TRUNG
QUỐC HUNG HÃN
MỸ
IM LẶNG
Trần Khải
Vậy là Biển
Đông hết cứu? Trung Quốc đưa phi đạn, oanh tạc cơ vào các đảo nhân tạo ở Biển Đông... Thế giới im lặng. Chỉ có Việt Nam và Philippines bày tỏ quan ngại. Chính phủ Trump lo tranh cãi với chính phủ Tập Cận Bình, không phải về Biển Đông, mà về thuế quan hàng hóa. Thậm chí, Trump hứa cứu việc làm cho công ty Hoa Lục có tên là ZTE...
Có nghĩa là, Việt
Nam và Philippines phải tự lo thân.
Khi có chuyên gia thắc mắc rằng tại sao Trung Quốc vũ trang Biển Đông trên các vùng biển tranh chấp, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Lu Kang nói trong
buổi họp báo thường kỳ hôm Thứ Hai rằng “các đảo Biển Đông là lãnh thổ, lãnh hải TQ... và việc đưa oanh tạc cơ vào khu vực chỉ là tập dợt quân sự thường lệ.”
Phát ngôn nhân này thêm, rằng
trong khi đó “Hoa Kỳ gửi tàu chiến và chiến đấu cơ vào khu vực... gây ra nguy hiểm cho các nước khác.”
Bây giờ, làm gì?
Báo New Straits Times của
Singapore hôm Thứ Hai
ghi rằng
các quốc
gia hội
viên ASEAN đành chịu bó
tay, nhưng đưa ra ý kiến rằng đề nghị thành lập bản Quy Tắc Ứng Xử nhằm kềm chế Trung Quốc...
Nghĩa là, gài làm sao để
tuyên bô rằng
Biển
Đông trở
thành vùng hòa bình...
Có thể được chăng? Vì không lẽ ASEAN đưa taù chiến ra đuổi tàu chiến TQ về Thượng Hải?
Hay là ASEAN đưa
lính TQLC ra đổ bộ, tái chiếm các đaả TQ đang chiếm giữ?
Vì không lẽ đầu hàng, không lẽ im lặng, mặc cho TQ muốn làm gì thì làm?
Cũng nên nhắc rằng Phát ngôn viên của TT Duterte loan báo quan
ngại về oanh tạc cơ tầm xa của Trung Cộng đáp và cất cánh từ phi truờng xây dựng trên 1 đảo cạn thuộc Biển Đông – Bộ ngoại giao Philippines đã có phản ứng ngoại giao thích hợp với Beijing, theo tường thuật của báo Hong Kong.
Thông tin từ Bộ quốc phòng Trung Cộng xác nhận oanh tạc cơ như H-6K lui tới đảo và đảo nhân tạo trong vùng như là 1 phần trong chuơng trình tập trận tuần qua.
Tham vụ báo chí Harry Roque
nói “loại hoạt động ấy ảnh hưởng các nỗ lực duy trì ổn định và hoà bình tại Biển Đông”.
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao cho biết : Manila đang theo dõi các
diễn biến – TT Duterte từng nhận là không có sức mạnh để ngăn Trung Cộng quân sự hoá Biển Đông. Ông Duterte bị các nhà lập pháp đả kích vì không đối đầu – ông xác nhận không muốn rủi ro và sẵn sàng thuơng luợng để cùng khai thác tài nguyên
trong vùng. Vietnam cũng đã lên tiếng cùng ngày về hoạt động của oanh tạc cơ Trung Cộng tại vùng Hoàng Sa, theo 1
thông cáo báo chí của Bộ ngọai giao phát hành sáng Thứ Hai.
Trong khi đó, bản
tin RFI ghi nhận là
theo dự kiến, trong kỳ họp sẽ khai mạc cuối tháng 5 này, Quốc Hội Việt Nam sẽ thảo luận về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, thay thế cho Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy là cũng như nhiều nước khác trong khu vực, Hà Nội muốn tăng cường lực lượng cảnh sát biển (lực lượng tuần duyên) trong bối cảnh Việt Nam đang đối đầu với nhiều thách thức mới về an ninh trên biển, đặc biệt với việc Trung Quốc vẫn không ngừng có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp, thậm chí nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này, thể hiện qua việc lắp đặt các tên lửa ở Trường Sa gần đây.
Dự thảo luật xác định Cảnh sát biển Việt Nam là “lực lượng vũ trang nhân dân”, có
nhiệm vụ “ bảo vệ an ninh quốc gia, thực thi pháp luật trên biển". Như vậy là so với pháp lệnh hiện hành, vị trí, chức năng của Cảnh sát biển có sự bổ sung, thay đổi đáng kể.
RFI viết rằng, cụ thể hơn, theo dự luật, cảnh sát biển Việt Nam có thể nổ súng để “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, môi trường biển và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế...”
Hiện giờ, cảnh sát biển chỉ được phép nổ súng khi tính mạng và sự an toàn của họ bị đe dọa, hoặc trong khi truy đuổi những người và tàu thuyền vi phạm trên biển, hoặc để bảo vệ người dân mà tính mạng bị đe dọa.
Trong khi đó, một
nghịch
lý là tình hình Việt
Nam - Trung Quốc họp về hợp tác Biển Đông, theo bản tin RFA.
Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 14 đến 18 tháng 5 tiến hành đàm phán Vòng 11 Nhóm
Công Tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa hai phía. Vòng đàm phán diễn ra
ở Hà
Nội.
Thông tin được
loan đi hôm 21/5 cho biết
hai phía kiểm điểm tình hình triển khai hợp tác các dự án đã ký kết sau vòng đàm phán lần thứ 10 đến nay như: nghiên cứu trầm tích thời kỳ Holocene tại châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang, triển khai thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…đồng thời trao đổi ý kiến các dự án mới do phía Trung Quốc đề xuất.
Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì hai nước tiếp tục nhất trí trong việc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vòng đàm phán thứ 12
về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào cuối năm 2018.
Vòng đàm phán 11 vừa
nêu diễn ra
vào khi Trung Quốc
xác nhận
tin đưa
oanh tạc cơ H-6K xuống khu vực Biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác tại Đông Nam Á.
Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Chuẩn Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ, lãnh đạo.
Trang mạng PTI tường thuật rằng chuyến thăm nằm trong khuôn khổ chương trình triển khai hoạt động của Hạm đội miền Đông của Hải quân Ấn Độ tới Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.
Dẫn đầu đoàn tàu tác chiến Ấn Độ ghé cảng Tiên Sa là khu trục hạm INS Sahyadri, một trong ba tàu chiến đa nhiệm tàng hình thuộc lớp Shivalik của hải quân Ấn Độ. Được trang bị vũ khí tiên tiến, tàu INS Sahyadri có trọng tải hơn 6.000 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9.
Hai tàu còn lại
trong đoàn gồm
tàu hậu cần chở dầu INS Shakti, và tàu chống ngầm tàng hình Kamorta. Đi theo
đoàn tàu có hơn
900 sĩ quan và thủy thủ.
Vậy là, có liên minh... Cũng đỡ.
Vấn đề là, sau hậu trường có gì lạ không?
No comments:
Post a Comment