Thursday, June 29, 2017

BANG GIAO QUỐC TẾ ĐÃ QUA THỜI KỲ MƯỚC BỌT


BANG GIAO QUỐC TẾ
ĐÃ QUA THỜI KỲ MƯỚC BỌT

                                                                                    Đại-Dương
          Tổng thống Donald Trump đã tiếp và khoản đãi Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ tại Toà Bạch Ốc hôm 26 tháng 6 năm 2017 trong không khí bạn bè, nồng ấm.

          Cả hai đều xuất thân từ giới kinh doanh và cùng chủ trương "Make America First" và "Make in India" nên không màu mè, chãi chuốc để kiếm phiếu và được tung hô. Họ nói và làm điều gì mà đem lại lợi ích cho đất nước, dân tộc.
          Trong cương vị Thủ tướng của quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới mà nghèo, Narenda Modi chấm dứt "chính sách phi-liên-kết" hình thành từ năm 1955 để "liên kết đa phương", "cân bằng chiến lược". Đặc biệt, nghiêng sang phía Hoa Kỳ nên từ khi nhậm chức năm 2014 đến nay, Thủ tướng Modi đã đi thăm Mỹ 5 lần.
          Hoa Kỳ đứng đầu trong số 3 nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ với 15 tỉ USD vào năm 2007, cướp mất vị trí truyền thống của Nga.
Khi Hoa Kỳ và Ấn Độ nâng cấp mối quan hệ thành "Đối tác Chiến lược Chính yếu" thì giao dịch vũ khí có thể lên tới 20 tỉ USD hoặc hơn, và việc chuyển giao kỹ thuật quân sự sẽ nhanh chóng, trơn tru hơn trước kia.
          Thao dượt Malabar thường niên bắt đầu từ năm 1995 bị ngưng khi Ấn Độ thử vũ khí nguyên tử. Nhưng, năm 2001, Tân Đề Ly ủng hộ chủ trương chống khủng bố quốc tế của Tổng thống George W. Bush nên Hoa Kỳ nối lại cuộc tập trận chung từ 2002. Đến 2015 có thêm Nhật Bản tham dự, tập trung vào hoạt động chống tiềm thuỷ đỉnh từ Đại Tây Dương tới Biển Nhật Bản.
          Kể từ năm 2013, Hải quân Ấn Độ đã theo vết ít nhất 7 tàu ngầm, kể cả nguyên tử, của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương nên đã mua 12 chiếc P-8AI trang bị toàn bộ radar, hoả tiễn Harpoon Block-II, phi đạn, bom chống ngầm (depth charges) trị giá 3.2 tỉ USD. Ấn Độ có thể được phép mua 22 phi cơ trinh thám không người lái Guardian MQ-9B trị giá 2 đến 3 tỉ USD. Modi cũng mua 1 vận tải cơ C-17 trị giá 366 triệu USD dù Quân đội Ấn đã có 10 chiếc C-17 và 13 chiếc C-130J.
          Hãng Lockheed Martin đang thảo luận với Hãng Tata về việc bán chiến đấu cơ F-16 nếu được lắp ráp tại Ấn Độ và chuyển giao kỹ thuật.  
Sự nồng ấm trong mối quan hệ Ấn-Mỹ vẫn bị vài đám mây đen che phủ trong khi đàm phán: mối quan hệ với Pakistan, Thỏa ước Khí hậu Paris, chiếu khán H-1B, thâm hụt thương mại.
          Hoa Kỳ giữ mối quan hệ với Pakistan để giải quyết cuộc chiến A Phú Hãn và ngăn ngừa xung đột quân sự nghiêm trọng giữa Pakistan và A Phú Hãn. Nhưng, Islamabad đang nghiêng quá nhiều về phía Bắc Kinh làm mất cân bằng quyền lực tại Nam Á nên Trump và Modi phải hợp tác để vừa chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, vừa chống chính sách bành trướng của Trung Quốc.
          Hôm 26 tháng 6 năm 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Thủ lĩnh Hồi giáo Cực đoan ở Jamu-Kashmir (của Ấn Độ) vào Danh sách Khủng bố Toàn cầu khiến Pakistan giận dữ.
          Truyền thông địa phương trích dẫn lời của Phát ngôn viên Nafees Zakaria thuộc Bộ Ngoại giao Pakistan "Chỉ đích danh những cá nhân ủng hộ quyền tự quyết của người Kashmir là phi lý".
Lệnh tạm hoãn nhập cư do Tổng thống Trump ban hành làm cho 100,000 chuyên viên công nghệ thông tin của Ấn đang làm việc ở Mỹ bị kẹt bởi hệ thống chiếu khán H-1B.
          Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho phép được thi hành một phần Sắc lệnh Di trú do Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 3 năm 2017 nhằm cấm nhập cảnh đối với dân 6 nước Hồi giáo mà không có liên hệ với cá nhân hoặc thể nhân pháp lý tại Hoa Kỳ. 
          Modi và Trump đang cố gắng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế để san bằng thâm hụt thương mại. Ấn Độ nằm trong danh sách 19 quốc gia bị Hoa Kỳ công khai cáo buộc đã gây ra tình trạng thâm hụt mậu dịch quá đáng.
          Thoả ước Khí hậu Paris không được đề cập khi Trump và Modi gặp nhau và có thể Ấn Độ đợi đến Thượng đỉnh G-20 tại Đức vào tuần lễ tới mới bày tỏ thái độ.
Bước vào đàm phán giữa hai phái đoàn, Tổng thống Trump phát biểu "Chúng ta đã đồng ý nhiều vấn đề, và tôi có thể nói đến cuối ngày chúng ta sẽ đồng ý mọi thứ".
          Sự hợp tác sâu rộng giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ về kinh tế và quốc phòng đã chiếm ưu thế trong lần gặp mặt đầu tiên giữa hai nguyên thủ quốc gia. Tờ The Diplomat ngày 26 tháng 6 năm 2017 bèn hiến kế: Mỹ nên bán cho Ấn một chiếc hàng không mẫu hạm phi-nguyên tử đã giải giới. Tân Đề Ly đang cần nhiều hàng không mẫu hạm để bảo vệ 18 điểm tắc nghẽn trên Ấn Độ Dương do Bắc Kinh xây dựng. Dù cho Ấn đã mua 2 hàng không mẫu hạm của Anh Quốc, và mới đây mua của Nga một chiếc trị giá 3 tỉ USD.
          Hoa Kỳ chịu trách nhiệm tân trang và thiết kế hệ thống chiến cụ, vũ khí cần thiết, kể cả hệ thống phóng phi cơ bằng điện từ trường mà Ấn Độ sẽ trang trãi mọi chi phí.
          Như thế, Mỹ thêm công ăn việc làm. Ấn mau có thêm hàng không mẫu hạm cùng hợp lực bảo vệ luật pháp quốc tế, duy trì trật tự, an ninh, ổn định trên thế giới.
Tương lai, Ấn sẽ có thêm hàng không mẫu hạm sử dụng năng lượng hạt nhân bằng cách này, vừa mau chóng và tiện lợi về mặt kinh tế và chiến lược.
          Báo chí Ấn Độ tập trung vào mối quan hệ sóng gió với Pakistan nên rất phấn khởi đối với chuyến đàm phán đầu tiên Trump-Modi.
Modi ngày càng tách xa Nga và xây dựng lực lượng chiến lược nhằm làm thất bại tham vọng bành trướng điên cuồng của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Ấn Độ đang cần lẫn nhau trên phương diện chiến lược kinh tế và quân sự nên trong mối quan hệ quốc tế không còn chỗ đứng cho chính sách ngoại giao nước bọt.
          Tập Cận Bình không thể dùng kiểu ngoại giao nước bọt với Donald Trump như từng thành công khi đàm phán với Barack Obama.
Thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ đã ký 15 tỉ USD để nhập cảng các thiết bị dịch vụ từ Mỹ.
          Hoa Kỳ đã trao 6 tiểu khinh tốc đỉnh và 1 tuần duyên hạm cho Việt Nam. Trong khi các chiến hạm Mỹ có thể sửa chữa tại Cam Ranh.
Quan hệ quốc tế chỉ lợi cho một bên đã đi vào lịch sử.
                                   
Đại-Dương



No comments:

Post a Comment