Saturday, July 1, 2017

VŨ HOÀNG CHƯƠNG THƠ SAY CHAN CHỨA SẦU CHINH CHIẾN

VŨ HOÀNG CHƯƠNG
THƠ SAY CHAN CHỨA SẦU CHINH CHIẾN
                    
                                                                Ngô Quốc Sĩ
          Vũ Hoàng Chương được biết tới như một đại thi hào trên văn đàn Việt Nam từ miền Bắc trước 54 cũng như miền Nam sau 54. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại Hưng Yên, học tiểu học tại Nam Định rồi trung học tại Hà Nội và đi dạy tại Hải Phòng.
Tại đây, ông không ngừng sáng tác thơ  kịch. Sau đó về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" với Chu Ngọc  Nguyễn Bính. Năm 1944, ông  thành hôn với Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng.

          Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn. Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc với tập thơ Hoa đăng.
           Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai.
          Năm 1976, bị cộng sản  bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
            Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị như Thơ Say, Mây, Thơ Lửa, Rừng Phong, Ta Đợi Em Từ 30 năm, Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai..  
          Cần nói ngay là người ta thường đề cập tới Vũ Hoàng Chương như một nhà thơ say, say men và say tình, ít ai chia sẻ tâm tình yêu nước thương nòi của ông. Thực ra, đàng sau cái say cuồng đó, ẩn dấu một tâm trạng yêu nước và yêu người thiết tha.
          Nói về thơ say của họ Vũ thì không còn lời nào để diễn tả. Nếu Tản Đà được nhắc tới như một nhà thơ say với những câu thơ tuyệt vời “Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười” thì Vũ Hoàng Chương còn cuồng loạn hơn, say sướt mướt, say rã rời, say ngả nghiêng:
                   Say đi em
                   Say cho lơi lả ánh đèn
                   Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác                        thịt…

                   Say không còn biết chi đời
                   Nhưng em ơi
                   Đất trời nghiêng ngửa
                   Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ
          Nhưng đàng sau cái say ngả nghiêng điên rồ đó, thấp thoáng ẩn dấu một tâm trạng yêu nước, yêu đời và yêu người thiết tha. Thật vậy, nhà thơ họ Vũ đã từng ấp ủ mộng làm trai với chí tang bồng, nhưng hoàn cảnh không cho phép tác giả thực hiện mộng lớn, đành phải ngậm ngùi than thở như kẻ lạc loài, đầu thai lầm thế kỷ, như con thuyền bạt gió:
                   Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa
                   Bị quê hương ruồng bỏ giống nói                               khinh
                   Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
                   Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh                              đênh

                   Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
                   Một đôi nguời u uất nỗi trơ vơ
                   Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
                   Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang                         sơ
          Với tâm hồn giản dị, nhà thơ rất chán ghét chiến tranh.Trong biến cố Mậu Thân, với những hố hầm chôn sống bao dân lành, Vũ Hoàng Chương  đã trải lòng thương cảm với các nạn nhân  từ quan đến dân, chết thảm do mộng xâm lăng ngông cuồng của miền Bắc. Ông tự hỏi sao người ta chưa chịu rút quân về?
          Bao nhiêu chàng trai ra đi
Bấy nhiêu cô gái đến thì hỏi xuân
Hết quan, tàn mấy miền dân
Cớ sao còn chửa kéo quân vơ về?
           Sau năm 75, chứng kiến cuộc đổi đời bi thảm, tự do rẫy chết, ý thức về cuộc chiến của nhà thơ càng rõ né hơn. Qua bài thơ “Đọc lại Người Xưa: Trần Đào” sáng tác khi họ Vũ bị cộng sản bắt giam tại khám Chí Hoà, bài thơ dấu kín nhưng được Hoàng Hương Trang phổ biến sau này, người ta sẽ hiểu thấu nỗi lòng u uất của thi sĩ trước thảm cảnh chiến tranh, gây tang tóc cho kiếp người nói chung và dân Việt nói riêng.
          Theo Trần Từ Mai, Vũ Hoàng Chương đã mượn ý Trần Đào đời Đường để nói lên thảm cảnh cuộc chiến Việt Nam làm cho dân Việt cà 2 miền đếu khốn khổ, tiêu biểu là chàng phải rời tay nàng lên đường chinh chiến, nàng mòn mỏi đợi chờ, nhưng cuối cùng  chỉ nhận được hung tín:
                      Chàng về trong mộng đêm đêm
                      Trẻ như măng, thịt da mềm như tơ
                      Ngày qua nàng vẫn trông chờ
                      Tháng, rồi năm, vẫn giấc mơ liền                                 cành
                      Biết đâu chàng đã trở thành
                      Xương tàn một nắm vô danh bên trời
          Thế là hết! Người trai đã nằm xuống trong lửa đạn, làm bờ sông bãi cát phải bồi hồi.  Đất mẹ biến thành đất chết, khô dòng lệ, trắng vành tang, như thể vết chém, nét sầu đến xương:
Bờ sông bãi cát bồi hồi
Đã khô rồi, đã trắng rồi, biết đâu
Chữ đồng tạc lấy cho sâu
Ai hay lẻ một nét sầu đến xương
          Tuy nhà thơ không nói trắng ra, nhưng ai cũng biết, nguyên nhân gây thảm họa lịch sử đó là cuộc xâm lăng của kẻ thù phương Bắc với lời thề “sinh Bắc tử Nam” của tuổi trẻ miền Bắc bị nhồi sọ và đầu độc bởi tuyên truyền cộng sản
             Là Nam Bắc, là âm dương
Lệ hay máu rỏ con đường nào đây.
          Thật oái oăm!  Con đường được mệnh danh là con đường giải phóng, tiêu biểu là Đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua Trường Sơn lại là con đường lệ máu trải dài từ Bắc vào Nam, con đường sinh tử, con đường âm dương. Bao chàng trai trẻ đã bị vùi lấp dưới xác lá Trường Sơn với lời thề “sinh Bắc tử Nam”! Rồi bao nhiêu tinh hoa đã ngã gục dưới chiêu bài giải phóng! Dương Thu Hương khi theo “đoàn quân giải phóng” đã ngồi phịch xuống vỉa hè khóc nức nở vì thấy mình bị lừa. Còn dân miền Bắc chỉ ngày đêm trông chờ quân miền Nam ra giải phóng. Thế mà thật nghịch lý, miền Nam bị bức tử, tự do rẫy chết, dân Việt tan tác, làm cho Vũ Hoàng Chương phải thốt lên:
                   Thương ơi, xương trắng bờ Vô Định
                   Nay vẫn phòng ai giữa giấc mơ.

                   Sông Vô Định, đống xương khô
                   Đêm đêm vẫn dệt giấc mơ khuê phòng
          Điều đáng nói là dù thấy dân Việt bị bức tử, tự do rẫy chết, Vũ Hoàng Chương cũng như toàn thể dân Việt đã không tuyệt vọng, trái lại  vẫn hy vọng một ngày mai tươi sáng trên quê hương sạch bóng thù, như thể giấc mơ của nàng khi chàng đã ra đi “Đêm đêm vẫn dệt giấc mơ khuê phòng..”

          

No comments:

Post a Comment