CỰU TỔNG THỐNG
CLINTON
CHÊ OBAMA
Thật khá bất ngờ, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hôm
4/10 gọi việc thông qua đạo luật cải
cách chăm sóc y tế (Obamacare) của Tổng thống Barack Obama là “điều ngớ ngẩn nhất thế giới”
Phát biểu tại cuộc
vận động tranh cử cùng với vợ là ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton ở
Flint, bang Michigan, cựu tổng thống Clinton nói rằng, đạo luật chăm sóc sức khỏe
cho người thu nhập thấp (ACA hay còn gọi là Obamacare) chỉ có lợi cho người
già, người nghèo, người thu nhập thấp, trong khi đó khiến những người thuộc tầng
lớp trung lưu phải trả chi phí y tế cao hơn.
“Các bạn đã có một
hệ thống điên rồ khi bỗng nhiên hơn 25 triệu người được hưởng lợi từ chính sách
chăm sóc sức khỏe, trong khi những người còn lại phải quần quật làm việc, thường
là 60 tiếng một tuần, trong hoàn cảnh phí bảo hiểm tăng gấp đôi còn phạm vi bảo
hiểm thì giảm còn một nửa. Đó là điều điên rồ nhất trên thế giới", ông
Clinton nói
Trước đó, bà
Clinton từng nói rằng nếu đắc cử bà sẽ sửa đổi ObamaCare, song bà thường thận
trọng tránh chỉ trích đạo luật cải cách này của ông Obama.
Tuy nhiên, sau khi
đưa ra những chỉ trích khá bất ngờ trên, ông Clinton đã tìm cách “bào chữa”.
“Có thể thấy ACA đã làm được rất nhiều điều tốt… Lần đầu tiên trong lịch sử
chúng ít nhất chúng ta có thể cung cấp chế độ bảo hiểm cho hơn 90% dân số”, ông
Clinton nói. Ông cũng nhấn mạnh: “Tuy nhiên, vẫn có một nhóm người, chủ yếu là
chủ và người lao động các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứng chương trình này
và họ cũng không có quyền thương thảo”.
Jen Palmieri, cố vấn
cấp cao của bà Clinton, cũng bào chữa cho những bình luận của ông Clinton rằng:
“Trong khi ACA đã có nhiều tiến triển thì vẫn còn rất nhiều vấn đề về chi phí cần
phải khắc phục không chỉ cho doanh nghiệp nhỉ mà cả với một bộ phận người lao động”.
Những công kích hiếm
hoi của ông Clinton được đưa ra chỉ khoảng 100 ngày trước khi ông Obama kết
thúc nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 1 tới.
Dự luật bảo hiểm y
tế mới của Tổng thống Obama (PPACA hay ObamaCare) được ký vào năm 2010. Đạo luật
này thúc đẩy người dân Mỹ tăng cường mua bảo hiểm nhiều hơn và giảm chi phí thuốc
men, chữa bệnh, song lại ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hãng bảo hiểm và hãng
dược.
Mặc dù được cho là
có lợi cho bộ phận người nghèo, người thu nhập thấp song trên thực tế, ngày
càng nhiều người Mỹ tỏ ra e dè với chương trình ObamaCare. Không chỉ bộ phận
dân số giàu có, những người phải đóng thêm 5% thuế để tạo nguồn thu cho
ObamacaCare, ngay cả tầng lớp lao động cũng không còn quá mặn mà với chương
trình này.
Có nhiều lý do giải
thích cho tâm lý trên. Trước yêu cầu phải mua bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên,
không ít công ty đã lựa chọn cắt giảm biên chế vì không kham nổi chi phí mua bảo
hiểm theo quy định của ObamaCare.
Những công ty khác
lại chọn cách giảm giờ công của hàng nghìn lao động xuống dưới ngưỡng 30 giờ/tuần
theo quy định của Obamacare để giảm chi phí hoạt động cũng như số tiền phải
đóng cho các cơ quan bảo hiểm.
Kết quả là người
lao động, chưa được hưởng lợi ích nào từ chương trình bảo hiểm y tế toàn dân,
đã phải đối mặt đến cảnh mất việc làm và thu nhập giảm.
Đối với những thanh
niên thất nghiệp hay những người có thu nhập thấp, việc phải đóng khoản “đặt cọc”
ban đầu để tham gia bảo hiểm là không dễ dàng gì, kể cả khi đã được chính quyền
hỗ trợ.
Minh
Phương
No comments:
Post a Comment