Monday, September 25, 2017

LÊ VĂN KHOA, CHIẾN SĨ VĂN HÓA RẠNG DANH VIỆT TỘC

LÊ VĂN KHOA, CHIẾN SĨ VĂN HÓA
RẠNG DANH VIỆT TỘC
                                                       Ngô Quốc Sĩ
           Lê Văn Khoa sinh tại Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Ông đến Hoa Kỳ vào năm 1975. Ông viết nhạc với nhiều thể loại và đã soạn hòa âm về nhạc dân ca và nhạc phổ thông Việt Nam cho Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và Dàn Giao Hưởng Việt Mỹ .

           Lê Văn Khoa cũng là một Nhiếp Ảnh gia đã được nhiều giải thưởng. Năm 1968. Ông là người Việt đầu tiên có ảnh triển lãm ở Quốc Hội Hoa Kỳ.
          Một nét son đáng nhớ là ông đã ưu ái dành con tim cho trẻ thơ Việt Nam. Ông thổ lộTôi muốn thấy và nghe tiếng cười thơ ngây trên những gương mặt hồn nhiên của các em. Bởi vì, bom đạn đã làm nụ cười của các em không tươi lên được, thì đến với chương trình, các em phải thật sự vui.”
          Với con tim dành cho trẻ thơ, ông đã viết cho em bé Việt Nam những nốt nhạc  tha thiết như lời ru vỗ về của Mẹ Việt Nam
                   Nếu ai có hỏi em, Em là người nước                               nào?
                   Em sẽ xin thưa rằng, 
                   Em là người Việt Nam trong máu                                  xương. 
                   Hồn linh em, gan ruột em, óc tim, từng                        tế bào.. đây Việt Nam.
                   Dù em có ly hương, em luôn nhớ em là                          người nước Nam
. 
           Hiến con tim cho trẻ thơ, Lê Văn Khoa còn đóng góp tim óc cho nn văn hóa Việt Nam qua âm nhạc và nghệ thuật. Việt Hải gọi “Lê Văn Khoa – Một người Việt Nam, mãi mãi là một người Việt Nam, trong tinh thần mong ước quê hương được sớm có tự do, để cùng hát vang Hymn to Freedom”
          Đúng thế! Lê Văn Khoa là thể hiện của con tim Việt Nam. Ông luôn ấp ủ mộng xây dựng một quê hương thanh bình và phú cuờng, oai hùng, có dân chủ tự do, thay thế cho quê hương tủi nhục đang bị cộng sản đọa và thế giới coi khinh:
                   “Ta về dựng lại quê hương mình
                   Đem khí lực, đem ân tình
                   Đắp tô lại non sông sáng ngời
                   Người được từ nay thơ thới
                   Quyết xây Việt Nam Ta phú cường”
                   Viêt Nam oai hùng khi khắp từ ruộng                      đồng cùng phố phường nơi nơi vang                             ca khúc hát thanh bình.
                   Đón chào Việt Nam quê hương ngày                              mới, 
                   Việt Nam rực rỡ ngập trời phất phới                          ngọn cờ dân chủ sáng ngời
          Quê hương trong tâm tưởng của Lê Văn Khoa là một Việt Nam rạng rỡ, như thể “minh châu trời Đông”, rực rỡ ngập trời:
                   “Việt Nam thân yêu oai dũng
                   Việt Nam minh châu sáng ngời nơi nơi
                   Việt Nam muôn đời rực rỡ ngập trời
                   Tươi ngọn cờ dân chủ sáng ngời
                   Ôi! quê hương ! Bao yêu thương! tình                           mặn nồng quá…”
          Trong ý hướng làm đẹp quê hương, ông chủ truơng nâng cấp nền âm nhạc Việt Nam, ngang hàng với nghệ thuật âm nhạc thế giới, thay vì chỉ giới thiệu những danh phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới. Ông thôổ  lộ :“ Nếu làm như những người khác thì có rất nhiều người đã và sẽ làm. Tôi muốn làm khác.Riêng nhạc Việt mình thì ai nâng cấp nó đây? ..Vì nhạc Việt chưa được viết cho hợp ca hòa tấu nên tôi phải khai phá, mở lối mà đi. Việc không dễ, nhưng hy vọng việc làm này là một đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam.”
          Nhạc trưởng Vũ Thành đã ghi nhận công lao ý nghĩa đó:“Anh nghĩ và làm đúng! Nếu không ai làm thì nhạc Việt sẽ không bao giờ được quốc tế biết tới và đồng thời trình độ thẩm âm của tập thể di tản sẽ mãi quanh quẩn ở mức độ phòng trà, khiêu vũ rẽ tiền.”
           Lê văn Khoa nổi tiếng một phần qua các bản nhạc do chính ông sáng tác, nhưng phần lớn qua những hòa âm ông soạn cho các ca khúc, từ dân ca như Trống Cơm, Xe Chỉ Luồn Kim, Ta Tắm Ao Ta, đến thánh ca như Alleluia, Tìm Lại Anh Sao và tình ca, như như Mắt Biếc, Ngủ Đi Em, Tình Ca..  Đặc biệt, các bản trường ca như Symphony Vietnam, với dàn nhạc giao hưởng, được ban đại hợp xướng Ngàn Khơi  trình diễn thật tuyệt vời!
           Nhạc Lê Văn Khoa không những đi sâu vào lòng người Việt, mà cả thế giới. Ông tâm tình“Tôi quan niệm âm nhạc là một thứ ngôn ngữ, và tôi thấy rằng chung quanh mình có nhiều người nói ngôn ngữ khác nhau. Mình muốn nói chuyện với nhóm người nào thì phải dùng ngôn ngữ đó mới nói được. Âm nhạc cũng vậy, muốn người khác hiểu nhạc của mình thì phải dùng âm nhạc của chính họ. Do đó, tôi muốn đưa nhạc Việt mình ra thế giới, nhất là với nhạc giao hưởng. “
          Trong hành trình đưa nhạc Việt vào lòng thế giới, Lê Văn Khoa đã  đến Kiev, Ukraine trình diễn thánh nhạc.  Bà Kateryna Myronyuk, một nhạc sĩ chơi đàn Bandura, đã viết: “Bandura là cây đàn nhiều dây thích ứng với một âm vực rất rộng, có âm sắc mượt mà như nhung.  Ông Khoa bị thu hút ngay bởi khả năng linh động và âm sắc của nhạc cụ này.  Sự cởi mở của ông đối với đàn Bandura của chúng tôi đã cho ra đời mấy bài nhạc cải soạn dân ca Việt.  Thích ứng cho nhạc cụ Ukraine, đã làm ngây ngất hồn người….Khi trình diễn dân ca Việt, bài ‘Trống Cơm’ và “Se Chỉ Luồn Kim” trên đàn Bandura, chúng tôi biết mình đã  dự phần vào việc chưa từng có.  Chúng tôi được vinh dự trình diễn những tác phẩm này như một người đại sứ, nối liền hai nguồn văn hóa rất xa về địa lý, nhưng lại rất gần trong tim và tinh thần.”
          Với những đóng góp to lớn đó, Lê Văn Khoa xứng đáng là một nhà văn hóa. Phạm Kim Vinh đã gọi ông là một nhà văn hóa. Thái Đắc Nhã cũng gọi ông là chiến sĩ văn hóa“Anh đã quên tiền bạc để lo cho văn hóa, anh là một chiến sĩ không cầm súng nhưng lúc nào cũng bỏ hết tâm huyết để lo cho đất nước.” 
          Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí cũng ca tụng những đóng góp văn hóa của ông: Giáo sư là một người cả cuộc đời đã cống hiến cho nghệ thuật. Chính sự cống hiến của ông đã giúp cho văn hóa Việt Nam đã và đang phát triển khắp nơi trên thế giới.”

          Với con tim Việt Nam, Lê Văn Khoa đã làm nở mặt nở mày toàn thể dân Việt trước thế giới. Ông qủa là một nét son trong nền văn hóa Việt Nam mãi mãi trường tồn!

No comments:

Post a Comment