CHA KHÔNG BỎ CON
Ngô Quốc
Sĩ
Biến
cố Thái Hà và Toà Khâm Sứ Hà Nội trước đây đã buộc Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang
Kiệt rời bỏ Tổng Giáo Phận Hà Nội trong cô đơn, trước sự ngỡ ngàng phẫn uất của
toàn thể giáo dân công giáo. Lúc ấy, chúng tôi đã có lời chia sẻ “Sao cha bỏ con”. Nay lịch sử tái diễn tại
Vinh với áp lực đè nặng trên 2 Linh Mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, tôi lại
xin nói lời chia sẻ “Cha không bỏ con”,
để biểu tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Đức Tổng Kiệt, người con bị bỏ rơi trước đây,
khi Ngài đến thăm viếng nâng đỡ tinh thần 2 Linh Mục dám can đảm đứng lên bảo vệ công lý
và sự thật.
Nhắc
lại sự kiện Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bị bứng đi khỏi Hà Nội, mọi người
đều cảm thấy uất hận trước chủ trương đàn áp tôn giáo của cộng sản Việt Nam, đồng
thời đau xót trước thái độ vô can, nếu không nói là vô tâm của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam, và Tòa Thánh Vatican, đã quay lưng lại với vị chủ chăn đáng kính yêu,
nạn nhân của cường quyền bạo lực.
Hôm
nay, tại Vũng Áng, hiện tượng nhiễm độc môi sinh do công ty gang thép Formosa đang
đe dọa mạng sống con người 4 tỉnh miền Trung qua nhiều thế hệ. Trong khi cộng sản làm ngơ, bao che chạy tội,
và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam im hơi lặng tiếng, thì chỉ có Đức Giám Mục Nguyễn
Thái Hợp, với sự đồng hành của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Đức Giám Mục
Hoàng Đức Oanh, can đảm đứng lên đòi hỏi trong sạch hóa môi trường và đòi hỏi
quyền lợi cho các nạn nhân xấu số. Dưới sự lãnh đạo của các vị chủ chăn đáng kính
này, linh mục đoàn Giáo Phận Vinh đã can đảm đứng lên đòi công lý cho các nạn
nhân, tiêu biểu là Linh Mục Đặng Hữu Nam, giáo xứ Phú Yên và Linh Mục Nguyễn Đình
Thục giáo xứ Song Ngọc. Hai vị Linh Mục này đã bị cộng sản sách nhiễu, trấn áp,
và còn bị đấu tố một cách vô lý, thậm chí còn bị đe dọa xử tử hay án tù chung
thân! Trước tình cảnh bi đát đó, Đức Tổng
Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đến tận nơi thăm hỏi và an ủi 2 vị Linh Mục can đảm
này. Phân tích cuộc thăm viếng nói trên, chúng ta cảm thấy ấm lòng trước thái độ
ưu ái của một vị cha lành đối với những người con đau khổ, và nhất là cảm thấy
khích lệ trước lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ công lý của vị chủ chăn đáng kính.
Trước
hết, cuộc thăm viếng là một nâng đỡ tinh thần lớn lao đối với cha Nam và cha Thục. Các ngài sẽ cảm thấy bớt cô đơn trong cuộc
chiến đấu cho công lý và sự thật. Hẳn nhiên, các ngài có sự hậu thuẫn tối đa của
giáo dân, nhưng các ngài cũng cần sự nâng đỡ của các bậc lãnh đạo đáng kính, đặc
biệt của Đức Tổng Kiệt.
Tiếp
đến, cuộc thăm viếng cũng là cơ hội để Đức Tổng Kiệt, nạn nhân của các thế lực
bất chính, chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần chịu đựng và ý chí chiến đấu cho công
lý và đức tin. Cộng sản Việt Nam đã tìm mọi cách để triệt hạ Đức Tổng Kiệt, nhất
quyết nhổ đi cái gai trong mắt chế độ. Nhưng cho đến nay, ngài vẫn còn, vẫn xuất
hiện như biểu tượng của đức tin, như linh hồn của cuộc chiến chống lại tội ác.
Ngoài
ra, cuộc thăm viếng còn chuyển đi một thông điệp thật ý nghĩa, chứa đựng nhiều ẩn
ý mà tất cả những ai còn quan tâm đến tương
lai Giáo Hội và tiền đồ đất nước cảm thấy
phấn khởi.
Đó là
thông điệp “Đạo vào đời” gửi tới tín hữu các tôn giáo. Hẳn nhiên, là tín hữu,
ai cũng nhắm tới cuộc sống mai hậu chốn vĩnh hằng. Nhưng nguời tín hữu “ công dân nước trời”, đồng thời cũng là “công dân trần thế” trong một quốc gia, nên
mọi tín hữu cần sống xứng đáng một giáo dân tốt, đồng thời xứng đáng một công dân
tốt, không khiếp nhược trước bạo lực, biết quan tâm đến quyền lợi của Tổ Quốc và
dân tộc trước thảm họa diệt vong của dân nước.
Đó cũng
là thông điệp “Dấn thân” cho chính
nghĩa. Trong cuộc dấn thân sinh tử này, người tín hữu, nhất là các bậc chủ chăn,
phải can đảm vượt qua bức tường sợ hãi, trực diện với các thế lực bất chính,
theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II “Các con đừng sợ”, và
lời răn dạy của Đức Giáo Hoàng Benedict 16, đừng làm “những con chó câm” trước bất công và bất nhân. Hẳn cha Nam và cha
Thục cũng nhận được những lời nhắn nhủ đó từ Đức Tổng Kiệt.
Rồi đó
cũng là thông điệp của “Đức tin” tôn
giáo. Người tín hữu là người có đức tin làm đòn bẫy cho mọi hoạt động trần thế.
Chính nhờ đức tin tôn giáo, giáo dân sẽ xả thân bảo vệ đạo pháp và tín lý, như
các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày xưa, cũng như các chứng nhân sự thật hôm nay như
Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Đức Huỳnh Phú Sổ dưới chế độ cộng sản.
Ngoài
ra, đó cũng là thông điệp của “Đồng hành”
tôn giáo. Linh Mục, tu sĩ đồng hành với giáo dân, Hòa Thượng Thượng Tọa đồng hành
với Phật Tử, như thể chủ chăn với đàn chiên.
Cũng thế, Giám Mục đồng hành với Linh Mục, Giáo Hoàng đồng hành với Giáo Hội, tạo nên một tổng thể có lý
tuởng, có sự hướng dẫn của ánh sáng chân lý, sẽ tạo thành sức mạnh tôn giáo và
sức mạnh dân tộc vô biên..
Tóm lại,
Việt Nam đang đứng trước một đại nạn. Đó là đại nạn mất nước, mất văn hóa và mất
con người. Lãnh đạo cộng sản hôm nay chỉ là tập đoàn Việt gian, bán nước. Dân
chúng tuy không ưa gì cộng sản, nhưng đa
số bị thuần hóa, đến nỗi cầu an, có khi còn vô cảm, như cảm nhận của Võ Thị Hảo
và cô giáo Trần Thị Lam. Thế nên công cuộc cứu nguy Tổ Quốc cần sức mạnh tôn giáo
làm đòn bẫy, làm sức bật để đưa đất nuớc đứng lên. Đức Tổng Kiệt, Đức Giám Mục
Hợp, Đức Giám Mục Oanh, Hòa Thượng Không Tánh, Linh Mục Lý, Linh mục Thục, linh
mục Nam, là những ngọn nến sáng xua tan bóng tối, những viên gạch xây nhà Việt
Nam minh châu trời Đông..
No comments:
Post a Comment