Sunday, July 30, 2017

ĐẶC ỦY NHÂN QUYỀN ĐỨC TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN CỦA BÀ TRẦN THỊ NGA

ĐẶC ỦY NHÂN QUYỀN ĐỨC
TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN CỦA BÀ TRẦN THỊ NGA
July 29, 2017
* Lê-Ngọc Châu
Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức, Bà Baerbel Kofler, đã tuyên bố vào ngày 26.7.2017, như sau:

Sự tuyên án rất nặng đối với bà Trần Thị Nga đến chín năm tù bởi một tòa án ở Việt Nam đã làm cho tôi kinh hoàng. Trần Thị Nga đã sử dụng các phương tiện một cách ôn hòa bình để chống tham nhũng và độc đoán cũng như tranh đấu công lý cho các nạn nhân, quyền lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến (sự góp phần) của bà ta đã được khen thưởng bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay.
Như trong trường hợp của “Mẹ Nấm”, một blogger Việt nổi tiếng, người trước đây ít hơn một tháng đã bị kết án đến mười năm tù vì sự dấn thân tranh đấu cho nhân quyền của bà, phán quyết này cũng đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền mà Việt Nam công nhận và vi phạm Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân sự và chính trị, mà Việt Nam là thành viên. Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ tự do ngôn luận (freedom of speech) và tự do báo chí.
Bản án không hợp lý là đi ngược lại với hiến pháp cải cách của chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguy cơ) làm mất danh tiếng của mình vì quá bộp chộp (có tính cách khinh xuất) như một chính phủ cải cách theo định hướng hiện đại hóa qua việc này.
Tư tưởng của tôi luôn đồng hành với gia đình bà Trần vì họ đang chịu đựng một tai họa to lớn do bản án này gây ra.
Nhà hoạt động Nhân quyền Trần Thị Nga, sinh ngày 28/04/1977 tại tỉnh Hà Nam, là một bà mẹ có bốn con (hai đứa con trong số đó chỉ mới bốn và bảy tuổi). Vì sự hoạt động của Bà Trần mà bà ta đã nhiều lần là nạn nhân của các cuộc tấn công bởi lực lượng an ninh. Tháng 1 năm 2017, bà đã bị bắt (khoảng ba tháng sau sự bắt giữ blogger nổi tiếng và nhà hoạt động “Mẹ Nấm”). Trong một phiên tòa, ban đầu dự định là hai ngày, cô đã bị kết án chín năm tù vào ngày 25 tháng 7 vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” và năm năm quản chế tại gia. Chồng bà Trần và thân nhân của bà đã không được phép tham dự phiên tòa.
• © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Chiều 29.07.2017)



No comments:

Post a Comment