Thursday, June 1, 2017

CHUYẾN ĐI MỸ CỦA PHÚC

CHUYẾN ĐI MỸ CỦA PHÚC
        Báo chí cộng sản lớn tiếng ca tụng những thành qủa vẻ vang trong chuyến đi Mỹ của Thủ Tuớng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc. Thực ra, chuyến đi chẳng có gì đáng gọi là thành công. Phúc chẳng được người Mỹ nào tiếp đón, mà chỉ có bọn cộng sản đàn em xum xuê rối rắm để bớt nhục nhả cho Phúc. Nhất là ông ta đã bị người Việt hải ngoại phản đối, biểu tình rầm rộ bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi ông họp bàn với Tổng Thống Trump.  Đáng nói nhất là phái đoàn của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam đã trở về nước với các hợp đồng trị giá thấp hơn so với dự đoán của nhà cầm quyền Hà Nội. 
        Sau khi bị mất cơ hội mậu dịch qua Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đầu năm nay, Việt Nam từng hy vọng được chính phủ Trump “an ủi” với các hợp đồng béo bở. Thế nhưng đến cuối ngày thứ Tư, phái đoàn cộng sản đã rời thủ đô Hoa Thịnh Đốn với số tiền ít hơn họ mong đợi.
        Trước đó, từ sáng cho đến chiều thứ Tư, hàng trăm người đã cầm cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa, đứng hô to những khẩu hiểu chống chế độ Cộng Sản Việt Nam bên ngoài Tòa Bạch Ốc, nơi mà Tổng Thống Donald Trump đã tiếp phái đoàn cộng sản do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cầm đầu.Nhiều người biểu tình đã cầm hình ảnh của các nạn nhân mới nhất của chế độ cộng sản, như ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo bị cắt cổ sau khi bị công an bắt tại tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng Năm. 
        Trong cuộc họp với phái đoàn cộng sản sau đó, cùng có mặt với Tổng Thống Trump còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Cố Vấn Cao Cấp Jared Kushner, cùng một số viên chức cao cấp của chính phủ Trump.
        Theo thông báo của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào chiều tối thứ Tư, ông Trump đã nói chuyện mậu dịch với ông Phúc, và đôi bên đã đón nhận một số hợp đồng được ký kết mà chính phủ Trump nói là trị giá hàng tỉ Mỹ kim và tạo nhiều việc làm.
        Bộ Thương Mại cho biết Hoa Kỳ đã ký 13 hợp đồng trị giá $8 tỉ Mỹ kim với Việt Nam, kể cả $3 tỉ sản phẩm mà Bộ Thương Mại nói là do Hoa Kỳ sản xuất và sẽ hỗ trợ cho 23,000 việc làm cho người Mỹ.
        Trong các hợp đồng này có cả hợp đồng trị giá $5.58 tỉ cho hãng điện General Electric Co (GE), trong lãnh vực tạo năng lượng, chế động cơ cho máy bay và cung cấp dịch vụ. Đây là hợp đồng tổng hợp lớn nhất mà GE từng được ký với Việt Nam.
        Một công ty chuyên sản xuất máy cày và dụng cụ nông nghiệp là Caterpillar Inc (CAT) cũng được ký hợp đồng để cung cấp kỹ thuật điều hành cho hơn 100 máy phát điện đang được sử dụng tại Việt Nam, công ty này cho biết.
        Tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, ông Trump tuyên bố với các ký giả, “Họ (Việt Nam) vừa mới ký một đơn đặt hàng rất lớn với Hoa Kỳ, trị giá hàng tỉ Mỹ kim, và chúng tôi rất trân trọng điều đó, vì nó sẽ tạo việc làm cho Hoa Kỳ, và đồng thời cung cấp những dụng cụ rất tốt cho Việt Nam.”
        Thông báo của Bộ Thương Mại cho thấy những hợp đồng cho thấy tổng trị giá của các hợp đã thấp hơn rất nhiều, chỉ tới phân nửa so với số tiền $15 tỉ Mỹ kim mà ông Phúc từng tuyên bố trong bài diễn văn tại Heritage Foundation (Viện Di Sản).
        Trước khi bị thất vọng với số tiền ký kết quá thấp, Nguyễn Xuân Phúc từng nói với báo chí trong nước, rằng những thỏa thuận mới trị giá $15 tỉ này phần lớn sẽ tập trung vào lãnh vực công nghệ cao. Ngay cả khi xuất cảng sang Mỹ những thứ sản phẩm như cá, hải sản, quần áo và giày dép, Việt Nam vẫn là một nước tiêu thụ bắp, đậu nành, máy bay và máy móc của Mỹ.
        Các thỏa thuận được loan báo vào chiều thứ Tư có thể sẽ là một chút an ủi cho Việt Nam, sau vụ đổ bể của Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Đây là thỏa thuận thương mại gồm 12 quốc gia, mà ông Trump đã chính thức rút khỏi đó ngay sau khi ông lên nhậm chức trong tháng Giêng năm nay.
Các kinh tế gia nói rằng Việt Nam từng kỳ vọng là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TTP. Một cuộc nghiên cứu trong năm 2016 của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson tìm thấy rằng thỏa thuận thương mại ấy, từ thời Tổng Thống Obama, lẽ ra sẽ làm tăng tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Việt Nam lên mức 8.1 phần trăm vào năm 2030, mức tăng lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào tham gia thỏa thuận ấy, và mở rộng khối lượng xuất cảng lên tới mức một phần năm. Các nhà kinh tế dự đoán rằng hiệp định ấy sẽ mở rộng phạm vị tiếp cận thị trường ngoại quốc cho các hãng Việt Nam chuyên sản xuất quần áo, giày dép và thủy sản, cũng như kích thích cải cách kinh tế trong nước.
        Để so sánh, đến năm 2030 TPP sẽ làm tăng 0.5 phần trăm trong GDP của Mỹ, và 2.5 phần trăm trong GDP của Nhật Bản, theo Viện Peterson ước tính. Ngay cả những nước có nền kinh tế nhỏ hơn, như Brunei và Peru, sẽ không được mức tăng phần trăm bằng với Việt Nam.
        Thỏa thuận ấy cũng có những hàm ngụ về mặt chiến lược cho Việt Nam, một nước có 90 triệu dân nằm sát biên giới phía nam của Trung Quốc. Bằng cách loại trừ Trung Quốc, ít nhất là vào lúc đầu, những người thành lập TPP đã tìm cách củng cố những nền kinh tế đối thủ, và cân bằng thế thống trị đang tăng lên của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.
        Chuyến viếng thăm của ông Phúc cũng diễn ra vào thời điểm ông Trump dường như tỏ thái độ nồng nhiệt với Trung Quốc, nước láng giềng lớn hơn nhiều và hùng mạnh hơn của Việt Nam.
        Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng Thống Trump thường đe dọa Trung Quốc bằng những mức thuế rất lớn. Thế nhưng lời ông nói về Trung Quốc đã khác đi khá nhiều từ khi ông lên cầm quyền.

        Tổng Thống trump đã không giữ lời ông hứa sẽ coi Trung Quốc là một nước thao túng hệ thống tiền tệ, một điều cáo buộc mà nhiều kinh tế gia đồng ý là sai lầm. Ông nói rằng ông đã làm như vậy là để đạt được việc hợp tác của Trung Quốc về vấn đề Bắc Hàn. Ông Trump cũng từng đưa ra một kế hoạch hành động kéo dài 100 ngày về thương mại với Trung Quốc, trong đó có một số điểm nhượng bộ. Chẳng hạn như cho phép các hãng sản xuất thịt bò ở Mỹ bán hàng sang Trung Quốc, và cho phép một số công ty tài chánh cung cấp các dịch vụ ở đó.
        Thái độ ấm áp của ông Trump được tri nhận đối với Trung Quốc có thể gây lo lắng cho giới lãnh đạo ở Việt Nam. Nước này cũng bị chính phủ Trump chỉ trích vì những lề lối thực hành kinh tế của họ. Giống như nhiều nước khác, Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ nhiều hơn là nhập cảng từ Mỹ, tạo ra một mức thâm hụt thương mại mà Tổng thống Trump thường đả kích kịch liệt.
        Ông Trump nói về nhóm các nước này, “Họ là những kẻ gian lận. Từ nay về sau, những nước nào vi phạm các quy tắc sẽ gặp phải những hậu quả, và đó sẽ là những hậu quả rất nghiêm trọng.” 



No comments:

Post a Comment