VIỆT NAM CHUẨN BỊ ĐƯƠNG
ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC
Greg Torode Reuters
Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ
trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên
đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh
điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam
là đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài
Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên
mọi mặt trậnkhác, các quan chức cao cấp và giới thạo tin nói với Reuters.
Chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế
hoạch phòng ngự. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào vị trí “sẵn sàng chiến đấu
cao” – một tín hiệu cho thấy sẵn sàng cho việc bị tấn công bất ngờ. Cả Sư đoàn
308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc cũng được đặt vào tình trạng này.
Việt
Nam và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Điểm
bùng phát bây giờ có thể là Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chúng
tôi không muốn có xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào
chính sách ngoại giao của mình.” - Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam
đề nghị giấu tên cho Reuters biết. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải sẵn sàng
cho điều tồi tệ nhất.”
Đáng chú ý hơn cả, Hà Nội đang xây dựng
lực lượng phòng vệ hải quân rất lớn từ chỗ gần như không có gì, bằng việc mua
sáu tàu ngầm lớp Kilo cao cấp từ Nga.
Trong vài tháng gần rồi, chiếc tàu ngầm
đầu tiên đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và
nước ngoài cho biết, và đây là xác nhận đầu tiên về sự hiện diện của tàu ngầm
Việt Nam trong vùng biển chiến lược.
Về mặt quân sự, có thể thấy phần nào
không khí căng thẳng tại trụ sở Sư đoàn 308 phía tây bắc Hà Nội. Đây là đơn vị
quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các tướng lãnh quân sự cao cấp liên tục
nhắc đến việc “sẵn sàng chiến đấu cao”.
Cụm từ này được ghi trên bảng lớn bên
dưới ảnh tên lửa và chân dung người sáng lập cách mạng Việt Nam, ông Hồ Chí
Minh, cùng ảnh anh hùng quân đội huyền thoại, Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nằm ở giữa vùng núi non hiểm trở phía
bắc Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ xưa của đồng bằng Sông Hồng, Sư đoàn 308
là đơn vị quân đội lâu đời nhất của Việt Nam và vẫn đang trấn giữ hiệu quả khu
vực phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.
Một quan chức cao cấp, Đại tá Lê Văn
Hải [Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308], nói ông không thể bình luận về Trung Quốc,
cho thấy sự nhạy cảm của chủ đề này về mặt chính thống. Nhưng Việt Nam sẵn
sàng đẩy lùi bất cứ lực lượng nước ngoài nào, ông nói với Reuters trong cuộc viếng
thăm hiếm hoi của một phóng viên nước ngoài.
Ông Lê Văn Hải phát biểu: “Sẵn sàng chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của
sư đoàn, của Bộ Quốc phòng và của quốc gia. Chúng tôi có thể xử lý bất kỳ tình
huống bất ngờ hoặc không mong đợi nào... Chúng tôi luôn sẵn sàng.”
“Sẵn sàng chiến đấu cao”, cùng với các
đề cập về “tình hình mới”, đang được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn văn của
quan chức cao cấp khi đến thăm các căn cứ quân sự và trên nhiều ấn phẩm của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giới chức ngoại giao nói cụm từ này cũng thường được
nhắc đến trong các cuộc gặp với các phái đoàn quân sự nước ngoài.
Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc
phòng Úc tại Canberra, người đã nghiên cứu quân sự Việt Nam từ cuối thập niên
1960, cho biết: “Khi Việt Nam nhắc đến
“tình hình mới” thì là họ đang sử dụng một cụm từ được mã hóa đề cập đến khả
năng đối đầu hoặc xung đột quân sự ngày càng cao với Trung Quốc, đặc biệt là
trên Biển Đông”.
Trong khi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu,
các tướng lĩnh một thời tách biệt với thế giới của Hà Nội nay đang vươn ra tìm
đối tác chiến lược đa dạng. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí hiện đại, huấn
luyện và hợp tác tình báo. Hà Nội xây dựng quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các đồng
minh như Nhật, Úc, Philippines, cũng như Châu Âu và Israel.
Kết
quả của việc vươn ra bên ngoài là các đợt mua bán vũ khí, các chuyến tàu đến
thăm và hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tuy nhiên có giới hạn. Hà Nội
không tham gia liên minh quân sự với các nước vì trung thành với chính sách ngoại
giao độc lập.
Các nguồn tin nói với Reuters Việt Nam
đang muốn mua thêm máy bay ném bom Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ
khí Châu Âu, Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển, và trinh
thám không người lái. Việt Nam mới đây cũng nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng
không, trang bị thêm radar giám sát cảnh báo sớm, và các hệ thống tên lửa đất đối
không từ Nga.
Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế
Stockholm (SIPRI) ước tính rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng vọt và bỏ
xa những hàng xóm Đông Nam Á khác trong thập niên vừa rồi.
Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh
khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận xét: “Họ không
làm việc này chỉ để diễu binh... họ đang thực sự xây dựng sức mạnh quân đội”.
Mặc
dù các đảng cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng
về chính trị, hai quốc gia này đã từng có lịch sử xung đột vũ trang và một thời
gian dài mất lòng tin vào nhau.
Một nghiên cứu mới tiết lộ cuộc chiến
tranh Việt – Trung năm 1979 thực ra khốc liệt hơn người ta từng biết rất nhiều,
kéo dài dai dẳng mãi đến giữa thập kỷ 1980. Cả hai bên đã đụng độ trên biển năm
1988, khi Trung Quốc lần đầu tiên chiếm đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Sự kiện
này vẫn là vết thương rỉ máu trong lòng Hà Nội.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn một quần
đảo khác trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc đối đầu với hải quân
Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Hà Nội vẫn phản đối hành động này của Trung Quốc.
Gần đây hơn, khi Trung Quốc đưa một
giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp trong 10 tuần khoảng giữa năm ngoái, bạo
động chống Trung Quốc đã xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Giàn khoan được đưa đến khu vực cách
thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý. Sự việc này đã thay đổi thế trận, các quan chức
Việt Nam nói riêng với Reuters, củng cố thêm nghi ngờ về Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình trong giới lãnh đạo quân đội và chính trị Hà Nội.
Việt
Nam điều hàng chục tàu dân sự ra đối đầu với 70 tàu chiến và tàu tuần dương
Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan vào khoảng giữa năm 2014.
Một sỹ quan hải quân Mỹ đã về hưu nói:
“Đó là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta Biển
Đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào.”
Về phần mình, các chiến lược gia quân
sự Trung Quốc nhiều lần bực tức trước các nhà giàn mà Hà Nội tăng cường trong
vùng biển Trường Sa sau khi mất Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đang xây dựng ba
đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong đó có khu vực chiếm từ Việt
Nam năm 1988.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đến
Reuters một thông cáo cho biết quân đội hai nước có quan hệ thân thiện, gần gũi
và Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam xây dựng hòa bình trong khu vực.
Thông cáo cho biết: “Cả hai bên đã
trao đổi thẳng thắn về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]... cả hai bên nên tìm kiếm một
giải pháp cơ bản, bền vững mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.
Trong lịch sử, Trung Quốc từng khẳng định
chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông, trên một bản đồ có đường chín đoạn,
chồng lấn vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia
và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại
trong vùng biển này mỗi năm, trong đó có phần lớn lượng dầu nhập khẩu của
Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.
Việc Trung Quốc chú trọng bảo vệ căn cứ
tàu ngầm trên đảo Hải Nam – một căn cứ dự định cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử của
nước này – có thể là một điểm bùng phát xung đột khác. Trung Quốc trang bị máy
bay chiến đấu và rất nhiều tàu chiến hiện đại nhất đậu xung quanh khu vực đảo Hải
Nam. Hạm đội Nam Hải đóng gần bờ biển phía Bắc của Việt Nam, gần khu vực nước
sâu quan trọng để đi vào Biển Đông và các vùng biển phía dưới.
Các tướng quân đội Việt Nam thừa nhận
với khách nước ngoài là họ biết giới hạn của mình. Hai thập niên ngân sách quốc
phòng tăng hai chữ số đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân, không quân
và quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh hơn nhiều.
Các phái viên quân sự nước ngoài nói họ
vẫn chưa nắm được khả năng thực sự cũng như khả năng sử dụng vũ khí mới phức tạp
của quân đội Việt Nam. Họ gần như không được ra ngoài các phòng họp ở Hà Nội.
Các chiến lược gia quân sự Việt Nam
nói đang tạo ra “Khả năng phòng thủ chủ động tối ưu” – khiến chi phí của bất cứ
động thái nào của Trung Quốc chống lại Việt Nam sẽ tăng vọt, cho dù có xảy ra đối
đầu trên biển hay tấn công trên bộ dọc theo đường biên giới 1.400km giữa hai nước.
Ông Carl Thayer nói nếu xung đột xảy
ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ
Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói thông tin này được các chiến lược gia Việt
Nam cho biết.
Mục tiêu không phải là đánh thắng lực
lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an
tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các
nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn” – Ông Carl Thayer trình bày trong một thuyết
trình tại hội nghị ở Singapore tháng trước.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam không bình luận
gì về bài báo này.
No comments:
Post a Comment