Monday, May 14, 2018

THÂN PHẬN LƯU ĐÀY


THÂN PHẬN LƯU ĐÀY

                                                               Ngô Quốc Sĩ
                Ý niệm lưu đày diễn tả cuộc sống vất vưởng và nỗi lòng đau xót của những người phải rời bỏ quê hương, sống nơi đất khách quê người. Người ta thường nhắc tới cuộc lưu đày của dân Do Thái trong Cựu Ước.
  Vì tội phản nghịch, bị Thiên Chúa trừng phạt, thành thánh Jerusalem bị phá hủy và dân Do Thái bị lưu đày, sáng chiều ngồi bên bờ sông Babylon mà khóc mà nhớ về Sion là quê cha đất tổ. Hôm nay, người Do Thái đã hồi hương, trở về lập quốc và trở thành một quốc gia hùng mạnh giữa khối Ả Rập thù nghịch. Jerusalem đã nghiễm nhiên là thủ đô Do Thái, thách đố với các thế lực thù địch.
          Từ Do Thái, chúng ta không khỏi ngậm ngùi cảm thương cho thân phận lưu đày của dân Việt. Thi ca lưu vong đã chuyên chở đầy đủ cảm thức bi đát đó, đặc biệt là Huy Phương, với những vần điệu thật truyền cảm.
          Trước hết, Huy Phương đã cảm nghiệm thân phận lưu đày qua cuộc sống lưu vong của dân Việt. Nhiều người nhìn cuộc di tản của dân Việt từ 75 với cặp mắt màu hồng, như thể tìm thấy đất hứa sau khi rời bỏ quê hương đã trở thành đất chết. Hẳn nhiên, cuộc tạm dung có tự do dân chủ, với cuộc sống sung túc với nhiều cơ hội tiến thân. Nhưng nỗi lòng dân Việt vẫm cảm thấy mất mát toàn diện, vẫn “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chìu..” Từ nơi đất lạ quê người, Huy Phương đã ngậm ngùi thở than:
                   Ta thân tốt chân trời góc bể
                   Nỗi qua sông chẳng hẹn ngày về.

                   Thuở đứt gánh tóc còn xanh mướt
                   Giờ nhìn nhau, bạc trắng phơ phơ

          Nhà thơ không khỏi tiếc nuối đã bỏ lỡ tuổi xuân xanh, đứt gánh tang bồng như chim gãy cánh:
                   Hai mươi năm đốt đời trai trẻ

                   Buổi sa cơ, lỡ một thế cờ.

                   Mỗi nghìn đêm còn đau giấc mộng
                   Mỗi sáng nhìn đất nước khuất xa

                   Thân tráng sĩ - sức tàn lực kiệt

                   Mộng thời trai như bóng mây qua.
          Thế đó, như chim gãy cánh, cá nhân nhà thơ cũng như dân Việt xa xứ, đều ôm một mối sầu hận, như thể vết thương mãi  còn rỉ máu:
                   Người lính già tuổi chiều bóng xế
                   Chẳng còn xưa, chẳng có mai sau

                Những tháng ngày sầu niềm đất khách

                   Vết thương lành, vết sẹo còn đau.
          Điều đáng buồn là không phải chỉ có người Việt lưu vong  mới mang cảm thức lưu đày, mà chính dân Việt đang sống tại quê nhà cũng cảm thấy bị lưu đày trên chính quê hương mình. Thật vậy, dù ai đó có gọi quê hương “là chùm khế ngọt”, hay bảo rằng” “Em  ra đi nơi này vẫn thế”, nhưng thực sự quê hương đã bị cướp đoạt!  Lũ con hoang đã đem cờ đỏ về nhuốm máu dân tộc, đem búa liềm về cứa nát thi thể của mẹ Việt nam. Hãy nghe Huy Phương mô tả thực trạng tối tăm của Việt nam hôm nay như đêm đen, như nhà tù rộng lớn, hủy diệt tinh hoa giống nòi:
                   “ Em ra đi nơi này vẫn thế !”
                   Thành phố xưa cửa đóng then gài

                   Những ánh đèn trong đêm vụt tắt

                   Tên tù trong ngó đám tù ngoài.
          Còn gì nhục nhã hơn, dân Việt với trên 4000 năm văn hiến, đã từng là hòn ngọc Viễn Đông, nay đành cúi đầu để cho thằng ngu nắm đầu cưỡi cổ. Đó chẳng phải là vô tâm và khiếp nhược sao?
                Những thằng ngu làm thầy hoạnh họe
                    Những anh khôn nhẫn nhục cúi đầu 

                   Những gì là thiên đường Cộng Sản

                   Vẫn chỉ là sáo vẹt dăm câu.
          Tất cả đã đảo ngược! TS Hà Sĩ Phu đã mô tả “Hiện tượng lọc ngược” tại Việt Nam. Nay Huy Phương cũng phơi bày hiện thực lộn sòng  đó với giọng mỉa mai chua xót:
                   Chị hốt rác vào ngồi quốc hội
                   Anh cu li được gọi anh hùng

                   Bánh vẽ đảng dành cho mọi giới

                   Giàu sang riêng để đảng tiêu dùng.
          Dùng tuyên truyền bánh vẽ để lừa dối, cộng sản còn cỗ võ hận thù, sử dụng súng đạn để trấn áp dân lành đang kêu cứu trong lầm than nghèo đói:
                    Phải dấy căm thù lên như sóng
                   Hãy quên đi sự thật đói nghèo

                   Ta đã giỏi quen dùng súng đạn

                   Ðảng làm, dân chúng phải nghe theo.
          Với chủ trương ngu dân và khốn dân, Hà Nội đang nhận chìm đất nước xuống vực thẳm của ngu muội, chậm tiến và lạc hậu:
                   Phải làm Saigon bằng Hà Nội
                   Phải đưa thành thị xuống nông thôn

                   Phải bỏ phi thuyền đi dép lốp

                   Tối tăm có đuốc đảng soi đường
          Đặc biệt, với chủ trương bần cùng hóa nhân dân, cộng sản Việt Nam biến đất nước phồn vinh thành vũng lầy tăm tối, đến nỗi em phải đi bới rác, mẹ phải lây lất nơi nghĩa địa, và cô giáo cũng phải bán kẹo kiếm sống:    
                   “Em ra đi nơi này vẫn thế!”
                   Em thơ tôi móc rác vệ đường

                   Mẹ tôi dựng nhà trên nghĩa địa

                   Cô giáo tôi bán kẹo sân trường.
          Thì ra tất cả chỉ là dối lừa phỉnh gạt bằng chiêu bài và huyền thoại. Những mỹ từ “Độc lập Tự Do Hạnh Phúc  chỉ là những luận điệu tuyên truyền mị dân rỗng tuếch. Tất cả chỉ là bánh vẽ, nên dân Việt phải rũ áo ra đi, phải chạy trốn nhà tù cộng sản là địa ngục trần gian để tìm đất sống:
                   Những chiêu bài ấm no, hạnh phúc
                   Những danh từ độc lập, tự do

                   Hơn một triệu người đành bỏ nước

                   Trại tù gần tiếp trại tù xa.
          Bỏ nước ra đi. Chạy trốn địa ngục máu. Dân Việt đã tìm thấy đất sống, nhưng lại là chốn tạm dung sầu thảm, vì luôn luôn vẫn canh cánh bên lòng hình ảnh quê hương, với mặc cảm chưa đền xong nợ nước

                   Khi tôi chết ván hòm xin đy np

                   Có vui chi nhìn người lính chết già

                   H thn đã không tròn ơn nước

                   Tin tôi chi, thêm phí mt vòng hoa.

          Trối trăn như thế, nhưng tác giả vẫn phải tiếp tục sống, vẫn phải vịn vào thơ để đứng dậy, để thương nhớ quê hương và cảm nghiệm thân phận lưu đày:
                    Hay rồi ngày tháng cũng phôi pha.
                   Tôi người lính già còn sng sót
                   Một vn thơ thay nén nhang khuya
                  Khóc đất nước, thương anh hùng tn
                   Xót xa cho những ni chia lìa..
          Điều đáng mừng là trong xót xa cho những nỗi chia lìa, dân Việt vẫn nuôi chí phục thù, quyết tâm trở về giải cứu quê hương, núp dưới cánh mẹ, siết chắt tay trên 90 triệu đồng bào đang đứng lên đòi tự do dân chủ…

No comments:

Post a Comment