LÊ ANH HÙNG LÀM CHỦ
CUỘC CHƠI
Tôi
đặt dấu ngoặc kép hai chữ “cuộc chơi”, vì khi tôi sử dụng nó nhằm
tăng khả năng biểu đạt thì với Lê Anh Hùng lại là một vấn đề nghiêm túc.
Nói
đến Lê Anh Hùng, người ta nghĩ ngay đến người kiên trì tố cáo nhiều lãnh đạo
cao cấp nhất với nội dung làm ai đọc cũng phải kinh ngạc được gửi đi qua email
đồng thời đăng công khai lên mạng xã hội. Lá đơn đầu tiên anh gửi vào ngày
21/4/2008 và trước khi bị bắt 3 ngày, anh đã kịp gửi đi lá đơn thứ 139. Không
chỉ Lê Anh Hùng mà vợ anh khi chưa ly hôn là Lê Thị Phương Anh cũng tham gia
vào việc tố cáo này. Lê Anh Hùng cho rằng những gì “vợ chồng tôi tố cáo
mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, “Đây là chuyện vô cùng hệ trọng của đất
nước”.
Theo
đuổi vụ tố cáo này đến hơn 10 năm cho đến khi bị bắt, đủ nói lên lòng kiên trì
và quyết tâm của Hùng. Tuy nhiên, mỗi lá đơn của anh gửi đi đều được trả lời bằng
sự im lặng, trừ 2 lần anh bị tống vào trại tâm thần và một lần được Bộ Công an
trả lời gián tiếp qua đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn những
gì anh tố cáo.
Nhưng
Lê Anh Hùng lại là người gan góc, nhất định không chịu bỏ cuộc. Sang đến năm
2018, Hùng nghĩ cách khác. Anh cho rằng, chỉ khi bị bắt thì nội dung tố cáo của
anh mới có thể bung ra.
Vì
vậy, hoạt động của Lê Anh Hùng trong những tháng gần đây rốt ráo hơn để... được
bắt. Anh liên tục mang băng rôn có cùng một nội dung “Yêu cầu nhà chức
trách khởi tố và bắt giam tên trùm gián điệp Hoàng Trung Hải, cùng tên Việt
gian bán nước Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã bao che và đồng lõa với y mười mấy năm
qua” giăng ở các điểm dễ gây chú ý trên đường phố Hà Nội
-
Ngày 8/5/2018, Lê Anh Hùng giương biểu ngữ ở đường Độc Lập, trước Hội trường Ba
Đình. Đây là sự kiện hết sức đăc biệt. Lần đầu tiên, có một người đứng giữa thủ
đô Hà Nội, đòi bắt Tổng bí thư và bí thư Thành phố Hà Nội.
-
Một buổi sáng vào giữa tháng 5 năm 2018, Lê Anh Hùng gọi cho tôi dặn anh sẽ lại
mang băng rôn biểu tình trước Hội trường Ba Đình. Nếu 9h 40’ gọi không được tức
là anh đã bị bắt. Tôi bảo, sao không rủ thêm ai để có người chụp hình. Hùng nói
không cần đến 2 người bị bắt, cũng không cần hình ảnh. Tôi hiểu ý định của Hùng
từ khi ấy.
Không
đợi đến giờ tôi cần gọi, Hùng chủ động gọi cho tôi với giọng tiếc rẻ: “Cháu
đến trước nhà quốc hội, giăng biểu ngữ một lúc thì bảo vệ đến xua đuổi, chứ nó
không chịu bắt”.
-
Ngày 23/5/2018, Lê Anh Hùng lại mang băng rôn treo ở cầu vượt giao lộ Chùa Bộc
- Thái Hà - Tây Sơn. Lần này, sự kiện gây chú ý rộng rãi hơn. Hùng vẫn về nhà
an toàn nhưng việc làm này dẫn đến quyết định bắt anh 40 ngày sau đó. Nhiều người
cho rằng Hùng quá mạo hiểm và khuyên ngăn. Dư luận viên thì cho rằng anh “điếc
không sợ súng”. Không ai biết ý Hùng đã quyết và không ai có thể ngăn cản.
-
Chiều tối 3/6/2018, Lê Anh Hùng bị bắt ở cửa hàng in ấn số 323 Nguyễn Trãi khi
anh đến lấy băng rôn. Nội dung băng rôn này giống như băng rôn đã giương ở trước
Hội trường Ba Đình và treo ở cầu vượt nhưng kích thước lớn hơn. Như vậy, Hùng chuẩn
bị cho những buổi biểu tình tiếp theo với ý định tiếp tục cho đến khi bị bắt
thì thôi.
Lê
Anh Hùng bị đưa về đồn công an phường Thanh Xuân quận Đống Đa để thẩm vấn. Buổi
thẩm vấn kéo dài đến 2 giờ sáng ngày 4/6/2018. Trước khi được thả, Hùng yêu cầu
khởi tố vụ án mà anh nêu trong đơn tố cáo và thách thức: “Tôi thách các
anh khởi tố vụ án đấy!”.
-
Ngày 5/7/2018, khi thấy nhiều an ninh lảng vảng trong lúc anh đang ăn sáng,
Hùng nhắn cho Nguyễn Vũ Bình, nếu 9h gọi cho Hùng mà không liên lạc được tức là
anh đã bị bắt. Và mọi việc diễn ra theo đúng như Hùng tính trước.
Như
vậy, Lê Anh Hùng đã đạt được ý định. Đừng vội cho rằng Hùng thích đi tù. Ai
cũng biết đi tù mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn, môi trường sống khắc nghiệt...
như thế nào. Ngoài ra, còn mất thu nhập do anh làm ra để nuôi mẹ già, con dại.
Hùng biết quá rõ điều đó chứ. Nhưng việc bị bắt, bị khởi tố rồi ra tòa, anh sẽ
cất lên được tiếng nói. Anh hy vọng vụ tố áo của anh sẽ được vỡ ra nơi pháp
đình. Không biết nó có diễn ra như thế không nhưng đó là nước tính của Lê Anh
Hùng. Quên thân mình cho mục đích, lý tưởng, lúc nào cũng đau đáu lo cho vận nước,
điều này Hùng đáng trân trọng biết bao.
Mạng
xã hội tràn ngập lời ca ngợi Lê Anh Hùng. Người ta cảm phục, ngưỡng mộ anh ở
khí phách và lòng can đảm. Sự dấn thân của anh thật đặc biệt. Ai cũng biết hoàn
cảnh Hùng rất éo le, bất hạnh. Sau khi ly hôn với Lê Thị Phương Anh, anh sống với
người mẹ đã già yếu. Hùng bị bắt trong khi con trai 10 tuổi của anh phải mổ vì
căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ trong 2 ngày 5 và 6/7, quỹ hỗ trợ Lê Anh Hùng do Nguyễn
Thúy Hạnh kêu gọi đã tiếp nhận được 160 triệu đồng. Tôi kể ra thế để biết lòng
dân nghĩ như thế nào về những người được coi là phản động mà cụ thể ở đây là Lê
Anh Hùng.
Khi
Lê Anh Hùng bị bắt, nhiều người cho rằng, bây giờ mới bắt Hùng là hơi muộn. Tôi
đồng ý với ý kiến đó, nhưng không có nghĩa cho rằng Hùng có tội mà tôi căn cứ
vào “căn tính” của nhà cầm quyền. Căn tính đó là ai làm điều gì khó chịu cho họ,
mặc dù không vi phạm pháp luật, khi đã tới mức qua ngưỡng là họ bắt. Với Lê Anh
Hùng, cái ngưỡng đó đã qua từ lâu. Vấn đề là bắt Hùng như thế nào, quy vào tội
gì? Chẳng lẽ vẫn dùng bài tống vào trại tâm thần? Vụ tố cáo của Hùng quá “nhạy
cảm”, động chạm quá lớn, họ sẽ được gì và mất gì? Trong khi đó, Hùng lại vẫn thản
nhiên thách thức. Phải nói Lê Anh Hùng đã làm nhà cầm quyền “chịu đựng” quá
lâu. Nay Hùng đã đạt được mục đích trước mắt, liệu họ có bị Hùng dắt đi ngoài ý
muốn?
Để
làm nhụt ý chí, tinh thần của ai đó, nhà cầm quyền dùng nhiều biện pháp trấn
áp, đe dọa, gây khó khăn trong cuộc sống, không được thì bắt tù. Nhưng với Lê
Anh Hùng lại cần được bắt, dù có thể họ không hề muốn, điều này quả là một vấn
đề nan giải đối với họ.
Lê
Anh Hùng có đạt được mục đích hay không, không ai có thể nói trước. Nhưng rõ
ràng, anh đang chủ động trong “cuộc chơi”.
No comments:
Post a Comment