Saturday, September 16, 2017

VIÊN LINH
MUÔN NẺO ĐƯỜNG TRẦN
      
                                                                      Ngô Quốc Sĩ
                Viên Linh là nhà thơ và nhà báo, đã chủ trương tạp chí “Thời Tập” vào những năm trước năm 1975 và tạp chí “Khởi Hành” “nối dài” từ trước 1975.

Ông đã từng là Chủ Tịch văn Bút Việt Nam Hải Ngoại với chủ trương duy trì nền văn học nghệ thuật miền Nam việt Nam, coi đó chính là dòng văn học nghệ thuật của dân tộc, mà  người Việt hải ngoại sau 30 Tháng Tư, 1975, còn duy trì và phát huy được.

          Thơ Viên Linh trải rộng qua nhiều lãnh vực, hầu như bao quát cả mọi ngõ ngách cuộc sống như chính ông đã xác nhận:
                   Thơ của tôi tịch mịch đền đài
                   Bát ngát tuyết đông sang
                   Biệt mù thu phong hỏa.
                   U huyền em cặp mắt đêm sâu
                   Lòng nhiệt đới lời ngọt ngào thổ ngữ
          Từ tâm thức lưu vong đến mối quan tâm về tuổi trẻ và tương lai, ông đã đem Thân-Tâm-Ý-Lời để chuyên chở tiếng khóc câu cười của nhân thế qua văn chương, cuộc đời và hạnh phúc:
                   Thơ đắm chìm kẻ sĩ lưu vong.
                   Thơ yêu đương ngược đường tuổi trẻ.
                   Thơ triều các phế hưng biển dâu quá                         khứ.
                   Thơ tro tàn trùng phục ngày mai…

                   Ba sinh hương lửa có gần
                   Gửi em đầy đủ Thân Tâm Ý Lời.
                   Gửi em tiếng khóc câu cười
                   Văn Chương, Hạnh Phúc, Cuộc Đời..
          Trên các nẻo đường trần, trước tiên phải nói tới đường Tình. Viên Linh đã trải lên đường tình những viên sỏi, những bông hoa thật đẹp, như thể những nụ thơm hạnh phúc chẳng cần biết hãy còn hay đã mất:
                   Yêu em, yêu những cái còn
                   Yêu luôn cái đã hao mòn từ xưa.
                   Yêu từ thời đại hoang sơ
                   Yêu sang man dại, yêu chờ u mê
                   Yêu đi chẳng ngại yêu v
                   Yêu em như thlời thma vương
          Tiếp đó, thơ Viên Linh cũng chuyên chở những cảm nghiệm mang tính triết lý về cuộc đời. Thường khi đêm về, nhà thơ  đã vắt tay lên trán mà tra vấn về nghĩ về ý nghĩa đời người và người đời, rồi chỉ thấy những  bóng hình mờ ảo. Nếu Ôn Như Hầu đã cảm nghiệm “ Cái quay búng sẵn trên trời, Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” thì Viên Linh cũng thấy cuộc đời chỉ là cõi u minh, vô thường sắc không theo triết lý nhà Phật:
                   Trên ba mươi tuổi ù lỳ
                   Đêm về kéo cửa ngày đi kiếm mình
                   Cảnh đời, một cõi u minh
                   Cảnh tôi thấp thoáng bóng hình những                          ai?
         Trong cõi u minh, nhà thơ chỉ thấy những oan khiên chồng chất, đói nghèo, chủ nghĩa, chiến tranh, đang nhận chìm con người xuống vực thẳm:
                   Thế kỷ ta đang sống
                   Chập trùng nhiều khúc quanh
                   Khu vườn đời đây đó
                   Càng ngày càng lan nhanh.

                   Mầm của mùa đói kém
                   Cây của mùa đao binh
                   Mầm của mùa chủ nghĩa
                   Cây của mùa điêu linh.
          Từ đường tình qua đường đời, Viên Linh đã buớc vào những nẻo đường đất nước. Mang tâm trạng một kẻ lưu vong nhìn về tổ quốc, nhà thơ đã giật mình nhớ tới Sài Gòn ngà ngọc, nay phải nhục nhã mang tên qủy dữ:

                   Hôm nay năm tận, Sài Gòn
                   Tôi nghe khiếp hãi tâm hồn già nua
                   Giật mình con quỉ ban trưa
                   Tiếc mùa hoan lạc hái chưa đủ hời.
           Chạy trốn qủy dữ ,thuyền nhân Việt Nam rời bỏ quê hương tìm một phần sống trong 99 phần chết, làm cho nhà thơ nghẹn ngào:
                   Hồn vẫn ở la đà Nam Hải
                   Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
                   Hồn còn tầm tã mưa rơi
                   Tháng Tư máu chảy một trời sương                              tan.
           Sau tháng Tư đen,Viên Linh chỉ còn thấy bóng dáng quê hương chìm khuất trong mưa sương. Trần Dần đã nhìn thấy quê hương mờ khuất “Tôi buớc đi, không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”thì Viên Linh cũng chỉ nhìn thấy quê hương rỉ máu, qua làn mưa rơi trong lòng:
                   Ta từ thân thế lưu vong
                   Chiếc hồn phiêu dạt tấm lòng mưa                               sương.
                   Cảm ơn trời đất muôn phương
                   Ta còn một mảnh Quê Hương điêu tàn
          Tất cả đã thay đổi. Sài Gòn mất tên. Người cũng thay lòng đổi dạ. Tình nghĩa phai nhạt, người ta nhìn nhau bằng con mắt cú vọ:
                   Nhận tin em một năm rồi
                   Thành xưa đã đổi con người đã thay
                   Cơn mơ chia biệt tháng ngày
                   Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.
          Hận ngất trời!  Tác giả muốn ném tủi hận vào hư không!
                   Mưa đưa tôi lại Sài gòn
                   Trán căng nhiệt đới hồn còn Đông                                Dương
                   Gặp em trở lại Lầu Chuông
                   Dang tay nện xuống Hư Không một                                 chày.
          Nện vào hư không thì hận còn nguyên, cuộc đời còn nghiệt ngã vì bọn ác thú còn nhỡn nhơ trên quê hương?
                   Cảm ơn câu hỏi bạn hiền
                   Hỏi ta Đất Nước mấy miền thổ ngơi?
                   Bạn hời bạn hỡi bạn ơi
                   Ba năm cóc chết, con người mấy năm?
          Thôi thì tạm quên những nẻo đường tình, đường đời, và những nẻo đường đất nước, để tìm lại chính mình. Nhưng trở về tìm lại chính mình, nhà thơ thấy càng thương cho mình, như thể cây chết đứng giữa lòng nhân thế đảo điên:
                   Thấy trăng mọc lúc bình minh
                   Thấy người lưu xứ lênh đênh Quê Nhà
                   Thấy tôi đập kính soi hoa
                   Trên cây nhân thế la đà trái đen.

                   Lúc này hình đất tượng cây
                   Đời ta như nước chảy đầy bãi xa
                   Chiều rồi lòng mở không ra
                   Mênh mông trong ngực mùa hoa hải                              tần.
          Thương cho vận nước, thương cho phận mình, nhà thơ đã cảm thấy chìm ngập trong bãi sầu, khi dương gian lún dần xuống vực thẳm:
                   Nước xa cuồn cuộn ra khơi
                   Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần
                   Bãi sầu trời ngập đến chân
                   Dương gian la lún nửa thân còn gì.
          Điểm đáng mừng là qua những vần thơ ai oán trên đường tình, đường trần và phận mình, đã lóe lên một tia sáng phục sinh. Viên Linh từ vực sâu đã chỗi dậy, đứng lên, hô vang tiếng gọi đáp lời sông núi:
                   Những ai vào kiếp phù sinh
                   Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời
                   Khi nào hết quỉ ngoài khơi
                   Ta vào lục địa ta hồi cố hương.

                   Cùng nhau dựng lại nguồn
                   Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình.
                   Ông Nghè về lại trong dinh
                   Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn.
          Thế là dân Việt buớc vào một vận hội mới, xây lại ngôi nhà Việt Nam đã đã đổ nát trong thời sử đen:
                   Việt Nam dựng lại sơn hà
                   Móng rồng năm lượt Quê Nhà phục                           hưng.
          Có tướng quân giữ ải, có ông nghè về dinh, có thư sinh dưi đèn.. Đó là quê hương phục hưng đã sạch bóng thù trong giặc ngoài..


No comments:

Post a Comment