RỒI CŨNG PHẢI HÉ MIỆNG VÀ NGHIẾN RĂNG
Ngô Quốc Sĩ
Mối
liên hệ Việt Nam -Trung Quốc từ trước tới nay, vẫn được mô ta là hữu nghị “môi hở răng lạnh” với những mỹ từ thắm
thiết “4 tốt” và “16 chữ vàng” mà thực chất chỉ là một sự
lệ thuộc khiếp nhược và hèn hạ giữa một mẫu quốc và chư hầu.
Nay với những biến
chuyển trong bối cảnh chính trị thế giới
mới, người ta ghi nhận có vẻ đang có dấu hiệu thay đổi trong mối liên hệ Việt-Trung,
buộc cộng sản Việt Nam phải “hé miệng và nghiến răng” trước chủ truơng nuốt sống
đàn em của đàn anh Thiên triều..
Trở lại qúa khứ “ngậm miệng ăn tiền”
thì nguời ta vẫn thường nhắc tới thái độ câm như hến của Hà Nội trước cuộc hải
chiến Hoàng Sa do hải quân Việt Nam Cộng Hòa quyết tử với quân xâm lăng Trung
quốc năm 1974, đến thái độ vô tâm của Hà Nội truớc sự hy sinh của bao chiến sĩ
trong cuộc chiến biên giới năm 1979, cũng như thái độ vô cảm của Hà Nội trước cái
chết của 64 chiến sĩ hải quân tại Trường Sa năm 1988. Hà Nội cũng đã làm ngơ
trước sự xuất hiện của lá cờ Trung Quốc 6 sao tại Việt Nam năm 2011 trong chuyến
viếng thăm của Tập Cận Bình. Đăc biệt, thái độ khiếp nhược của Hà Nội khi Trung quốc ngang nhiên giết hại ngư dân, đem giàn khoan HD- 981 vào hải
phận Việt Nam năm 2014, làm dấy lên
phong trào chống đối quyết liệt của dân Việt trong nuớc cũng như ngoài nước.
Nhiều người sợ rằng, Hà Nội sẽ tiếp tục
ngâm miệng cho đến năm 2020, khi Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay Trung Quốc theo
mật ước Thành Đô. Nhưng trước tình hình thế giới mới, hình như Hà Nội không thể
ngồi yên, đành phải hé miệng lên tiếng
phản đối và nghiến răng giận dữ trước chủ truơng bành trướng của Trung Quốc.
Trước hết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 đã khẳng định:"Tất cả hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam được tiến hành
trong khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam
được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn là hoạt động kinh tế bình thường".
Bà Hằng còn nhấn mạnh vai trò của các nước trong khối ASEAN
trong việc duy trì hòa bình tãi biển Đông: “Lợi ích chung của các nước ASEAN
và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và Biển Đông.
ASEAN luôn nhất trí cần sớm có một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông hiệu
quả và ràng buộc về mặt pháp lý nhằm góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, an
toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong
đó có công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982”
Một diễn biến khác cũng rất đáng để ý, là Việt Nam đã mời
hãng thầu Exxon Mobil của Mỹ khoan dầu tại mỏ dầu khí mang tên
“Cá Voi Xanh” tại Truờng Sa bắt đầu từ
tháng 11 năm nay, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc về hoạt động hợp tác khai
thác dầu khí của các hãng nước ngoài với Việt Nam ở những vùng nằm trong phạm
vi “đuờng lưỡi bò 9 đoạn", tức
nơi mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình. Phóng viên Bill Hayton nói với
BBC Tiếng Việt rằng, dù Trung Quốc lên tiếng phản đối "Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật
pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh,"
Sự kiện Việt Nam mời công ty Exxon Mobil
khai thác mỏ dầu Cá Voi Xanh là một thay đổi đáng chú ý. Trước đây không lâu, cộng
sản Việt Nam đã yêu cầu một công ty con của tập
đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong
vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, do áp lực của Trung quốc. Kể từ đó,
truyền thông Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng im lặng một cách khác
thường. Giáo Sư Carl Thayer, Học Viện Quốc
Phòng Úc đã nhận định: “Sự đe dọa này của Trung Quốc đối với Việt
Nam cho thấy sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc."
Có
một chút gì khác biệt giữa Repsol của Tây Ban Nha và Exon Mobil của Mỹ chăng?
Hẳn nhiên là có, bởi lẽ thế lực Hoa Kỳ trên thế giới và sức mạnh Hoa Kỳ tại
biển Đông chính là chỗ dựa cho Việt Nam trước áp lực mạnh mẽ của Trung quốc.
Diễn
biến đáng chú ý nhất là việc cộng sản Việt Nam cho diễn tập bắn thử hỏa tiễn
Spyder mua của Do Thái, nhằm biểu dương sức mạnh tại biển Đông. Ngoài
SPYDER-MR, Việt Nam còn bắn thử nghiệm cả S-75M3, là biến thể S-75 (SA-2) được nâng cấp với những
kỹ thuật áp dụng trên S-300PMU-1, khiến
cho hai hệ thống này giao tiếp được với nhau tạo nên mạng lưới phòng không hợp
nhất. Bên cạnh đó, cả phiên bản tầm ngắn SPYDER-SR cũng được mang ra bắn thử.
Tin tức còn cho biết, Hà Nội đã cho mở rộng và tân trang sân bay tại Truờng
Sa nhắm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo của Việt nam truớc thái dộ ngang
ngược của Trung quốc. Thêm vào đó, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ còn tập trận
chung tại Tiên Sa chứng tỏ đang có sự hợp tác quân sự giữa Hà Nội và
Washington. Hạm Trưởng Hải Quân Mỹ Lê Bá
Hùng cho biết, theo thông
cáo báo chí của Hải quân Mỹ "Chúng tôi mong chờ hoạt động chung… phối hợp
với Hải quân nhân dân Việt Nam và người dân Đà Nẵng, dựa trên sự thành công và
những bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc diễn tập trước đây..”
Cũng
cần nhắc lại, mới đây chiến hạm USS John McCain đã ghé thăm Cam Ranh cũng là
một dấu hiệu khích lệ. Sự có mặt của chiến hạm USS John McCain là biểu tượng mạnh mẽ thể
hiện hướng đi tích cực của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam. Tàu McCain và tàu ngầm USS Frank Cable (AS 40) là các tàu hải quân Hoa Kỳ
đầu tiên thăm cảng quốc tế Cam Ranh kể từ
tháng 3 năm 2016. Tàu USS John S. McCain, thuộc hải đội tàu khu trục
DESRON 15, đang thực hiện tuần tra để hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn
Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương.
Những biến chuyển nói
trên chỉ dấu cho thấy Hà Nội đang có chút thay đổi trong ngôn từ và hành động.
Chưa biết sự thay đổi đó có được đẩy tới tầm mức thách đố và đối đầu với mộng xâm
lăng của Bắc Kinh không, nhưng ít ra cũng là tín hiệu cho thấy ý hướng Thoát
Trung vẫn chưa muộn!
No comments:
Post a Comment