Friday, July 21, 2017

NHẬT NGÂN, AI GIẢI PHÓNG AI?

                                                                         Ngô Quốc Sĩ
          Nhật Ngân, tên thật là Trần Nhật Ngân, Nguyên quán  ở  Thanh Hóa, nhưng hầu hết cuộc đời ông sống ở HuếĐà Nẵng và Sài Gòn. Ông được biết đến nhiều qua một số tác phẩm trước 1975 như "Tôi đưa em sang sông" , "Đêm nay ai đưa em về?" "Mùa xuân của mẹ",  "Xuân này con không về", "Qua cơn mê", "Một mai giã từ vũ khí". Sau 75,  bản "Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh" đã được phổ biến khắp nơi.   
 
          Ông vượt biên năm 1982 sang Thái Lan, rồi sang định cư ở Mỹ năm 1984. Ông còn có bút hiệu khác là Trịnh Lâm Ngân khi viết chung với Trần Trịnh .
                Là một nhạc sĩ, đồng thời cũng là một chiến sĩ, Nhật Ngân đã đem hết tim óc để phục vụ quê hương qua dòng nhạc thắm đượm tình tự dân tộc.
          Trước hết, ông đã ca ngợi tình yêu như một dấu ấn thật dễ thương trong đời, khi anh và em sóng bước bên nhau dưới trời sao lấp lánh:
                   Đêm nay tôi đưa em về
                   Đường khuya sao trời lấp lánh
                   Đêm nay tôi đưa em về
                   Mắt em sao chiếu long lanh 
           Đã từng bước chung một lối, tay trong tay ân cần, nhưng hoàn cảnh thật oái oăm, tay lại phải rời tay, anh và em mỗi người một ngã làm tim anh thổn thức:
                   Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng                              niu ân cần
                   Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió                              buốt trái tim
                   Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi                                   mình không quen
                   Đừng bước chung một lối mòn, có đâu                            chiều nay tôi buồn 
  1.           Tình yêu là thế! khó mà tránh khỏi sóng gió. Nhất là tình yêu thời chinh chiến loạn ly ít khi trọn vẹn, thường đôi ngã ngăn cách, kẻ hậu phương người tiền tuyến, chỉ biết mơ về người yêu xa xăm
                  Rồi thời gian lặng lẽ trôi,
                   Đời tôi là chiến binh đi khắp phương                               trời
                   Mà đời em là ước mơ,
                   Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng                              trông chờ 

                Tuy đẹp, nhưng không không dấu nổi thương đau! Xa mặt thì cách lòng, nên khi anh phải cầm súng nơi tiền tuyến, thì cô gái hậu phương cũng lặng lẽ sang ngang! Thế là gây phút biệt ly đã đến. Nàng thay lối đi, vui với duyên mới, còn chàng một mình ôm kỷ niêm buồn, như một vết thương chinh chiến khôn nguôi:
                   Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa                       thay con thuyền ?
                   Giờ phút cuối đến tiễn em, nhìn xác                          pháo vướng gót chân
                   Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong                              bùn khi mưa..
                   Nàng đã thay một lối về, quên cả                                 người trong gió mưa

          Buồn vì mất người yêu, người chiến sĩ còn thổn thức vì nhớ mẹ già  đang mòn mỏi trông chờ con về đoàn viên trong ngày xuân.
                   Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
                   Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
                   Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về,
                   Nay én bay đầy trước ngỏ mà tin con                           vẫn xa ngàn xa
          Biết mẹ mong chờ, nhưng con đành lỗi hẹn, vì còn phải sát cánh với các chiến hữu nơi sa trường. Tình em, tình mẹ tuy cao qúy, nhưng tình huynh đệ giữa những người cầm súng, đã từng thề sống chết bên nhau cũng không kém thiết tha:
                   Con biết không về mẹ chờ, em trông.
                   Nhưng nếu con về bạn bè thương                                   mong.
                   Bao đứa trai cùng chào xuân chiến                                trường
                   Không lẻ riêng mình êm ấm?
                   Mẹ ơi, con xuân này vắng nhà.

          Chiến tranh gây tang tóc chia ly, làm tình duyên gián đoạn, tình mẹ ngăn cách, nên dù phải chấp nhận chiến tranh như một tất yếu của lịch sử, Nhật Ngân cũng không thể dấu được nỗi lòng chán ghét chiến tranh:
                    Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh                               chiến tàn
                   Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
                   Ngoài con tim héo em ơi !
                   Xin trả lại đây, bỏ lại đây
                   Thép gai giăng với lũy hào sâu
                   Lỗ châu mai với những địa lôi
                   Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn                           lại đến mãi bây giờ
          Từ nỗi lòng chán ghét chiến tranh, Nhật Ngân đã mơ về một ngày  quê hương im tiếng súng, dân Việt vui hưởng hòa bình, trở về với cây đa khóm trúc hàng cau, với ruộng đồng và cầu tre vắt vẻo:
                   Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi                       rồi
                   Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ                          mất năm nao
                   Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
                   Với cây đa khóm trúc hàng cau
                   Với con đê có chiếc cầu tre
                   Ðã bao năm vắng chân anh
            Ngày ước mơ đó thật tuyệt vời, quê hương có suối ngọt tuôn dòng, tay em vươn dài dệt tình nồng thắm trong một mùa hội lớn của dân tộc:

                   Rồi đây qua cơn mê,
                   Sông cạn lại thành giòng
                   Suối về ngọt quê hương
                   Ngày đó tay em dài
                   vun cuộc tình thật đầy
                   mơ toàn truyện trên mây…
                   Ta mặc tình rong chơi
                   Cùng nhau ta sẽ đi,
                   sẽ thăm bao nơi xưa,
                   Vui một thuở lênh đênh.. 
          Nhưng oái oăm thay! Giấc mơ thanh bình đó đã bị kẻ thù dẫm nát. Ba muơi năm chiến đấu bảo vệ miền Nam trở thành mây khói! Miền Nam bị bức tử. Tự do rẫy chết! Cộng quân phương Bắc, nhân danh chiêu bài giải phóng, đã xâm chiếm miền Nam, thu tóm cả nuớc vào cùm Đỏ. Thật mỉa mai! Trong khi dân chúng miền Bắc ngày đêm trông chờ quân đội miền Nam ra giải phóng miền Bắc, thì hỡi ôi, miền Nam đã bị bức tử. Giải phóng  chỉ là xâm lăng. Thống nhất  là áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên toàn cõi Việt Nam..Trước thảm nạn đó, Nhật Ngân đã dõng dạc lên tiếng hỏi thẳng bọn xâm lăng từ miền Bắc, anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?
         
                    Nếu tôi có được phép thần thông
                  tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn                                           năm năm về trước 
                   để cho anh thấy Giải Phóng được 
                   Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng                            anh 
           Hỏi chính là trả lời như một khẳng quyết, từ hang cùng ngõ hẹp, từ lòng từng người dân phẫn uất:
                   Tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn 
                   Từ lầu cao, từ phố đông 
                   cho tới nơi hang cùng ngõ hẹp 
                   bùn lầy đọng một chút tối tăm 
                   tôi sẽ đưa anh hỏi thăm từng nhà 
                   Họ sung sướng không, họ có mong                                anh, 
                   mong các anh về giải phóng không                                   anh 
          Thế đó. Màn sắt đã phủ xuống. Bao nụ cười chợt tắt trên môi. Thế là giải phóng đó sao?
                   Biết anh có chợt nghĩ gì không
                   khi thấy quanh anh bao nhiêu nụ cười                       trên môi chợt tắt
                   và anh ơi thấy gì?
                   Ôi hạnh phúc đâu?
                   Ôi Giải Phóng đâu?



No comments:

Post a Comment