Thursday, November 24, 2016

MỘT BÀI HỌC ĐẮT GIÁ



MỘT BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

          Ngày 22/11/2016 vừa qua, Quốc hội CS Việt Nam đã quyết định dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với hơn 92% phiều thuận (454 đại biểu).
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), nói : “một trong những lý do là giá thành của nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước, việc đầu tư không cạnh tranh được về kinh tế”.
          Ông Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho biết vào năm 2009, chính phủ đã dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9-10% nên nhu cầu tăng trưởng điện sẽ là 17-20%. Do đó, chính phủ đã lấy phương án 22% để điều hành. Nhưng hiện tại tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự đoán, chỉ có 6-7%, nên tốc độ tăng trưởng điện chỉ còn khoảng 11% trong 5 năm tới và 7-8% sau 10-20 năm nữa. Ngoài ra, một lý do nên ngừng dự án là vì nợ công đã sát trần. Ông nói thêm rằng việc đề xuất dừng dự án điện hạt nhân là một sự dũng cảm.
          Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, nói: “Quyết định dừng dự án hạt nhân Ninh Thuận không dễ nhưng là đúng đắn.Việc dừng dự án không phải với lý do công nghệ, an toàn mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay”.”. Ông nói thêm  “đầy là bài học sâu sắc, làm sao nâng cao trình độ cán bộ nhất là cán bộ làm chính sách chiến lược, quy hoạch chiến lược sát thực tiễn hơn”.
          Mặc dù có những thách thức về độ an toàn trong quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân, với những lo ngại về những vấn đề chưa sáng tỏ trong khảo sát địa chất, cùng với những lo ngại nếu có một thảm họa tương tự như Chernobyl hay Fukushima, chính phủ Đức tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022. chính phủ Thụy sĩ và Bĩ cũng tuyên bố dừng mọi kế hoạch xây dựng và sẽ hủy bỏ nhà máy điện hạt nhân. Thế nhưng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do vẫn được Quốc hội tán thành với tỷ lệ 77% (382 đại biểu), vào tháng 11/2009 , gồm 2 nhà máy, 1 nhà máy giao cho Nga, chi phí gần 8 tỷ USD, một nhà máy giao cho Nhật, mỗi nhà máy có công suất 2.000 MW, tổng cộng chiếm khoảng 5.7% về sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia vào năm 2030.
          Được biết ban đầu vốn dự kiến là 200.000 tỷ đồng,nhưng sau tăng lên gấp đôi, thành 400.000 tỷ đồng. Trong 7 năm từ khi khởi công cho đến này, chính phủ đã chi trả 1 số tiền khổng lồ (không biết bao nhiêu ?) cho :
         -Chi phí giải phóng mặt bằng cho 2 nhà máy.
        -Kế hoạch di dân ra và tái định cư của 1.288 hộ với 4.911 nhân khẩu sinh sống ở khu vực dự định sẽ xây nhà máy (huyện Thuận Nam và Ninh Hải).
        -Kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho nhà máy, khoảng 400 sinh viên được đài thọ gởi đi đào tạo tại Nga và Nhật .
        -Chi phí vay vốn của Nga và Nhật Bản.
        -Chi phí đền bù khi ngưng hợp đồng.
          Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), sau đó Việt Nam và các nước như Úc, Peru, Malaysia, Canada, Mexico, và Nhật cũng lần lượt tham gia, tổng cộng có 12 thành viên. Mặc dù bị sức ép cạnh tranh đối với 1 số mặt hàng nhưng đây là cơ hội để đưa nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, hàng gỗ, linh kiện của mình vào thị trường to lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Canada với thuế nhập khẩu là 0%, cho nên Cựu Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng mới đưa đề án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hầu có thể đáp ứng kịp nhu cầu về điện cho các hãng xưởng cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất hàng xuất khẩu trong tương lai một khi TPP bắt đầu khởi động. Một kế hoạch “Đón đầu”. Thế nhưng, câu hỏi liệu chính quyền hiện tại của Tổng thống Obama có thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua TPP hay không và sau bầu cử tổng thống Mỹ (11/2016), tân chính quyền có đồng ý hay không, còn bị bỏ ngỏ vì TPP sẽ chết nếu như Mỹ không tham gia.
          Nghĩ một cách thông thường, khi nhu cầu điện tăng thì phải xây dựng nhà máy phát điện. Việc lựa chọn công nghệ nào cho hợp với nhu cầu, điều kiện và khả năng của nước mình, đó là nhiệm vụ của những người trách nhiệm. Đoán trước được thời cuộc và nhanh chóng thay đổi quyết định khi tình thế thay đổi, để đem lại lợi ích hay tránh thiệt hại cho đất nước mình đó là tài của người lãnh đạo. Môt bài học đắt giá cho những người làm chính sách chiến lược quốc gia. 


Ngô Khôn Trí


No comments:

Post a Comment