Saturday, July 23, 2016

HƠI THỞ LẠC HỒNG

HƠI THỞ LẠC HỒNG
                                                             Ngô Quốc Sĩ
LỜI MỞ:
          Dòng sinh mệnh của dân tộc VN tuôn tràn trên lửa máu. Bao máu xuơng Lạc Hồng đã đổ ra trong công cuộc đấu tranh chống ngoại tặc cũng như nội thù, kết tinh thành dòng văn học cách mạng đầy hùng khí.
          Nói tới dòng văn học cách mạng, Người ta không thể không nhắc tới những áng văn tuyệt tác ngày xưa đã nung nấu tâm can dân Việt trong công cuôc chống kẻ thù Bắc Phương, như các bài hịch của Hai Bà Trưng, Tuyên Ngôn Độc Lập của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi-Lê Lợi.
          Dòng văn học đầy hùng khí đó đã tiếp tục chảy dài như hơi thở Lạc Hồng từ cổ chí kim, qua những tiếng thơ như dao cắt, như tiếng thét chiến mã, hay  như những ngọn roi Phù Đỗng, nung nấu tinh thần đấu tranh của dân Việt qua ngàn năm nô lệ  giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ dưới  chế độ cộng  sản độc tài.
                                                PHẦN I
                                                (Thơ Tù)
          Hơi thở Lạc Hồng thoát ra thành những vần thơ nổi lửa gieo mầm cách mạng, trong đó có thơ tù, thơ phản kháng, thơ đấu tranh và thơ trần tình.
          Trước hết, nói đến thơ tù, hẳn người ta không thể quên bài thơ “Vào Nhà Ngục Quảng Đông” của cụ Phan Bội Châu, với lời lẽ hào hùng khẳng khái, với ý chí kiên cuờng và quyết tâm cứu nước:
          Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
          Chưa mỏi chân thì hãy ở tù
          Đã khách không nhà trong bốn biển
          Lại người có tội giữa năm châu
          Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
          Mở miệng cuời tan cuộc hận thù
          Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
          Bao nhiêu nguy hiễm sợ gì đâu
          Trong khổ cực hiểm nguy Phan Bội Châu vẫn giữ phong thái hào kiệt phong lưu khí phách ngang tàng. Họ Phan đã coi chuyện tù đày là chuyện dĩ nhiên. Chính  thái độ thản nhiên đó đã giúp cụ Phan vuợt thắng cảnh ngộ nghiệt ngã, giữ vững tinh thần và thể xác như thể nghỉ ngơi.
          Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
          Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
          Dừng chân nghỉ ngơi, tù đày còn là hoàn cảnh thuận lợi giúp nhà cách mạng lắng đọng tâm hồn, ý thức rõ ràng niềm đau đớn và tủi nhục mất nước.  Tác giả nói riêng và dân Việt nói chung, giờ đây sống bơ vơ như kẻ không nhà trong bốn biển,  như người khách trọ trên chính quê hương mình, Hơn nữa, dân Việt còn phải dối diện với sự chà đạp công lý của thực dân, nguời Việt yêu nuớc chân chính đã bị thực dân kết án là tội phạm:
          Đã khách không nhà trong bốn biển
          Lại người có tội giữa năm châu
          Từ ý thức vong quốc, bị đối xử bất công và bị lưu đày  trên chính quê huơng mình, nhà cách mạng họ Phan đã sẵn sàng nhận lấy sứ mệnh dựng nước và chống ngoại thù với niềm tin tất thắng, với nụ cuời ngạo nghễ, đúng như giọng hát  của Nguyễn Đức Quang, “nụ cuời muôn đời, nụ cuời của lòng hờn sôi”:
          Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
          Mở miệng cuời tan cuộc oán thù
          Điều đáng nói nhất là nhà cách mạng họ Phan đã chiến thắng nghịch cảnh, vuợt qua mọi sợ hãi, vững tâm đi tới,  đúng như di ngôn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II nhắn nhủ dân BaLan trong cuộc giải  phóng Đông Âu “Các con đừng sợ”. Đó chính là niềm tin tất thắng của dân tộc. Còn sống là còn cơ hội, Còn sống là còn sự nghiệp đối với núi sông:
          Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
          Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
          Cùng mang dòng máu Nghệ Tĩnh với cụ Phan, Lê Quốc Quân, chiến sĩ dân chủ bị cộng sản giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò  Hà Nội, đã gửi ra nhiều bài thơ đấu tranh rực lửa như Hỏa Lò Vọng Sóng Biển Đông, Chí người ngục sĩ, Tổ Quốc Gọi Tên, An Thái Việt..Tiêu biểu nhất là bài “Chí Người Ngục Sĩ”

          Lúc lặng lẽ ngồi trong ngục tối
          Là khi ta mưu sự cơ đồ
          Đôi mắt nhắm mà long cuộn sóng
          Chí bừng lên vang dội trăm miền
          Ý chí ta vực thẳm núi cao
          Trải rộng khắp bình nguyên đại mạc
          Chí là hướng lung linh tâm bão
          Bão lòng người thổi giữa nhân gian
          Chí là hoa nở trong máu đỏ
          Máu anh hùng chảy mãi thiên thu
          Chí đã chín lòng ta đã quyết
          Quyết đứng lên tranh đấu một phen
          Vì nhân dân cơ cực bần hàn
          Ý chí đó ngàn đời không đổi
          Cũng tương tự như cụ Phan Bội Châu, Lê Quốc Quân, đã biết nương theo hoàn cảnh, lợi dụng thời gian tù đày để nuôi chí chiến đấu, xây dựng cơ đồ:
Lúc lặng lẽ ngồi trong ngục tối
Là khi ta mưu sự cơ đồ
 Hẳn nhiên, khả năng con người có giới hạn “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nhưng người  chiến sĩ cách mạng phải có chí lớn, “xẻ núi lấp sông”, của người hùng  Hà Tĩnh Nguyễn Công Trứ:
                   Đôi mắt nhắm mà lòng cuộn sóng
                   Chí bừng lên vang dội trăm miền
                   Ý chí ta vực thẳm núi cao
                   Trải rộng khắp bình nguyên đại mạc
 Hoàn cảnh tù đày đã giúp Lê Quốc Quân nhận thức đuợc sức mạnh dân tộc đang làm bừng khởi trận cuồng phong dân chủ:
Chí là hướng lung linh tâm bão
Bão lòng người thổi giữa nhân gian
Cơn tâm bão của Nguyễn Quốc Quân chắc chắn sẻ biến thành cơn bảo lửa của Nguyễn Chí Thiện:
 Khi dất trời gió nỗi
 Tàn hung ơi, bão lửa, trốn vào đâu, bám vào đâu?
Trận bão dân chủ bừng khởi từ những nổi oan khiên bất hạnh chất ngất của dân tộc. Hạnh phúc dân tộc là động lực và cứư cánh tranh đấu:
Chí đã quyết lòng ta đã quyết
Quyết đứng lên tranh đấu một phen
Vì nhân dân cơ cực bần hàn
Ý chí đó ngàn  đời không đổi
Theo Lê Quốc Quân, ý chí cuơng quyết, với niềm tin yêu sắt đá, trong máu đỏ dân tộc, hoa trái dân chủ sẽ bừng nở và ngôi sao dân chủ sẽ bừng chiếu thiên thu:
Chí là hoa nở trong máu đỏ
Máu anh hùng chảy mãi thiên thu


          Thế đó. Thơ là hơi thở. Thơ cách mạng là hơi thở Lạc Hồng, chảy mãi, chảy mãi, kết tinh thành châu ngọc thiên thu!.

No comments:

Post a Comment