SAO NỠ BÁN NƯỚC BUÔN
DÂN ?
Ngô
Quốc Sĩ
Dòng
thơ nhạc đấu tranh chống ngoại tặc và nội thù càng ngày càng rực lửa, hòa với
tiếng tiếng hô vang quyết bảo vệ đất mẹ của toàn dân, tiêu biểu như nhà thơ Ngô
Minh Hằng, Nguyễn Tấn Ích, Nguyên Thạch, và nhạc sĩ Trúc Hồ, Kiên Thanh, đặc biệt
là Phan Văn Hưng.
Phan Văn Hưng, người nhạc sĩ xuất thân
từ Tổng Hội Sinh Viên Paris ngày nào, từng nổi tiếng với ca khúc “Em Bé Tát Dầu”, nay trở thành một khuôn
mặt đấu tranh với những nốt nhạc xoáy động lòng người và giọng ca truyền cảm làm bao con tim rực lửa.
Trước hiện thực bi đát của quê hương do manh tâm bán nước của cộng sản Việt
Nam, Phan Văn Hưng đã cho phổ biến ca khúc “Chúng
Đi Buôn” đang được dân Việt khắp nơi đón nhận và hát vang như tiếng sóng Bạch
Đằng cuồng nộ trước thảm họa mất nước, mất dân và mất cả công lý nhân phẩm.
Vào nhạc, Phan Văn Hưng đã vẽ ra bức
tranh bi đát của Việt Nam như thể đống rác ngập trời và dân tộc chỉ còn là nạn
nhân bị đày đọa trong kiếp sống thương đau:
Rồi một mai em lên non cao
Trông về xa núi rác ngập sầu
Những thành phố chen chúc bụi nâu
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau
Trông về xa núi rác ngập sầu
Những thành phố chen chúc bụi nâu
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau
Nguyên nhân gây thảm hoạ bi đát trên
quê hương hôm nay là do lũ con hoang mất gốc, quên cội quên nguồn, lại còn manh
tâm bán nước cầu vinh, gieo bao tủi hờn cho con cháu Hồng Lạc:
Chúng đi buôn buôn tước buôn quyềnChúng đi buôn cho nước đảo điên
Chúng đi buôn buôn núi buôn non
Buôn tủi hờn buôn cả giang sơn
Một cách tổng quát, cộng sản Việt Nam đang buôn cả giang sơn dân tộc. Còn đi vào chi tiết thì Phan Văn Hưng đã lần
lượt liệt kê những mảnh thi thể của mẹ Việt Nam đang bị bọn con hoang dùng búa
liềm cắt đứt để bán cho giặc. Đó là nước mắt, là lòng đau và thân xác rã rời
của con dân đất Việt, những thân xác bầm giập, những cõi lòng tan nát trong trại
tù, giữa biển khơi, và ngay giữa công viên, trên đường phố, tại đồn công an hôm
nay:
Chúng đi buôn buôn sắc buôn sầu
Chúng đi buôn nước mắt lòng đau
Chúng đi buôn thân xác xanh xao
Buôn đời mình buôn cả thâm sâu
Chúng đi buôn nước mắt lòng đau
Chúng đi buôn thân xác xanh xao
Buôn đời mình buôn cả thâm sâu
Đó còn là ánh mắt, là tiếng khóc
trẻ thơ sống bơ vơ với tương lai ngõ cụt trước thảm cảnh gia đình ly tán, xã
hội băng hoại, nhất là do dã tâm bọn buôn người bắt trẻ em làm nô lệ tình dục:
Chúng đi buôn buôn bến buôn bờChúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ
Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ
Cho đời càng gian khổ cam go
Đã thế, bọn người
bất nhân còn là lũ cướp, cướp ngày cướp đêm, cướp nhỏ cướp lớn, cướp trên cướp
dưới, không nể ai và không trừ một ai. Cướp tài sản. Cướp tự do dân chủ, cướp
nhân quyền và nhân phẩm. Nói chung là cướp cả quyền sống:
Chúng ăn vuông ăn méo ăn trònChúng ăn to ăn bé cỏn con
Chúng ăn trên ăn dưới ăn ngang
Cho mặc người ai thở ai than
Cướp rồi bán rẻ lương tâm, công lý, sự thật và cả lòng nhân nghĩa, đánh
mất luôn cả lương tri:
Chúng đi buôn giấy phép văn bằng Chúng đi buôn công lý (với) lòng nhân
Chúng đi buôn buôn nghĩa buôn danh
Buôn sự thật buôn cả lương tâm
Đáng phỉ nhổ nhất là bọn
chúng còn hưởng thụ, ăn chơi phè phỡn trên máu và mồ hôi nước mắt đồng bào. Nếu
Bùi Minh Quốc đã chỉ tên vạch vạch bọn vô lương, ngày đêm chỉ biết nhậu nhẹt thỏa
thích trên nỗi đau chất ngất của dân tộc:
Chúng nó nhậu từng cánh rừng dải núi
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị hóa thành vôi
Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom..”
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị hóa thành vôi
Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom..”
Thì Phan Văn Hưng cũng không thể ngồi yên nhìn bọn hoang
thú mà Mục Sư Hoàng gọi là “khỉ người” vùi đầu vào những cuộc truy
hoan khi máu đồng bào đang tuôn đổ, khi nước mắt dân tộc đang tuôn rơi:
Chúng
ăn chơi xương máu đồng lọai
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói
Chúng chơi sang chơi xấu chơi oai
Chơi như đời không còn ngày mai
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói
Chúng chơi sang chơi xấu chơi oai
Chơi như đời không còn ngày mai
Đáng nói thêm là bọn
gian manh không phải chỉ lừa gạt đồng bào, mà còn lừa gạt lẫn nhau, dành phần
lợi tối đa trong các cuộc chia chác để khoe sang khoe giàu
Chúng đi buôn chia chác sang giầuChúng đi buôn lừa dối gạt nhau
Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu
Nỗi khổ này sẽ còn bao lâu
Sẽ còn phải khổ bao
lâu? Ai mà biết được! Bởi lẽ một khi cộng sản còn đó, thì công lý còn bị chà
đạp, nhân quyền bị tổn thương và nhân phẩm bị dẫm nát. Thế nên, con tim vẫn vỡ,
lòng người vẫn nát, và dân tộc vẫn sống trong cùng khổ:
Và lòng em sẽ trong xôn xaoTim thật chân vỡ lên nghẹn ngào
Kẻ cùng khốn trong kiếp khổ lao
Cũng chính là những người đồng bào ...
Hòa vào nỗi đau đất nước và nỗi khổ
của đồng bào, Phan văn Hưng đã từng tự nguyện hóa
thân thành ngòi viết trong tay nhà trí thức đã bị cộng sản cướp mất giấy bút, hầu thét lên tiếng nói của lương tâm con
người:
Ngòi
của anh đã gãy
Hãy mài trên xương tôi
Chấm máu tôi mà viết
Về lương tâm con người
Hãy mài trên xương tôi
Chấm máu tôi mà viết
Về lương tâm con người
Và rồi, là một nhạc sĩ, anh cũng tự
nguyện biến thành cây đàn trong tay người nghệ sĩ, đã bị cộng sản dùng búa liềm
đập nát, để làm vang vọng tiếng hát cho tình người:
Đàn của anh đã vỡ Hãy dạo trên thân tôi
Lấy tiếng tôi mà hát
Về đau thương con người
Thế đó! Phan Văn Hưng chính là ngòi viết trong tay thi nhân,
là cây đàn trong tay nghệ sĩ, là tiếng nói của công lý, sự thật và tình người.
Nghe Phan văn Hưng hát, người ta không khỏi cảm thấy tủi hổ đến phẫn nộ trước bọn
bồi bút đang bẻ cong ngòi bút, những nghệ sĩ lầm đường đang vặn vẹo nốt nhạc,
trau chuốt vần thơ để tô bóng chế độ. Ước mong tiếng chuông Phan Văn Hưng sẽ đánh
thức các văn nghệ sĩ lầm đường, đồng thời thức tỉnh bọn người vô tâm đang bán
buôn giang sơn của tổ tiên và xương máu đồng bào mau sám hối ăn năn..
No comments:
Post a Comment