trị rối ren..
Theo Tiến
sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên đề chính của Hội nghị Trung ương 6, là vấn đề tổ chức nhân sự và cả các vụ đại án.
Đúng thế Hội Nghị Trung Ương lần này tập trung vào chủ đề “nhất thể
hóa”, nhằm mục đích thâu tóm quyền lực của nhà nước vào quyền lực của đảng, nhằm
củng cố sức mạnh của đảng để thực hiện chủ trương độc tài toàn trị một cách triệt
để.
Cụm từ “nhất thể hóa” được minh giải là thống nhất quyền lực để tránh
tình trạng trùng lặp, phung phí nhân lực
và tài chánh..Trong ý hướng tập trung quyền lực đó, Ban Chấp Hành
Trung ương đã quyết định kết thúc hoạt động của một số ban ngành, như Ban Chỉ đạo
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ
Ngoại giao. Cũng cần nói thêm rằng,
Hội
Nghị đã quyết định kỷ luật một số nhân vật nòng
cốt như Nguyễn Xuân Anh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng, Ủy Viên Trung Ương Đảng, bị
cách chức, sau Đinh La Thăng và Đinh Thế Huynh, đồng thời nâng cấp nhiều vây cánh của đảng
chủ Nguyễn Phú Trọng như Trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc và Giám đốc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng vừa được bầu vào Ban Bí thư
Trung ương Đảng.
Quan trọng nhất là Hội Nghị đã hướng tới việc sát nhập chính quyền các tỉnh với đảng ủy tại địa phương,
và sát nhập chức vụ Chủ Tịch nước với Tổng Bí Thư đảng tại trung ương. Nếu ý hướng
này được thực hiện, thì đây qủa là âm mưu của Nguyễn Phú Trọng, muốn loại bỏ tất
cả những ai không thuộc phe bảo thủ giáo điều của ông từ trung ương đến địa
phương, để thâu tóm quyền lực vào đảng là quyền lực tối cao và duy nhất!
Khuynh hướng
sát nhập chính quyền vào đảng quyền, chính là rập khuôn theo Trung cộng, mà Tập
Cận Bình là khuôn mẫu của Trọng. Hiện
nay, Tập Cận Bình là Chủ Tịch nước, đồng thời cũng là Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Trung Quốc, kiêm luôn Quân Ủy Trung Ương! Hiện thời, Trọng giữ đang nắm chức Tổng Bí Thư, kiêm Quân Ủy
Trung Ương để nắm luôn quân đội. Nay nếu Trọng nắm luôn chiếc ghế Chủ Tịch nước
thì rõ ràng, Trọng sẽ là Tập Cận Bình của Việt Nam!
Phải nói rằng,
đây là một bước tiến, đúng hơn là một bước lùi quan trọng. Từ thời khai sinh chế
độ cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nắm vai Chủ Tịch nước, nhưng chức vụ Tổng
Bí Thư vẫn nhường cho một tên cộng sản đàn em nào đó, như Trần Phú, Trường Chinh, Lê Duẫn.. Đến nay,
cộng sản Việt Nam vẫn duy trì truyền thống đó, với Trần Đại Quang làm Chủ Tịch
Nước và Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư kiêm Quân Ủy Trung Ương. Nếu sau Hội
Nghị Trung Ương 6, chức vụ Chủ Tịch nước được sát nhập với chức vụ Tổng Bí Thư
thì qủa là một một bước lùi quan trọng, hoàn toàn đi ngược trào lưu dân chủ của
thế giới và các vận động dân chủ đang bừng khởi tại Việt Nam.
Tìm hiểu các
thể chế dân chủ, chúng ta nhận thức rằng, không thể có hiện tượng “nhất thể
hóa”, sát nhập Nhà Nước với đảng hay Quốc Hội với đảng. Tam quyền phân lập là
nguyện tắc căn bản nhằm bảo đảm tính cách độc lập giữa các cơ chế Lập Pháp Hành Pháp và Tư Pháp để bảo đảm dân chủ. Tại Trung Quốc, họ Tập nắm tất cả
quyền lực trong tay, nên không thể có
dân chủ tự do và nhân quyền. Tôn giáo bị triệt hạ như Pháp Luân Công, trí thức
bị đàn áp như Lưu Hiểu Ba, chính trị bị thanh trừng như Bạc Hy Lai, Giang Trạch
Dân, Truơng Khánh Hồng.
Tại Việt Nam,
Điều 4 Hiến Pháp đã đặt đảng cộng sản vào vị trí tối thượng, siêu quyền lực,
nên mới đưa đến tình trạng dân chủ bị bóp chết, tự do bị tước đoạt và nhân quyền
bị dẫm nát từ
xưa đến nay, như Tướng Trần Độ trước kia đã nhận
xét: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo nhà nước và xã hội. Thế thì chỉ có đảng là trên cả nhà nước, trân cả nhân dân, và đó
là nguyên lý phản dân chủ nhất!”
Giáo Sư Trần
Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng đã từng có những nhận xét tương tự: “Điều 4 đã đặt đảng cộng sản Việt Nam vào vị
thế siêu quyền lực, siêu pháp luật, không chịu bất cứ một sự giám sát nào, kể cả
cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước là Quốc Hội. Nói khác đi, đảng không chịu
sự kiểm soát của nhân dân, mà đang ngồi trên đầu trên cổ nhân dân..”
Hôm nay, Hội
Nghị Trung Ương 6 có ý hướng sát nhập chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước với Tổng Bí Thư
Đảng, cũng như Ủy Ban Nhân Dân tỉnh với Tỉnh Ủy, thì chính là tái khẳng định
vai trò siêu quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam, và như thế đúng là phản dân
chủ một cách trắng trợn, và hẳn đó là một
bước lùi, hoàn toàn trái ngược với trào
lưu dân chủ đang phát triển trên thế giới.
Có người lạc
quan nghĩ rằng, nếu nhất thể hóa chức vụ Chủ Tịch nước với Tổng Bí Thư thì Chủ Tịch Trần Đại Quang sẽ loại bỏ đuợc Tổng
Bí Thư Nguyễn Phú Trọng? Thực tế hoàn toàn trái nguợc. Nếu có sát nhập, thì Nguyễn
Phú Trọng sẽ chính thức loại bỏ được Trần Đại Quang, để một mình, hay một
đàn em thân tín, ngồi chễm chệ trên đỉnh cao quyền
lực tương tự như Tập Cận Bình tại Trung quốc!
Tóm lại, cộng sản
Việt nam vẫn hô hào đổi mới, chỉnh đốn, cải tiến, nhưng đàng sau những luận điệu tuyên truyền phỉnh gạt đó, tất cả vẫn y
nguyên, vẫn là “vũ như cẩn”, vẫn độc tài toàn trị, độc đảng độc tôn, thậm chí còn độc tài và sắt máu hơn trước.
Con đường cứu nước của dân Việt là con đường đấu tranh giải thể chế độ cộng sản,
bởi lẽ, “cộng sản không thể thay đổi mà
chỉ có thể thay thế”, đúng như lời khẳng định của Yeltsin..
No comments:
Post a Comment