TUẤN KHANH TRÁI TIM VIỆT NAM
Ngô Quốc Sĩ
Tuấn Khanh là một nhạc sĩ trẻ đa tài và đầy tâm huyết.. Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban
nhạc trẻ Sài Gòn lúc 15 tuổi và sáng tác nhạc từ
năm 17 tuổi.
Năm 2001, anh được bình chọn là một trong 10 nhân vật trẻ của Đông Nam Á có ảnh hưởng đến cộng đồng chung, do tạp chí East
Magazine tổ chức.
Từ năm 2003, anh tuyên bố sẽ không tập trung sáng tác những tình khúc thông thường, mà chuyển qua những
đề tài xã hội và đặc biệt, anh sẽ không xin phép kiểm duyệt các đĩa nhạc của
mình mà tự phát hành trên mạng.
Nói chung, nhạc Tuấn Khanh luôn chuyên
chở những thao thức của con tim với tình yêu nam nữ, tình yêu dành cho quê
hương và dân tộc đang bị đọa đày trên chính
quê hương mình.
Tình yêu nam nữ thì phải nói là chứa nhiều
bi đát. Tuấn Khanh đã cảm nghiệm được tình yêu như trái đắng. Không hẳn “tình
chỉ đep khi còn dang dở”, trái lại tình yêu không trọn vẹn đã làm cho con tim héo
hắt:
Ϲhiều
nghe tiếng lɑo xɑo
Ϲứ mong rằng gió sẽ mɑng người bước đi νề
Ƭừng ngàу trong tôi héo hắt
Ƭiếng ɑi cười đêm nɑу
Ŋgỡ như là xuân νề
ßiết yêu người nhiêu ƙhê
Ϲứ mong rằng gió sẽ mɑng người bước đi νề
Ƭừng ngàу trong tôi héo hắt
Ƭiếng ɑi cười đêm nɑу
Ŋgỡ như là xuân νề
ßiết yêu người nhiêu ƙhê
Biết yêu là nhiêu
khê, nhưng nào ai thoát khỏi lưới tình ?
Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không hiểu nổi. Khi yêu, con tim
trở nên mù lòa:
Mắt đã mù lòa vì
đợi tin xa,
Tóc trắng bạc màu vì nợ yêu nhau
Nào biết ngày sau trả nợ tình nhau
Tóc trắng bạc màu vì nợ yêu nhau
Nào biết ngày sau trả nợ tình nhau
Rồi như thể giận lẫy, tác giả đã muốn
trả lại tất cả, dù phải ra đi với hai tay trắng, chỉ mong thoát được phần nào
lưới tình vây bủa:
Dốc hết tình này ta
trả nợ người
Dốc hết tình này ta trả nợ đời
Trả hết tình tôi còn nợ không thôi
Dốc hết tình này ta trả nợ đời
Trả hết tình tôi còn nợ không thôi
Trả
hết, trả hết cho người
Trả luôn mắt môi nụ cười
Trả xong đời còn hư không
Trả luôn mắt môi nụ cười
Trả xong đời còn hư không
Nói là trả xong đời còn hư không? Chưa hẳn đơn
giản như thế! Có trả hết
nợ tình, thì vẫn còn nợ nước, nợ đời. Có dứt bỏ tình yêu nam
nữ, thì tình yêu quê hương dân tộc, vẫn còn mãi là một thao thức trong nhạc Tuấn Khanh.
Anh
đã nhỏ lệ cho đất
mẹ Việt nam hôm nay không còn là đất sống,
chỉ còn là sân khấu trình diễn những vở tuồng lố bịch từ thành thị đến thôn quê:
Ai đem từng trò hề
Đem đến thành thị
Đem
đến thôn quê
Ca ca hát hát ê chề
Ai
đem từng trò hề
Che khuất đường về
Gieo rắc u mê
Nơi quê hương đã lắm bộn bề
Anh tự hỏi, sao cộng
sản Việt Nam hôm nay cứ tiếp tục múa rối trên oan khiên dân tộc, đúng như Lưu Văn Vịnh đã mô tả thực trạng Việt Nam là “rối nước-nước
rối”:
Ai đem từng trò hề
Thay những mộ phần
Chôn lấp nhân gian
Cho quê hương nhỏ bé hoang
tàn
Chỉ vì ngoan cố và ngu xuẫn, tập
đoàn lãnh đạo Hà Nội, những tên hề vô tâm đã gieo tiếng khóc than thay cho tiếng
cười”
Gánh xiếc to sao không nghe tiếng cười
Tiếng vỗ tay sao như tiếng
khóc người
Vuốt mặt nhìn nhau bỗng thấy
nghẹn lời
Tuấn Khanh không còn nén được sự phẫn nộ trước
những trò hề bỉ ổi đang được tuyên truyền cộng sản tô bóng với những mỹ từ và
chiêu bài phỉnh gạt. Anh đã thét lên với giọng quát tháo:
Hãy gấp trang báo
Hãy tắt Tivi
Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề…
Mở mắt đi nhé
Hãy lắng tai nghe
Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng
Việt Nam nhìn nhau
Việt Nam nhìn mai sau
Hãy tắt Tivi
Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề…
Mở mắt đi nhé
Hãy lắng tai nghe
Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng
Việt Nam nhìn nhau
Việt Nam nhìn mai sau
Điều mỉa mai nhất là trong khi dân Việt
rẫy chết là tập đoàn lãnh Hà Nội đạo vẫn phè phỡn với những trò hề lố bịch! Cá
chết, biển chết và ngư dân cũng đang chết uất ức trước chủ trương làm chủ biển Đông
của Bắc Triều, cướp đi lẽ sống của dân Việt:
Ngửa mặt lên trời
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi
Tiếng thở than nào
Trên áo tang đẫm máu
Có tiếng ai về sau
Hay linh hồn nghẹn ngào?
Trên áo tang đẫm máu
Có tiếng ai về sau
Hay linh hồn nghẹn ngào?
Thật là vô vọng! Ngư dân sống với
biển cả, nhưng biển xanh đã bị nhuộm máu. Dân Việt bơ vơ mang chung niềm đau
truớc thái độ thờ ơ của lũ Việt Gian:
Biết về nơi nào
Khi biển xanh nhuốm máu.
Ai mang chung niềm đau
Khi nước Việt nghẹn ngào?”
Khi biển xanh nhuốm máu.
Ai mang chung niềm đau
Khi nước Việt nghẹn ngào?”
Tuy nghẹn ngào, Tuấn Khanh vẫn chưa mất
niềm tin vào tương lai dân tộc và thế giới. Anh đã mơ thấy con tim Việt Nam sống
dậy với những nhịp đập oai hùng trong cơn sóng gió
Em có hay không trái tim Việt Nam
Qua bao đau thương vẫn nguyên lẽ sống
Có rớt nước mắt vẫn ngẩng cao đầu
Người người chia sớt để qua bể dâu
Qua bao đau thương vẫn nguyên lẽ sống
Có rớt nước mắt vẫn ngẩng cao đầu
Người người chia sớt để qua bể dâu
Anh cũng đã mơ thấy con tim thế
giới với những giấc mộng huy hoàng làm bừng khởi cơn bão dân chủ:
Đêm qua ngủ quên giữa
trời
Ta bay vào trong thế giới
Bay trên hàng trăm giấc mộng
Âm vang đời đang bão lên.
Chỉ xin được thấy đất nước tôi tự do
Hãy nắm chặt bàn tay
Để gieo mầm sống ước mơ ngày mai
Việt Nam phải vẹn nguyên
Không thẹn cùng tổ tiên
Ta bay vào trong thế giới
Bay trên hàng trăm giấc mộng
Âm vang đời đang bão lên.
Cảm hứng với giấc mơ
dân chủ,Tuấn Khanh đã nắm tay dân Việt chỗi dậy, vươn vai Phù Đỗng, gieo mầm sống,
vun trồng tự do:
Nếu có chết ngày maiChỉ xin được thấy đất nước tôi tự do
Hãy nắm chặt bàn tay
Để gieo mầm sống ước mơ ngày mai
Việt Nam phải vẹn nguyên
Không thẹn cùng tổ tiên
Thế đó! Tuấn Khanh đã can đảm thách đố với bạo lực. Anh đã bị nhà
cầm quyền Hà Nội lên án là phản động: “Bài
hát ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ của tác giả Tuấn Khanh trong dĩa CD nhạc thu giữ
khi khám xét tại chỗ ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ‘mang nội dung kích động nhân
dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động.”
Nhưng Tuấn Khanh không hề
nao núng. Anh đã biết trước và sẵn sàng chấp nhận số phận dành cho người chiến
sĩ văn hóa “Nếu có chết ngày mai, chỉ xin
được thấy đất nước tự do..”
Oai hùng thay! Đáng cảm phục
thay!
No comments:
Post a Comment