Sunday, August 13, 2017

NGUYỆT ÁNH MƠ MỘT NGÀY VỀ

NGUYỆT ÁNH
MƠ MỘT NGÀY VỀ
                          
                                                                                Ngô Quốc Sĩ
          Nguyệt Ánh và Việt Dzũng được coi là đôi chim sơn ca, đã cùng hót lên những lời hát đượm tình tự quê hương dân tộc, khơi dậy ngọn lửa đấu tranh giải thể chế độ cộng sản, chuẩn bị cho một ngày về vinh quang. Hai ca nhạc sĩ này đã cùng sáng tác, cùng hát chung và cùng đi lưu diễn khắp nơi, làm vang vọng tiếng hát đấu tranh nung nấu lòng người.

          Nay Việt Dzũng không còn nữa, nhưng Nguyệt Ánh vẫn tiếp tục sáng tác và trình diễn như con chim sơn ca lẻ loi. Nhạc Nguyệt ánh, trước sau vẫn là một đóng góp tích cực cho công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền của dân tộc Việt, đã được thể hiện bằng nỗ lực mở đường về của Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, cũng như những thách đố với bạo quyền của Lê Quốc Quân, Mẹ Nấm, Trần Hùỳnh Duy Thức và nhiều chiến sĩ dân chủ khác hôm nay.
          Ý chí quyết trở về của Nguyệt Ánh khởi đi từ niềm đau mất quê hương. Dân Việt đã phải nghẹn ngào rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để  chạy trốn cộng sản, tìm tự do và xây dựng lại niềm tin. Hãy nghe lời Nguyệt Ánh than thở khi phải bỏ nước ra đi:
                      Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng.
                     Một lần đi là một lần vĩnh biệt
                    Một lần đi là mòn lối quay về.
                    Một lần đi là mãi mãi thương đau.
                    Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng.
                    Một lần đi là nghìn trùng cách biệt.
          Từ nghìn trùng xa nhìn về quê hương bỏ lại, Nguyệt Ánh đã cùng dân Việt tiếc nhớ Sai Gòn ngà ngọc ngày nào, nay chỉ còn là thành phố rác rưởi, mang tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh:
                    Mưa Sài Gòn, còn buồn không em ?
                    Ta tìm đâu ngày cũ êm đềm.
                    Nhớ con đường ngập nước mưa đêm.
                    Từng quầy hoa ghế đá công viên.
                    Nắng Sài Gòn còn ấm không em
                     Hai hàng cây bóng ngã bên thềm
                    Nắng ban mai xanh mầu mắt biếc..
          Đáng nói nhất là sống đời tị nạn, người Việt lưu vong vẫn luôn luôn hướng về quê hương khốn khổ bên kia đại dương, với cuộc sống lầm than vì thiên tai hành hạ:
                    Con quỳ bên ni dòng sông.
                   Bên tê mồ Mẹ! Trời ơi, nước ngập tràn đồng.
                   Từng khúc xương trôi đau lòng con trẻ.
                    Con mang trong người thịt xương của Mẹ.
                    Chừ trông nước lụt dâng về.
                   Con còn bên ni, Mẹ mất bên tê, sóng bao la.
          Trên quê hương khổ đau với thiên tai thường xuyên đó, dân Việt còn bị đày đọa  bởi bàn tay ác độc của cộng sản, làm cho cuộc sống thê thảm hơn. Bao bà mẹ, bao người vợ đã phải vất vả ngược xuôi, bôn ba tìm đường sống để nuôi con nuôi chồng đang bị chế độ nhốt sau then cài ngục thất trong các trại tù lao động khổ sai:
                     Cái cò lặn lội bờ sông,
                    gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
                     Thương em dạ sắt lòng son,
                     một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng.
                    Bàn tay ai tốt vàng ròng,
                    bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi.
          Buồn thay! Người vợ đã hy sinh tất cả để thăm nuôi chồng đang rũ liệt trong cùm gông, với hy vọng có ngày đoàn tụ, nhưng rồi một đêm, hung tín chợt về làm tim người vợ như ngừng đập:
                    Một đêm gió lộng mưa gào
                    Được tin anh đã đi vào thiên thu
                    Chồng em chết giữa ngục tù
                    Khổ sai đói rét, Cộng thù giết anh 
          Thế là nàng trở thành góa phụ, thay chồng nuôi mẹ, thay cha nuôi con. Nhưng bi đát thay,  mất nguời thương, người vợ hiền cả đời hy sinh cho chồng cho con lại mất luôn nhà cửa tài sản, mất  cả xóm làng, bị cộng sản đuổi đi vùng kinh tế mới cạn khô chất sống:
                    Cái cò ngày nay, đã thành góa phụ
                    Tay dắt mẹ chồng, tay dắt đàn con
                    Muốn về làng quê, quê cũng không còn
                    Giặc bắt lên rừng, đi vào vùng chướng khí Lam Sơn 
          Thương nhà thương nước, dân Việt tị nạn không những hướng lòng về quê hương đọa đày, mà còn mơ một ngày trở về giải phóng quê hương khỏi bàn tay cộng thù:
                    Anh vẫn mơ một ngày nào.
                   Quê dấu yêu không còn cộng thù
                   Trên con đường mòn, sau cơn mưa chiều
                   anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng.
                   Ta đứng yên nghe rừng thì thầm
                   Ta ngước trông sao trời thật gần..
          Ngày trở về là ngày giải phóng đích thực, không phải chiêu bài huyền thoại như tuyên truyền cộng sản, mà là vận hội mới của dân tộc, người người reo mừng, chim trời hát mừng:
                   Rồi bình minh tới anh đưa em về làng
                   Này bà con đón kìa anh em chào mừng
                   Thôn quê tưng bừng,
                   Muôn chim reo hò hát mừng người vừa về sau chiến                                chinh

                   Rồi ngày con lớn con ca vang tình người
                   Hòa bình no ấm con ca vang tình đời
                   Thay cho cha già, thay cho mẹ hiền
                   Suốt cuộc đời hòa lời ca đấu tranh
                Từ ước mơ chính đáng đó, Nguyệt Ánh đã nâng cao tiếng hát, kêu gọi dân Việt đứng lên làm lại lịch sử.  Lời ca Nguyệt Ánh âm vang như tiếng sóng Bạch Đằng, như tiếng vỗ kình ngư:
                    Đi ta đi anh em mình ơi.
                   Bước không ngừng vượt qua biên giới.
                    Đêm có muôn sao trời bừng bừng sáng soi.
                    Soi lối đưa ta về với tin yêu sáng ngời.
                    Về là về từ muôn phương,
                   về là về cùng quê hương.
          Bàn chân quân thù ngày nào đi qua Trường Sơn vào xâm chiếm miền Nam, thì hôm nay, đoàn quân thánh chiến sẽ vượt Trường Sơn về giải thoát dân tộc khỏi bàn tay qủy đỏ:
                    Đi ta đi xuyên qua Trường Sơn
                     áo vai sờn một sương hai nắng
                   Nhưng trái tim không sờn tình yêu nước non
 
                   Nhưng trái tim vẫn còn ngút sâu lửa oán hờn
                   Hờn là hờn cho non sông
,
                   hò là hò vang xung phong
                   Con đường biên giới xác quân Cộng phơi cùng hoa lá
 
          Bước chân đoàn quân giải phóng sẽ làm bừng dậy cơn bão lửa, thúc dục toàn dân quật khởi:
                   Hỡi những người con của mẹ Việt Nam !
                   Ngay trong Đô Thành hoặc đang sống nơi các thôn                                 làng
                   Từ động ruộng khô hay góc đê,
                    từ từng trại giam trên đất quê
                   Từ khắp bốn phương trời tận cùng thế giới
                   Tràn từ Đông Âu - Bá Linh,
                   tràn về tận Nga Sô - Bắc Kinh
                   Tràn cuốn riết vô thần Mác Lê tan tành
 
          Mác Lê tan tành. Cộng sản cuốn gói ra đi. Dân Việt vui hưởng thanh bình, tự do và công lý. Đó là ngày giải phóng đích thực.


No comments:

Post a Comment