Monday, October 31, 2016

JULIAN ASSANGE BIẾN ĐI ĐÂU?

JULIAN ASSANGE BIẾN ĐI ĐÂU?
          SGT NEWS: Các hãng truyền thông trên mạng, trong đó có Jewish Business News, lo ngại đưa tin Julian Assange, sáng lập viên của WikiLeaks, người đã bạch hoá hàng trăm ngàn hồ sơ, tài liệu gây bất lợi cho Hillary Clinton trong thời gian qua, đã bị mất tích, e ngại có thể bị ám sát hoặc bị bắt cóc.



          Có ba nguyên nhân dẫn đến sự lo ngại này:
          Thứ nhất, mạng lưới internet thế giới đột nhiên cùng lúc, xuất hiện âm thầm hàng loạt tin tức tối mật, bao gồm cả những hồ sơ liên quan đến quân đội Mỹ, Nga, Do Thái, Hoàng gia Anh, Scientology, các tổ chức bí mật, các đại công ty xuyên quốc gia, thậm chí cả những hồ sơ ở dạng ZIP có tên Steve Jobs HIV. Tất cả những hồ sơ được bạch hoá đều ghi ngày 01.01.1984. (?)
          Thứ hai, trước đây Julian Assange đã cảnh báo thế giới, trên mạng internet nếu xuất hiện dấu hiệu được mô tả là "Julian Assange dead man’s switch", điều đó có nghĩa ông bị bắt hay bị giết. Khi cảnh báo với thế giới như vậy, Julian Assange muốn cho mọi người biết, ông đã lường trước được tất cả những nguy hiểm ông phải đối diện, khi công bố những hồ sơ tối mật, phơi bầy những sự thật kinh tởm của các đại công ty và những nhân vật quyền lực số một thế giới, trong đó có Hillary Clinton. Ông cũng tin rằng, khi công bố như vậy, ông sẽ được an toàn hơn, vì những kẻ muốn ám sát ông sẽ ngần ngại khi ra tay, phần chúng sợ tai tiếng và phần sợ không mang lại kết quả gì khi, tất cả mọi bí mật của chúng đều được ông bạch hoá một cách tự động, ngay cả khi ông đã bị giết. 
          Được biết, kỹ thuật digital media hiện nay, cho phép bất cứ tin tức tài liệu gì, đều có thể TỰ ĐỘNG phổ biến trên internet vào bất cứ lúc nào người đó muốn, thậm chí cả chục năm sau, nếu chẳng may người đó bị mất tích hay qua đời.
          Thứ ba, theo Washington Post, nguồn tin chính thức từ Bộ Ngoại Giao Ecuador xác nhận, đã ra lệnh cho Đại Sứ của Ecuador tại London, tạm thời không cho Julian Assange sử dụng internet, vì những tin tức được WikiLeaks phổ biến đã gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc ngoại giao của chính phủ Ecuador: Không can thiệp vào nội tình các quốc gia khác. Bộ Ngoại Giao Ecuador cũng nhấn mạnh: Chính phủ Ecuador không muốn gây xáo trộn những cuộc vận động tranh cử tại Mỹ, cũng như không hề có ý hậu thuẫn bất cứ ứng cử viên tổng thống nào. Chính phủ Ecuador minh định, hoàn toàn độc lập khi đi đến quyết định này, chứ không hề chịu bất cứ áp lực nào của ngoại bang.
John Kerby, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng xác nhận: Mặc dù quan ngại trước những tài liệu được WikiLeaks bạch hoá, chính phủ Mỹ không hề có bất cứ sự liên hệ nào, đối với quyết định không cho WikiLeaks sử dụng internet của chính phủ Ecuador.
          Từ 3 nguyên nhân trên, các quan sát viên quốc tế nghi ngờ, vì Julian Assange đã xếp đặt sẵn "dead switch" cho sự mất tích của ông, nên khi chính phủ Ecuador không cho ông sử dụng internet, "dead switch" tự động kích hoạt, khiến tất cả các tài liệu tự động đồng loạt phổ biến. Điều này khiến nhiều người lo ngại​ tưởng ​ ​rằng, ông đã bị mất tích hoặc bị ám sát.
          Julian Paul Assange, 45 tuổi, ký giả Úc kiêm hacker tài ba, là sáng lập viên và chủ bút WikiLeaks, một tổ chức theo đuổi sứ mạng, mang SỰ THẬT đến cho nhân loại, chuyên sưu tầm và công bố trên internet các tài liệu tối mật của các chính phủ, các đại công ty và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, ông trở thành thần tượng và là niềm tự hào của tất cả những người yêu SỰ THẬT, đồng thời là ác mộng cho mọi hệ thống kiểm duyệt trên thế giới, cùng tất cả những đại ma đầu, trong đó có Hillary Clinton.
          Trong thời gian hơn 4 năm qua, sợ Anh quốc dẫn độ về Thuỵ Điển với cáo buộc cưỡng hiếp (điều được coi là nguỵ tạo nhằm hình sự hoá để bịt miệng) để rồi Thuỵ Điển sẽ dẫn độ về Mỹ,  Julian Paul Assange đã xin tỵ nạn tại Đại Sứ Ecuador từ tháng 8 năm 2012.
​          Hiển nhiên, việc chấp thuận cho Julian Paul Assange tỵ nạn, đã nâng cao uy tín của Ecuador trong cộng đồng thế giới suốt 4 năm qua. Nhưng đặc biệt ý nghĩa hơn, quyết định không cho Julian Paul Assange sử dụng internet từ ngày 17 tháng 10 vừa qua của chính phủ Ecuador, một lần nữa chứng tỏ, trong thời đại Internet, một người bình thường, nếu can đảm theo​ ​đuổi sứ mạng PHỤNG SỰ SỰ THẬT, người đó đủ làm cho các thế lực hắc ám trên thế giới phải kiêng nể, sợ hãi.

Hữu Nguyên (tổng hợp)​​
https://saigontimes.org/ 


No comments:

Post a Comment