Sunday, June 25, 2017

NGƯỜI VIỆT NAM TÔI ĐÂU

NGƯỜI VIỆT NAM TÔI ĐÂU

                                                                              Ngô Quốc Sĩ
            Việt Khang được thế giới biết tới với câu hỏi Việt nam tôi đâu?  Trước đại họa mất nước, một đại họa khác còn bi đát hơn, đó là đại họa mất con người Việt Nam, bởi lẽ mất nước mà còn người thì còn hy vọng lấy lại giang sơn. Đến như mất luôn con nguời thì mọi hy vọng sẽ  tiêu tan.
Theo bước Việt Khang, chúng ta có thể nêu câu hỏi “Người Việt Nam tôi đâu?” để thức tỉnh dân Việt trước hiện thực bi đát hôm nay.
          Trước khi  phơi bày hiện thực  đáng buồn về con người Việt Nam đang bị hủy diệt, thiết tưởng chúng ta cần xác định thế nào là con người Việt Nam chân chính đúng theo truyền thống dân tộc?
          Nguyên thủy, con người Việt Nam mang bản chất trổi vượt (Việt) nên luôn luôn vươn tới, không bao giờ khuất phục trước nghịch cảnh, thường được diễn tả bằng hình ảnh “Việt Điểu” hay “Phù Đỗng”. Đó là động lực giúp dân Việt chiến thắng các thế lực ngoại tặc cũng như nội thù. Những trang sử vẻ vang còn đậm nét hào hùng bất khuất với Lê Lợi,  Hưng Đạo, Quang Trung cũng như Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Trần Văn Bá..
          Tìm về bản sắc, con người Việt Nam  mang nhiều đức tính tốt đẹp khác với các dân tộc khác từ Đông sang Tây. Với truyền thống “tình nghĩa”, dân Việt đã thể hiện tình vợ chồng như gừng cay muối mặn, tình mẹ như biển Thái Bình, tình cha như núi Thái Sơn, tình anh chị em ruột thịt như giọt máu đào, tình  đồng bào như gà cùng một mẹ..
          Dân Việt cũng mang bản chất bao dung, “nhân ái” nên chủ trương “lá lành đùm lá rách” “thương người như thể thương thân”.  Ngay cả đối với kẻ thù, dân Việt cũng đối xử với lòng khoan dung độ lượng, tiêu biểu như Lê Lợi đối với quân Minh Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
          Một nét đặc trưng khác của dân Việt là tính “trọng đạo”, nên luôn đề cao tam cương “ Trung hiếu tiết nghĩa” ngũ thường  “ nhân nghĩa lễ trí tín” và tứ đức “công dung ngôn hạnh”. Đó là kim chỉ nam của  đạo làm con, làm vợ chồng và làm tôi, nói chung là đạo làm người. Làm con bất hiếu, tôi bất trung, vợ chồng phụ bạc, hay bất nhân với đồng loại, là đánh mất chất người.
          Ngoài ra, dân Việt còn mang bản sắc thắm đượm “thần tính”. Mang nguồn gốc cha Rồng mẹ Tiên, dân Việt còn luôn luôn thờ trời và sống theo  đạo Trời “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”..Ngoài  ra, dù thuộc tôn giáo nào, dân Việt vẫn theo Đạo Ông Bà, thờ cúng tổ tiên, như một gắn bó tuyệt vời giữa các thế hệ qúa khứ, hiện tại và tương lai.
          Điều đáng tủi hổ là con người Việt Nam cao đẹp nói trên hầu như đã biến chất nếu không nói là biến mất trong xã hội hôm nay. Còn đâu con người hào hùng bất khuất khi cúi đầu làm tay sai ngoại bang, rước voi giày mã tổ!  Lãnh thổ và lãnh hải, biển đảo bị bán đứng. Tài nguyên bị chiếm đoạt. Bất cứ ai dám lên tiếng chống ngoại xâm là vào tù mục xương như Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Mẹ Nấm..
          Cũng thế, con người nhân ái bao dung đã bị thay thế bởi những  những bộ máy chém giết, không tim không óc, theo khấu hiệu của Tố Hữu “giết giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ”. Ai mà quên được những cảnh giết người man rợ hơn cả thời tiền sử trong Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, trong Tết Mậu Thân, trong những  trại tù dị sử từ Nam chí Bắc! Nhất là, hình ảnh anh Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cố chết tại đồn công an Vĩnh Long mới đây đang làm thế giới phẫn nộ tột cùng.
          Còn truyền thống trọng đạo thì khỏi nói. Đạo đức gia đình tiêu tan khi con tố cha, vợ tố chồng, anh chị em theo dõi nhau bằng đôi mắt cú vọ ! Đạo đức xã hội bị phá sản khi trẻ con học thói trộm cắp, gái vị thanh niên bán thân nuôi miệng, thầy cô mua bán đề thi, ngụy trí thức học giả bằng giả.. Ngày nào “ấu bất học lão hà  vi?” hay “tiên học lễ, hậu học văn” ! Nay chỉ còn “ấu bất học, lớn làm lãnh đạo” tiêu biẻu như “ông Tổng Bí Thư lớp ba trường làng”. Đó là chưa nói tới việc phải học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tên phản tặc dâm đảng, nói dối như cuội, phản dân hại nước?
          Nhất là trong xã hội duy vật hôm nay, thật khó mà nói tới thần tính trong bản chất Việt. Tín ngưỡng bị chà đạp. Tôn giáo bị bách hại..Ngay cả truyền thống thờ Trời và đạo ông bà cũng bị bỏ quên, thay thế bằng việc tôn vinh tên dâm tặc họ Hồ, được đạt ngang hàng với Phật Thích Ca!
          Thế là con người Việt Nam truyền thống đã được thay thế bằng con người cộng sản khiếp nhược, ác độc, vô đạo và vô thần, biến xã hội Việt Nam thành một chuồng thú, bởi lẽ theo Nguyễn Chí Thiện, cộng sản chủ trương đào tạo thú tính trước đảng tính, biến người thành vượn.. Đó chính là thổ lộ của cô giáo Lam “Bốn ngàn năm mà vẫn còn bú mớm” và quan tâm của Đức Tổng Kiệt về “nỗi chết trong tâm hồn..”của dân Việt trước chủ trương đầu độc của cộng sản.

          Trước hiện thực bi đát đó, nhiều người tự hỏi, không biết bao giờ  mới có thể tìm lại bản chất Việt nguyên thủy ? Công cuộc phục hồi phải bắt đầu lại từ đâu? Phải mất bao lâu mới trồng lại được con người Việt Nam truyền thống? Hỏi tức là trả lời. Công cuộc thụ nhân là cuộc cách mạng văn hóa trải dài trăm năm, nhưng lại vô cùng cấp thiết, phải được phát động từ trong gia đình ra ngoài cộng đồng, từ tôn giáo lan tỏa khắp xã hội, thì may ra còn cứu vãn được con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Xin khắc tâm lời Quản Trọng “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân..” Chỉ khi tìm lại đuợc con người Việt Nam, thì mới dựng lại được đất nước đã từng đứng vững ngàn năm..

No comments:

Post a Comment