Thursday, May 31, 2018


TRẢ LẠI TÔI VIỆT NAM VĂN HIẾN

                                                                                             Ngô Quốc Sĩ
                Tình mẹ con là một nét đẹp tuyệt vời trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Lòng mẹ thương con thì bao la như biển Thái Bình, mát rượi như nước trong nguồn, tha thiết như con cò ăn đêm. Tình mẹ ruột thịt đó còn phải được hiểu rộng là lòng mẹ Âu Cơ hay lòng mẹ Việt Nam..Tình mẹ thương con là thế, như sông dài biển rộng. Nhưng tình con yêu mẹ cũng rất đậm nét trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là nỗi lòng dân Việt đối với Mẹ Việt Nam sau ngày cánh cửa tự do khép lại, thi thể Mẹ Việt Nam bị búa liềm cứa nát…

          Từ ngày cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, con dân đất Việt đã phải gạt lệ rời bỏ quê cha đất tổ, bước vào chuỗi ngày vô định, không hẹn ngày về. Trần Trung  Đạo đã thổn thức kêu lên với mẹ:
              Thưa M
              Chúng con là ngườ
i Vit Nam lưu lc
              Ngày ra đi không hẹ
n bui quay v
              Chẳ
ng phi là sương mù sao khóc lúc                       đêm khuya
               Chẳ
ng phi gió sao đi là giông bão
          Rời xa cánh mẹ không hẹn ngày về, dân Việt đành chấp nhận cuộc sống tạm dung mà như thể chết trong hoang vu với vết thương rỉ máu:
               Chúng con sống trong âm thm và 
                    chết gia hoang vu
               Biể
n c, rng sâu, non m, núi thẳm
               Chúng con đi gót chân mòn vạ
n dm
              Ngơ
ngác nhìn nhân loi, ti thân                               nhau.
               Bố
n mươi năm tri nuôi ln mt nim                     đau
               Mang mộ
t vết thương vn còn đang                          mưng m
         
Vết thương còn rỉ máu, bởi lẽ mất quê hương là mất tất cả. Nỗi lòng con mất mẹ đã làm cho dân Việt ngày đêm trằn trọc thổn thức:
               Bốn mươi năm ngó lại đời mình
               Khóc nhiều cho vận nước điêu linh
               Quê hương ngàn dặm trời mây trắng
               Bóng mẹ chìm trong mỗi hướng nhìn
          Khóc cho vận nuớc điêu linh, dân Việt tha hương đã cảm thấy như có tội với tổ quốc, vì đã lỗi hẹn với mẹ, như lá vàng rụng xuống mà không bay về cội:
               Mẹ trách ta sao lỡ hẹn thề
               Mỗi mùa lá rụng lắng tai nghe
               Cây đa già đứng bên đường vắng
               Chiếc lá vàng bay chẳng trở về 
          Thôi đành chấp nhận kéo lê cuộc sống lưu vong mà nhớ mà thương cho quê mẹ đang bị đọa đày trong địa ngục đỏ:
               Dải đt Vit Nam
                Nằ
m co ro như mt k ăn mày
                Đang thoi thóp cuộ
c đi trên góc ph
                Như
git l chy dài nhưng chưa nh
                Như
chiếcng khòm M gánh c tri                         thương. 
          Hiện thực đau buồn đã tạo nên cảm thức mất mát toàn diện. dân Việt đành tìm về qúa khứ để níu kéo những kỷ niệm thân thương:
              Anh vẫn nhớ những con đường quê cũ
               Cong theo chiều của tổ quốc yêu                                 thương
               Nghìn sao lạ sáng soi bờ liễu rũ
               Thời hoa niên theo giấc mộng vô                                 thường 
          Từ những kỷ niệm đẹp qúa khứ, TrầnTrung Đạo còn lùi xa về lịch sử, tìm lại những nét bất khuất hào hùng của dân tộc để nuôi  chí phục thù:
              Chúng con cũng đã bao lần suy nim
               Bố
n ngàn năm lch s ca ông cha
               Thuở
Hùng Vương
               Đi chân đấ
t dng sơn hà
               Bao nhiêu máu đã âm thầ
m đ xung 
          Tìm về lịch sử, tác giả đã dừng chân nơi những địa danh từng chiếu sáng sử Việt như Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội, với kiếm báu của thần Kim Quy:
               Anh sẽ đưa em về thăm Hà Nội
                Cả đời anh chưa được một lần qua
                Mộng Hồ Gươm vằng vặc bóng trăng                         tà
                Sâu thăm thẳm như lòng anh nhớ                               nước
           Rồi cũng  nhớ Bạch Đằng với những chiến thắng  của Ngô Quyền và Hưng Đạo làm quân Nguyên khiếp vía:
               Hỡi chiếc cọc Bạch Đằng Giang thuở                         trước
              Hãy chờ tôi đừng vội cuốn ra khơi
               Những rong rêu thành quách của 
                   muôn đời
               Xin cố đứng dù trời đang nổi gió
         
Nhất là nhớ sông Hát với gương hy sinh  của Trưng Vương, liều thân trả thù nhà đền nợ nước:              
               Anh sẽ đưa em đi dọc bờ sông Hát
               Nơi nào đây Trưng Trắc đã trầm thân
               Vẫn thấy lòng đau dù đã mấy nghìn                              năm
                Vẫn tha thiết như nhớ người chị cả 
          Hãnh diện với những trang sử oai hùng, dân Việt càng tự hào và gắn bó với quê hương như keo sơn, như con thơ không rời tay mẹ:
               Chúng con đã hơn mt ln có được                           quê hương
                Bãi mía, hàng tre , bờ
dâu, rung lúa
                Bài ca dao ngọ
t ngào như git sa
                Chả
y vào hn theo tiếng M à ơi 
           Bó buộc phải  rời cánh mẹ như  diu đứt dây, nhưng dân Việt đã không buông xuôi bỏ cuộc, trái lại đã chỗi dậy hiên ngang đứng lên làm lại lịch sử:
               Ta vẫn đi trên quãng đường trần
                Thương từng hạt bụi vướng đôi chân
                Ðời xô ta gục, buồn, không trách
                Vẫn đứng lên, cười với thế nhân.
          Chỗi dậy, đứng lên cười với thế nhân, đó là quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang. Đó cũng là lời thưa mẹ của Hoàng Phong Linh “Mẹ Việt Nam ơi, con vẫn còn đây!” Trong tiếng cười ngạo nghễ với khổ đau, Trần Trung Đạo đã cùng dân Việt quyết tâm trở về giải cứu quê hương: 
               Tôi sẽ về sống chết với quê hương
                Trong hầm hố chưa tan mùi súng đạn
                Ai đã cướp mất của đời tôi những 
                        ước mơ, hy vọng
                Ðã gài chông trên luống tuổi thơ vàng
                Ai đã biến núi sông nầy thành một bãi                          tha hoang
                Tiếng rên siết trong đêm đã át đi giọng                         hò câu hát

         
Dân Việt sẽ theo gót Kinh Kha mang kiếm xuôi Tần, trực diện với bạo quyền đang ngự trị tại Thăng Long, quyết đòi lại chủ quyền dân tộc, để cha già có giấc ngủ bình yên, để mẹ hiền có niềm vui trong mắt, và chị gái có nắng hồng trên má:
               Trả lại niềm vui cho ánh mắt mẹ hiền
                Hãy trả lại cha già giấc ngủ bình yên
                Trả lại anh nước trên đồng cấy mạ
                Trả cho chị nắng trưa hồng đôi má
                Trả câu thơ tình cho những kẻ đang                                yêu 
          Và trên tất cả, dân Việt quyết đòi lại đất nước yêu kiều, với bốn ngàn năm văn hiến còn rạng sử xanh:
               Hãy trả lại cho Việt Nam một đ
                   nước yêu kiều
               Trả lại cho đồng bào tôi bốn ngàn năm                      lịch sử. 
          Hẳn nhiên, không dễ gì đòi lại được những gia tài qúy báu đó trong tay bọn  đao phủ Hà Nội. Con đưng duy nhất là đẩy chúng xuống đáy địa ngục để cùng Marx và già Hồ sống với Diêm Vương, hầu trả lại Việt Nam văn hiến cho con cháu Rồng Tiên.

                  
         

No comments:

Post a Comment