Monday, July 25, 2016

( Nhân Văn Giai Phẩm)

HƠI THỞ LẠC HNG
PHẦN II
   ( Nhân Văn Giai Phẩm)

          Hơi thở Lạc Hồng cũng đã làm ấm những trang thơ văn của Nhân văn Giai Phẩm. Thật vậy, cộng sản luôn luôn chủ trương tiêu diệt trí thức. “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. (Trần Phú). Dưới mắt cộng sản, trí thức không bằng cục phân, và trí thức chỉ là thành phần vô dụng, ăn bám  xã  hội “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” và còn bị coi là giai cấp bất mãn và phản động.
Tại Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã đốt sách và chôn sống nho gia. Mao Trạch Đông đã phát động Cuộc Cách Mạng Văn Hóa để triệt tiêu toàn bộ giới trí thức chân chính. Bắt chước cộng sản đàn anh Trung Quốc, cộng sản Việt Nam cũng đã chủ trương tiêu diệt trí thức tận gốc rễ.. Hà Nội còn dựng lên chiêu bài “cởi trói văn nghệ”, như cái bẫy lùa trí thức vào rọ, nhằm hủy diệt tinh hoa của đất nước, triệt hạ mọi mầm mống chống đối chế độ. Cụ thể là nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” đã bị  cộng sản tru diệt một cách dã man, để lại một vết thương văn học đến nay vẫn còn ruớm máu. Những nhà trí thức như LS Nguyễn Mạnh Tường được thế giới kính nể, đã bị thất sủng và phải về quê sống nhờ con gà mái, mỗi ngày một cái trứng! Còn triết gia nổi tiếngTrần Đức Thảo cũng bị cộng sản cho ra rìa và phải về làng sống lây lất bằng nghề chăn bò. Nhà thơ Hữu Loan bị trấn áp, phải lên rừng sống bằng nghề đốn củi..Nhiều tinh hoa trí thức khác đã bị sát hại một cách dã man như Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Duơng Quảng  Hàm, Thiều Chửu và Lý Đông A..
                Trong lãnh vực thi ca, những tiếng nói yêu nước chân chính như Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, kể cả Văn Cao, cũng đã bị cộng sản Việt Nam thẳng tay  trấn áp không chút nương tay..
          Phan Khôi là một nhà văn, nhưng cũng đã có những lời thơ như những viên đạn bắn thẳng vào tim những tên lãnh  đạo cộng sản già nua, thiển cận và dốt nát, tiêu biểu là “Cụ Hồ”càng lớn tuổi càng co rúm lại, càng lạc hậu và dĩ nhiên càng tồi :
                   Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
                   Như một cái bình vôi
                   Càng sống càng tồi
                   Càng sống càng bé lại
 Còn Phùng Quán thì lời thơ sắc như dao cắt, thể hiện thái độ kiên cuờng và quyết tâm dùng ngòi bút, thách đố với đòn thù như sấm sét  của bạo quyền cộng sản. Phan Bội Châu khẳng định :”Ví phỏng đuờng đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai” thì Phùng Quán qủa là hào kiệt, đã dám buớc đi trên  con đường gập ghềnh, sóng gió gai gốc, dám thách đố với bạo lực sấm sét:
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cuớp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá
          Nhà thơ sẵn sàng trực diện với bạo quyền, không bị cám dỗ hay bị mua chuộc bởi bã lợi danh, không đổi trắng thay đen theo lệnh của chế độ, dù phải hy sinh mạng sống để bảo vệ sự thật và công lý
 Yêu ai cứ bảo là yêu
 Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Cũng không nói yêu thành ghét,
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
Đến như Trần Dần thì lời thơ nghẹn ngào mà trong sáng như sao trăng. Nhìn quê hương, Trần Dần không còn thấy phô thấy nhà, nghĩa là không còn thấy bóng dáng đất mẹ thân yêu, mà chỉ thấy quê hương phủ trùm một màu tang tóc, màu máu pha trộn với nuớc mắt mặn chát. Mưa ngoài trời, cũng chính là mưa trong lòng. Đó là những dòng nuớc mắt của mẹ Việt Nam:
          Tôi buớc đi
          Không thấy phố, không thấy nhà,
 Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.
          Dưới màu cờ đỏ, con tim dân Việt bị cứa nát, lưng Tổ Quốc bị trầy trụa vì roi quất,  thi thể mẹ Việt Nam đã thấm đòn loang máu, vì chính tác giả, con của mẹ đã bị chém trộm, lạnh cả xuơng sống:
Lưng tôi có tên nào chém trộm
A! Cái lưỡi dao cùn
Không đứt đuợc-mà đau!
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ôi cả nước, nếu mà lưng tôi lạnh
Hãy nhìn xem có phải vết dao
Không đứt đuợc mà đau
Lưng Tổ Quốc hôm nay rướm máu!

Bước vào thơ Hữu Loan, người ta bắt gặp những ngọn roi sắt, quất thẳng vào tập đoàn nịnh hót, khiếp nhuợc bẻ cong ngòi bút, còng lưng làm công cụ cho chế độ, mà tiêu biểu là Tố Hữu, tên bồi bút đã khóc Stalin, thương tên đồ tể khát máu này hơn cả cha mẹ và nguời yêu “Thuơng cha thuơng mẹ thương chồng, thuơng mình thương một thuơng ông thuơng mười..” Hãy nghe Hữu Loan nhổ vào mặt bọn nịnh hót đang vênh vang dùng thang luỡi để leo lên đỉnh quyền lực
 Một điều đau xót
 Trong chế độ chúng ta
 Trong chế độ dân chủ cộng hoà
Những thằng nịnh còn thênh thang đất sống
Không quần chùng áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn thang lưng thang lưỡi
Những mồm không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên
Dạ dạ thưa anh!
Dạ dạ em em..
 Còn một dòng thơ mạnh như thác đổ, là thơ Hoàng Cầm. Bên cạnh những bài thơ rất phổ biến như Đêm Liên Hoan và Bên Kia Sông Đuống nguời ta cũng không quên đuợc những tiếng thơ não nề phô bày bản chất xảo trá như cái luỡi không xuơng, đầu óc thiển cận tí teo, lạc hậu chậm tiến. Con tim  bọn bọn này đã hóa đá, trở thành vô cảm, đánh mất chất người:
Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đuờng lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do bộ óc chây lười
Chỉ một màu sắt rỉ
 Đã lâu năm ngủ kỹ
 Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy
Đầy gân thiếu trái tim
          Còn Văn Cao là một nhạc sĩ của chế độ, với bài Tiến Quân Ca đã đuợc CSVN sử dụng làm quốc ca.  Nhưng ông cũng có những vần thơ xoáy sâu như đinh nhọn, nghe như từng giọt máu oan khiên của dân tộc đang nhỏ xuống đất mẹ:
                   Những con bạch tuộc
                   Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
                   Đất nước đang lên da lên thịt
                   Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày


          Nhân Văn Giai Phẩm đã trở thành vết thương văn học hơn nửa thề kỷ. Hôm nay, hiện tuợng Nhân Văn Giai Phẩm lại đang tái diễn với những vần thơ phản kháng của Nguyễn Đắc Kiên, Lê Thị Công Nhân,  Phuơng Uyên và mới đây là  Cô Giáo Lam..như thể những hơi thở thoi thóp của dân Việt trong cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình

No comments:

Post a Comment