Monday, April 30, 2018


Bài thơ của Anna Aklhmatova, một nữ sĩ người Nga được một nhạc sĩ người Mỹ phổ nhạc, diễn tả cảm xúc khép lại cuộc chiến Việt Nam
WHERE IN THE END OF THE WORLD
This land, although not my native land,    
Will be remembered forever.
And the sea’s lightly iced,
Unsalty water.
The sand on the bottom is whiter than chalk
The air is heady, like wine,
And the rosy body of the pines
Is naked in the sunset hour
And the sunset itself on such waves of ether
That I just can’t comprehend
Whether it is the end of the day,
the end of the world
Or the mystery of mysteries in me again
Anna Akhmatova

TẬN THẾ CHỐN NÀO
Đấy này không phải đất tôi
Mà sao nhớ mãi bồi hồi trong tim
Biển xanh đông đá nổi chìm
Chừng như sóng nước lim dim nhạt phèo
Đáy sâu trng xóa một mầu
Gió lùa ngang mt rượu bầu chưa vơi
Thông xanh hóa dạng hồng tươi
 Chiu vàng rũ áo thân phơi ngại ngần
Hoàng hôn sóng vỗ tầng xanh
Nào ai hiu nỗi ngọn ngành thế nhân
Phi chăng phút cuối ngày vàng
Hay đây thế tận ngỡ ngàng ôi chao!
Biết đâu tột đỉnh nhiệm mầu
Trong tôi…

Anna Akhmatova
Ngô Đức Diễm thoát dịch

CẢM NGHIỆM THÁNG TƯ


 CẢM NGHIỆM THÁNG TƯ

                                   Ngô Đức Diễm
Nắng xuân ấm sao tim tôi lạnh cóng
Gió hắt hiu len lén vào thịt da
Ba Mươi Tháng Tư máu nhuộm sơn hà
Mật đắng còn nguyên trên môi tức tưởi

Bướm hoa mĩm cười nụ xuân phới phới
Lòng tôi se héo ngọn cỏ úa vàng
Quê hương quằn quại dưới gót sài lang
Hơi thở thoi thóp giữa lòng đất chết

Người cười rộn rã người khóc thảm thiết
Con tim hóa đá nhân loại dửng dưng
Dân Việt nghẹt thở trong tay ma vương
Sống chết mặc bay trời Nam dặm thẳm

Ai đó một lần lao vào biển mặn     
Tìm cái sống trên ngọn chỉ mành
Bỏ lại quê hương như chiếc lá xa cành
Nay đành quên bầu sữa thương nguồn cội

Ai đó một thời nghe theo tiếng gọi
Chí trai ngất ngưỡng khoác áo chiến binh
Vung kiến diệt thù nối gót anh linh
Nay đành ngậm kín hờn căm qủy đỏ

Ai đó một ngày thề trên sóng gió
Quyết chí trở về giải cứu quê hương
Nay tha hóa thành những đứa con hoang
Áo gấm về làng tìm da thơm rượu ngọt

Xin nhặt hết những then cài ngục thất
Xin vớt hết những ván thuyền biển Đông
Xin thu lại những viên đạn đã lên nòng
Đốt lên nhang khói niệm hồn Việt tộc

Khấn nguyện trời đất qua cơn bão lốc
Ánh bình minh sáng rực trời Nam
Dân Việt trở về dựng lại giang san
Trăm con hòa vang bài ca chiến thắng..    
                                                   Quốc Hận 43
                                                             


NHÌN LẠI


NHÌN LẠI
 Trần Đức Thạch, một cựu chiến binh Bắc Việt

Lại là ngày ba mươi tháng tư
Lần thứ bốn ba hoài niệm trong tôi ứa máu
Miền nam miền bắc của tôi yêu dấu
Máu đã thành sông xương trắng núi rừng
Trời sa mây rưng rưng
Câu thơ đang ứa lệ
Hàng triệu chàng trai trẻ
Chốn rừng xanh núi đỏ không về
Đôi mắt mẹ già mòn cả trời quê
Vợ đợi chồng hết xuân tàn hoa héo
Ám ảnh bom rơi đạn réo
Xé rách những giấc mơ hồng...
Ừ thì người ta vui trọn vẹn non sông
Chị mất chồng mẹ mất con ai biết?
Một nửa nước đến hồi rên xiết
Lại chia ly chồng biền biệt cải tạo không về
Hàng triệu người lại tiếp tục ra đi
Vào cõi chết để tìm sự sống
Người ở lại dật dờ cơn ác mộng
Đối diện với quái quỷ độc tài
Héo rũ đời trai
Tụy tiều thân gái
Ngơ ngác với vùng kinh tế mới
Đói rách cù bơ sâu mắt nhớ thị thành...
Những chàng áo xanh
Sống sót
Vai tòng teng con búp bê
Chiếc khung xe đạp
Trở về theo đít con trâu
Tiếp tục cống nạp
Đứa ở lại bỏ xác bên Campuchia
Hoặc đi nạng, xe lăn, mặt mũi chân tay dị dạng
Cả nước buộc phải theo đảng
Ăn bo bo khoai sắn mốc qua ngày
Rừng bay
Biển chết
Sông cạn kiệt
Hai vữa lúa Cửu long, Hồng hà cũng đang gần chết
Nhà tù ưu tiên hơn nhà trường
Công an quân đội thành " Thanh gươm lá chắn"
Cho quan xây biệt phủ
Cho đảng xây nghĩa trang
Tượng đài nghênh ngang
Sân gol bát ngát
Đất nước bị xé nát
Dân tộc lâm điêu linh
Giặc tàu ăn cướp rập rình
Đã gặm nhắm giang sơn lãnh thổ
Chúng là bạn của đảng mới khổ
Mất nước không còn là nguy cơ...
Ừ thì kệ ai đó treo cờ
Ừ thì kệ ai đó ca hát
Kệ ai đó đang nâng ly ăn tiệc
Trên bàn ăn toàn xương máu đồng bào
Ba mươi tháng tư là thế này sao???
                                                                       Top of Form
                    

Sunday, April 29, 2018

LỜI PHÁT BIỂU LỊCH SỬ CỦA KIM JONG UN


LỜI PHÁT BIỂU LỊCH SỬ
 CỦA KIM  JONG UN

Tối ngày 27/4, sau khi đặt bút kí tuyên bố chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có bài phát biểu rất xúc động, cho thấy ông là một người rất tình cảm, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và thực sự muốn thống nhất với Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xúc động khi phát biểu về mong muốn thống nhất 2 miền.
Sau đây là lược dịch bài phát biểu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un:

“Đứng mặt đối mặt (với Tổng thống Hàn Quốc Moom Jae-in) tôi đã rất xúc động khi nhận ra rằng Hàn Quốc và Triều Tiên không phải là những nước láng giềng sống tách biệt nhau, mà là 1 gia đình. Chúng ta, sống rất gần nhau, không phải là kẻ thù để chiến đấu chống lại nhau. Chúng ta là những gia đình có cùng dòng máu và nhất định phải đoàn tụ.
Nếu người dân Triều Tiên và Hàn Quốc có thể tự do đi đi, về về giữa đường ranh giới mà tôi vừa mới bước qua ngày hôm nay và Panmunjom – biểu tượng của sự chia cắt đau lòng trở thành biểu tượng của hòa bình, thì Triều Tiên và Hàn Quốc, 2 miền có chung dòng máu, 1 ngôn ngữ, 1 lịch sử, 1 văn hóa, sẽ được thịnh vượng mãi mãi.
Hãy đồng hành cùng nhau bằng cách kết hợp suy nghĩ, nỗ lực và trí tuệ của chúng ta để hướng tới tương lai nơi kỉ nguyên mới, những giấc mơ và hy vọng mới đang đón chờ”.
Bài phát biểu trên cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên thực sự mong mỏi Hàn Quốc – Triều Tiên thống nhất cũng như những tình cảm thân thương mà ông dành cho đồng bào của mình trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã ra tuyên bố chung mang tên “Tuyên bố Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên”.
Theo đó, Hàn Quốc và Triều Tiên thống nhất sẽ kí thỏa thuận hòa bình trong năm nay, để chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Triền Tiên đã ở trong trạng thái đình chiến 65 năm qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt tay nhau sau khi kí tuyên bố chung ngày 27/4.
Tuyên bố khẳng định: “Hai nhà lãnh đạo đã long trọng tuyên bố sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và 1 kỉ nguyên hòa bình mới bắt đầu”.

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên đã rơi vào trạng thái đình chiến vào năm 1953. Do vậy, 2 miền vẫn ở trạng thái chiến tranh kể từ đó đến giờ.
Sau khi kí vào bản tuyên bố chung, Tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh: “Ông Kim Jong Un và tôi đã cùng thống nhất phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và đó là mục tiêu chung của chúng tôi”.
Không chỉ đạt được những kết quả tốt đẹp như trong tuyên bố chung, theo thông báo của Văn phòng Tổng thống, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in còn được mời tới Bình Nhưỡng vào cuối năm nay. 2 nhà lãnh đạo cũng cam kết sẽ cùng nhau thực hiện các cam kết trong tuyên bố chung.
Theo đó, họ thống nhất thường xuyên đối thoại chân thành về các vấn đề quan trọng liên quan đến người dân bán đảo Triều Tiên, củng cố niềm tin thông qua các kì thượng đỉnh và điện đàm trực tiếp. Nỗ lực chung để phát triển mối quan hệ liên Triều, hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo. Tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm Bình Nhưỡng của Tổng thống Moon Jae-in vào mùa thu năm nay.
Thống nhất bán đảo Triều Tiên đang tràn đầy hy vọng hơn bao giờ hết khi nhà lãnh đạo của cả 2 miền đều cho thấy họ rất muốn điều đó thành sự thật.
             


Friday, April 27, 2018




TUYÊN BỐ CHUNG CHẤM DỨT CHIẾN TRANH NAM BẮC HÀN

Tuyên bố chung được lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đưa ra chiều 27/4, hai miền sẽ hướng đến mục tiêu chấm dứt chiến tranh trong năm nay và thay hiệp ước đình chiến bằng hiệp ước hòa bình.
Theo CNN, lãnh đạo 2 miền Triều Tiên cho biết sẽ ký hiệp ước hòa bình trong năm nay, chấm dứt toàn toàn tình trạng chiến tranh kể từ năm 1953. Hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc chỉ duy trì hiệp ước đình chiến, được thiết lập từ sau giai đoạn chiến tranh 1950-1953.
Sau khi ký vào bản tuyên bố, Tổng thống Hàn Quốc nói: "Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, một kỷ nguyên hòa bình mới đã bắt đầu.
Trong khi đó, ông Kim Jong-un cho rằng: "Hai miền Nam - Bắc cần song hành với nhau, bởi chúng ta có chung dòng máu và là anh em"..
Tuyên bố có tên chính thức là "Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên", được công bố sau một ngày hội đàm và 30 phút trò chuyện riêng giữa ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in.
Tuyên bố chung còn cho biết hai miền Triều Tiên sẽ hướng đến việc phi hạt nhân hóa toàn diện và Tổng thống Moon Jae-in sẽ đến thăm Bình Nhưỡng mùa Trong thu năm nay.
(Nguồn: CNN)
Tùng Đinh


Thursday, April 26, 2018


KIM JONG UN ĐI BỘ QUA BIÊN GIỚI HỌP THƯỢNG ĐỈNH LIÊN TRIỀU

Sáng 27/4, ông Kim Jong Un đã rời Bình Nhưỡng để đến cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae In ở Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên đặt chân qua biên giới.
Ông Kim Jong Un và bước đi lịch sử ngày 27/4 Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Moon Jae In.
Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên băng qua vĩ tuyến 38 kể từ 1953.
Thượng đỉnh liên Triều thứ 3 sau các năm 2000 và 2007.
Cơ hội lịch sử để thỏa thuận hòa bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật từ 1953 vẫn còn.

Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Sau cái bắt tay, ông Kim dắt ông Moon đi về phần lãnh thổ của Triều Tiên trước khi hai ông tươi cười và cùng dắt tay nhau qua đường phân giới - cột mốc lịch sử cho cả hai nước.
Ông là lãnh đạo Triều Tiên trong suốt gần 70 năm qua đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc cho cuộc gặp lịch sử.
Trước khi rời đi ông Kim cam kết "trao đổi cởi mở với ông Moon Jae In mọi vấn đề nảy sinh để thúc đẩy quan hệ liên Triều; đạt được hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên"..
Lần thứ 2 của ông Moon
Cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sau hai hội nghị vào các năm 2000 và 2007 là sự kiện lịch sử khi nó có thể dẫn đến thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn giữa hai bên - vốn về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh kể từ 1953. Năm 2007, ông Moon cũng có mặt tại thượng đỉnh liên Triều với tư cách là Chánh văn phòng Tổng thống của ông Roh Moo Hyun.
Ông Moon cảm thấy rõ áp lực khi cả thế giới đều theo dõi cuộc gặp lịch sử này của ông. Ngay sau cuộc gặp, ông sẽ có cuộc điện đàm để thông báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả cuộc gặp. Ông Trump dự kiến có cuộc gặp với Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 này.
Ông Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của chính quyền Bình Nhưỡng băng qua vĩ tuyến 38 kể từ khi các bên ký thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 trong Chiến tranh Triều Tiên.
Những chi tiết biểu tượng
Từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc gặp thượng đỉnh đều đã được tính toán từ bước đi, cái bắt tay và các vật trưng bày. Thành phần dự mỗi bên sẽ là 1+6+6. Ghế 2 trưởng đoàn to hơn ghế đoàn viên, trên đỉnh lưng ghế có khắc hình Bán đảo Triều Tiên.
Bàn đàm phán rộng 2018 mm tượng trưng cho sự kiện được tổ chức năm 2018, chiếc bàn có hình chiếc cầu được nối từ 2 mối cầu, ý nói sự hàn gắn. Trong phòng có bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch..
Theo tiến sĩ Peter Hayes, giám đốc Viện An ninh và Bền vững Nautilus, Australia, Bình Nhưỡng mong muốn thông qua cuộc thượng đỉnh này để được các nước trên thế giới gỡ bỏ cấm vận, có được những viện trợ kinh tế thực chất, đồng thời thiết lập quan hệ bình đẳng, cân xứng với các chaebol(tập đoàn lớn) Hàn Quốc để khai thác tài nguyên, xóa bỏ các thiết chế lỗi thời và thúc đẩy thế hệ lãnh đạo trẻ cởi mở.
Mặt khác, Hàn Quốc muốn tránh chiến tranh cũng như việc Triều Tiên sụp đổ, bởi cả hai đều gây ra tổn thất to lớn cho nền kinh tế và nền dân chủ Hàn Quốc.
Seoul muốn tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ để cân bằng với các nước lớn khác trong khu vực, đồng thời muốn duy trì sự ổn định để tập trung cho chương trình cải cách trong nước, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng, tham nhũng và thay đổi thế hệ.
Chi Mai
                            

GIẤC NGỦ THÁNG TƯ


GIẤC NGỦ THÁNG TƯ 
Có giấ
c ng nào gia bài Thơ mà yên tĩnh
Sóng d
y trong Hn, gõ nhp ni trăm năm
C
ơn mưa tháng Tư như r rích âm thm
V
ng tưởng mãi nơi nhng bàn chân hoang lon

D
u ngoài kia, lp Xuân trong nht nng
Tuyết bng còn rơi vào mt sáng rt bình an
Tr
i & Đt, Thn & Dân chung hơi th tht lành
Ng
tt c đã là câu ca chùng nhp điu

Khi tr
gic lòng ta nghe tiếng M
G
i CON v nhìn tc ti nhng dòng sông
Mùa lũ trôi qua ch
ưa thm ướt cánh đng
Không th
ể mọc mt nhành cây s sng

Đ
t hoang vu, Đi hoang vu ước vng
Th
i gian nào tính được tui bun đau
Năm tháng không đi c
tr li nhim mu
T
ng giây phút theo nhng hình hài ly bit

Ta không th
cúi đu nơi tâm thc
T
ru mình bài hnh phúc đơn sơ
Xoa
dịu trn gian nhng thng kh khng l
Khi nhân lo
i không t mình tnh thc

Nhìn h
t mưa sáng này trên lá mc
Ng
ười có tìm thy bóng dáng mt ln xưa
L
i cũ ngày mưa đâu cách tr bi vì mưa
Vì h
n hán nơi lòng người căm lnh...!?
Việt Hoài Phương



Wednesday, April 25, 2018

QUÊ HƯƠNG CHÌM TRONG BÓNG ĐÊM


QUÊ HƯƠNG CHÌM TRONG BÓNG ĐÊM

                                                              Ngô Quốc Sĩ
            Thi ca chống cộng trong lòng chế độ càng ngày càng phổ biến. Từ Nhân Văn Giai Phẩm với Phùng Quán, Trần Dần, Hữu Loan, Hoàng cầm, đến Nguyễn Chí Thiện, rồi Bùi Minh Quốc, Phan Huy, Trương Chi, người ta  đã có dịp chứng kiến những viên đạn xuyên thủng lòng địch. Nay Nguyễn Trầm Nguyễn, một cô gái chân yếu tay mềm, cũng góp thêm những viên đạn xuyên phá. “Bài Thơ Của Đêm” đã rọi những tia sáng vào bóng tối, phơi bày hiện thực bi đát như một đêm dài lịch sử.

Thursday, April 19, 2018


PHAN LANG
QUÊ HƯƠNG VÀ ĐỊNH MỆNH

                                                                     Ngô Quốc Sĩ
          Phạm Phan Lang sinh tại Nha Trang, theo học tại trường Nữ Trung Học và Võ Tánh Nha Trang.  Phan Lang là người phụ nữ Mỹ gốc Việt mang cấp bậc Trung Tá đầu tiên của Quân Lực Hoa Kỳ, là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH, di tản sang Mỹ cùng chồng và ba đứa con vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.

Wednesday, April 18, 2018


CHÉN HẬN CHƯA VƠI

                                                                     Ngô Quốc Sĩ
          Ba Mươi Tháng Tư, mốc điểm lịch sử đau thương của dân Việt được ghi dấu như Ngày Quốc Hận, sau 43 năm vẫn còn rỉ máu. Dân Việt năm châu vẫn hướng lòng về quê hương để tưởng niệm những nỗi đau chất ngất, như thể cùng nhấp chén hận chưa vơi..

Monday, April 16, 2018


LỜI NGUYỆN CHO VIỆT NAM

 Ngô Đức Diễm
Từ trời cao xanh
Chúa có nghe Việt Nam rên xiết
Lệ nóng chan đầy muối hẩm cơm ôi
Từng làn môi mật đắng
Từng khóe mắt trũng sâu
Uất hận oan khiên chồng cao ngất núi
Mộng mơ hẹn ước tàn tạ khói sương

Từ Thập Tự giá
Chúa có thấy Việt Nam gục ngã
Máu từ Núi Sọ chảy ngập đồng xanh
Dân Việt bị đóng đinh
Búa liềm thay khổ giá
Dao nhọn đâm thủng triệu triệu con tim
Đâm cho tình người nhân phẩm nát tan

Từ hang Bê Lem
Chúa có tin Việt Nam vẫn sống
Hơi thở thoi thóp hy vọng chứa chan
Muôn bàn chân bước tới
Muôn cánh tay dương cao
Ý chí trung kiên niềm tin thiết thạch
Đem tâm thân dâng hiến non sông

Từ cõi thiên đàng
Chúa có thấu Việt Nam nguyện ước
Chiến thắng huy hoàng đất mẹ phục sinh
Núi trào sữa ngọt
Biển trải tin yêu
Xin chúc lành những tâm hồn nhỏ bé
Xin đón nhận những nguyện ước đơn sơ




Sunday, April 15, 2018

LÃNH THỔ VIỆT NAM ĐÃ AN BÀI TRONG TAY TRUNG QUỐC


LÃNH THỔ VIỆT NAM
ĐÃ AN BÀI TRONG TAY TRUNG QUỐC
Phan Châu Thành

Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!

Wednesday, April 11, 2018


KHÔNG TIN CŨNG PHẢI TIN
DODUYNGOC

Tôi tin được không khi cán bộ đội chống ma tuý là trùm buôn bán ma tuý.
Tôi tin được không khi sĩ quan cao cấp công an chống cờ bạc lại là trùm cờ bạc.
Tôi tin được không khi một thượng toạ chức sắc của Phật giáo lại không hiểu gì đạo Phật.
Tôi tin được không khi Bộ trưởng Giáo dục lại là kẻ đạo văn và xài bằng giả.
Tôi tin được không khi Bộ trưởng y tế lại là chỗ dựa lưng cho bọn buôn thuốc giả.
Tôi tin được không khi một tổng biên tập tờ báo lớn miệng luôn mồm yêu nước, thương dân, sống chết với đồng bào, gắn bó với đảng, ray rứt với hiện tình đất nước, sau khi thu vén được món tiền to liền đem hết vợ con, cháu chắt chuồn qua Mỹ, mua nhà, sắm xe, mở công ty.
- Tôi tin được không những cán bộ lương chẳng bao nhiêu mà xây nhà hàng trăm tỷ, con học nước ngoài, vợ toàn xài hàng hiệu, rượu uống một chai hàng chục triệu.
Tôi tin được không khi những quan chức ngành giáo dục khắp nơi trên đất nước bán chỗ dạy học cho các giáo viên với giá hàng trăm triệu.
Tôi tin được không những cán bộ, nhân viên có nhiệm vụ giữ rừng lại là những tên lâm tặc phá rừng..
Tôi tin được không những cán bộ giữ cánh cửa biên giới lại là những kẻ buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu mang những chất độc giết người vào cho nhân dân tiêu thụ đầu độc người dùng.
Tôi tin được không những cán bộ thanh tra, lực lượng chống tham nhũng lại là những kẻ tham nhũng kinh khiếp nhất.
Tôi tin được không những tổng biên tập báo, những nhà báo chống tiêu cực lại là thành viên thân cận với những quan chức tham ô, hối lộ, những doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng, những đám xã hội đen,
những tập đoàn Mafia.
Tôi tin được không khi những cảnh sát giao thông không làm đúng chức trách của mình là giữ gìn và điều tiết giao thông mà chỉ đi thu tiền mãi lộ.
Tôi tin được không khi những lãnh đạo hôm qua còn hò hét quốc kế dân sinh, hô hào phong trào yêu nước, chống tội phạm ... hôm nay đã là tội phạm đứng trước vành móng ngựa.
Tôi tin được không khi lãnh đạo giáo dục bắt các cô giáo phải đi hầu rượu quan chức như gái bia ôm
- Tôi tin được không khi bệnh nhân vào cấp cứu với bệnh trạng thập tử nhất sinh, muốn được thăm khám phải đóng đủ tiền thì các cán bộ y tế mới cho phép tiến hành cứu người.
Tôi tin được không khi bệnh nhân phải nằm bốn người trên một giường và bộ trưởng y tế khi đến thăm lại lấy làm ngạc nhiên với tình trạng quá tải ấy.
Tôi tin được không khi hàng ngàn Tiến sĩ không rành về lãnh vực mình được cấp bằng, cũng chẳng biết một ngoại ngữ nào và gần 60% là quan chức hoặc công chức. Người ta còn có dự án tiêu chuẩn hoá Tiến sĩ xuống tận cấp phường. Muốn có bằng, họ phải tốn tiền hàng trăm triệu cho đến tiền tỷ.
Tôi tin được không khi lãnh đạo cấp cao nói một đường làm một nẻo. Và toàn nói sáo rỗng, máy móc và không thực tế.
Tôi tin được không khi những công bộc của dân suốt ngày tìmđủ mọi cách, mọi biện pháp để vơ vét những đồng tiền của dân, bày ra đủ thứ thuế, đủ thứ trạm để bóp cổ dân.
Tôi tin được không khi biết rằng đa số thực phẩm đều có chứa chất độc nhưng rồi cũng phải tiêu thụ nó để tiếp tục sống dù biết đó là con đường ngắn nhất đi đến nghĩa trang.
Tôi tin được không khi các quan chức tiếp các phái đoàn viện trợ kinh tế cho ta lại chiêu đãi những loại rượu đắt tiền đến độ đoàn các nước phải kinh ngạc vì bản thân họ cũng không bao giờ dám dùng đến vì giá quá cao. Đang đi xin mà xài thế thì làm sao người ta giúp.
Tôi không tin những người viết sử có thể lãng quên những anh hùng liệt sĩ của cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc, bóp méo lịch sử vì sợ mất lòng kẻ thù.
Tôi không tin người lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội lại ra lệnh cho chiến sĩ của mình không được nổ súng khi kẻ thù chiếm đảo để biến họ thành những tấm bia cho quân xâm lược tập bắn.
Tôi không tin trong thời đại này người ta có thể đưa hết con cháu, bà con xa gần, sui gia, dâu rể ra làm quan, nắm hết chức vụ quan trọng trong địa phương mình phụ trách.
Tôi không tin người ta có thể đăng tin cung cấp luận án tốt nghiệp, bán bằng giả trên mạng xã hội với địa chỉ và số điện thoại rõ ràng. Và đa số cán bộ đều sử dụng loại bằng này. Trong lúc hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp chính quy phải thất nghiệp.
Tôi không tin có thứ chính quyền đi cướp đất của dân, mua đất của dân giá rẻ mạt, không mua được thì cưỡng chế, sau đó bán lạicho doanh nghiệp với giá gấp trăm lần để bỏ túi.
Tôi tin được không khi người ta bị bắt vào đồn công an sau đó bị chết vì lý do tự tử bằng sợi dây thun.
Tôi tin được không khi có những người đảng viên,
đang làm quan chức lại đã, đang và sẽ có trong mình cái thẻ xanhsẵn sàng định cư ở nước ngoài.
Tôi không tin những người cộng sản lại giàu có và ăn chơi, tiêu xài gấp trăm lần những tài phiệt tư bản. Họ vung tiền khiến cho những đại gia tư bản phải xanh mặt.
................
Tôi còn hàng trăm điều không tin nữa, nhưng đau đớn thay đó là sự thật.
Tôi không tin nhưng rồi phải chấp nhận đó là thực tế diễn ra hàng ngày trên đất nước ta.
Mà như thế thì làm sao mà tiến nhanh, tiến mạnh được. Chỉ có nước đi thụt lùi.

DODUYNGOC