Ý NGHĨA NGÀY QUỐC HẬN 30/4
Ngô Quốc Sĩ
Năm nay, lần thứ 42, dân Việt trên toàn thế giới đang ngậm ngùi tưởng
niệm Quốc Hận 30 tháng 4
như một ngày nhức nhối, đau thương tang tóc! Dừng bước chân lưu
vong, hôm nay chúng hãy nhìn lại biến
cố đau thương
42 năm truớc,
và từ
đó, hướng về tương lai, quyết tâm viết lên trang sử mới
cho dân tộc
Việt
Nam.
Hẳn nhiên, lịch sử của một dân tộc luôn luôn có
những nét hào
hùng chói sáng cũng như những vết đen tủi nhục khó rửa sạch. Nhớ những gì và quên
những gì, đó vẫn là câu hỏi mỗi dân tộc phải tự lượng
định trong ý
nghĩa sử
tính của
dân tộc.
Ôn cố
tri tân..
Dân tộc Do Thái, sau 77 năm (1940) vẫn tưởng
niệm ngày 6 triệu nguời Do Thái bị thảm sát trong
lò sát sinh.
Các
nuớc đồng minh,
sau 73 năm (1944) hằng năm vẫn quy tụ về Normandie để tưởng
nhớ ngày D- Day, với sự hy sinh của trên 10,000
chiến sĩ đồng minh.
Nguời Nhật Bản, sau 77 năm,
vẫn cúi đầu thầm lặng thổn thức truớc vong hồn của các nạn nhân chiến tranh tại Hiroshima và
Nagazaki.
Nguời Mỹ sau 16 năm vẫn thắp nến tưởng
niệm gần 3000 nạn nhân bị vùi lấp duới đống tro tàn tại Nữu Ước..
Còn Việt Nam, kể từ
năm 1945 đến 1954, rồi 1954 đến 1975, và 1975 đến hôm nay, bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu nước
mắt đã trào
tuôn, bao nhiêu mộng
mơ đã bị vùi giập, tạo nên một vết hằn lịch sử mà con
cháu Rồng Tiên muôn đời không quên.
Ba muơi tháng tư, nỗi nhớ còn nguyên trong tim óc dân Việt như
một
vết
máu đỏ
tươi..
Làm sao quên được
một nền dân chủ tự do tiến bộ, một cuộc sống ấm no hạnh phúc, bỗng nhiên bị bức tử, trở thành ngục tù đày đọa?
Làm
sao quên được bao chiến sĩ uất
nghẹn
buông súng đầu
hàng theo lệnh
cấp
trên khi tinh thần
chiến
đấu
còn ngút ngàn và sẵn
sàng hy sinh cho đại nghĩa. Hành động tuẫn tiệt
của
5 vị
tướng Hưng-Nam-
Hai-Phú-Vỹ
chẳng
phải
là một
vết
máu còn tươi trong chiến sử
dân tộc
đó sao?
Làm sao quên đuợc cả nửa triệu nguời phải vùi thân duới lòng biển sâu, nhắm mắt tức tưởi trong tay hải tặc, trẻ sơ sinh khát sữa nhắm mắt trên cánh
tay mẹ đã kiệt sức
Và phải nhớ, nhớ bao nhiêu
tinh hoa đất Việt phải bỏ xác trong những trại tù lao động khổ sai trong rừng sâu được
mệnh danh là trại cải tạo? Bao nhiêu
dân lành vùi thân nơi những vùng kinh tế mới hoang vu cằn cỗi?
Và phải nhớ,
nhớ
tiếng
nói dân chủ
đang bị
bóp chết,
tự
do tôn giáo đang bị
chà đạp,
nhân quyền
đang bị
vùi giập,
lòng yêu nước chân chính đang bị trấn áp..Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm,
Cấn
thị
Thêu và bao nhiêu tinh hoa đất nước đang mòn mỏi sau then cài ngục thất?
Còn
phải
nhớ
những
bà mẹ
già còm cõi đang sống
lây lất
tại
công viên vỉa
hè như những
dân oan vì bị
cộng
sản
cướp đoạt nhà cửa,
đất đai và tài sản và quyền sống!
Và
cũng phải
nhớ
những
hình ảnh
kiên cường của LM Nguyễn Văn Lý, LM Đặng Hữu
Nam, LM Nguyễn
Đình Thục.. đang
đem mạng
sống
để
trực
diện
với
bạo
quyền,
đòi hỏi
công ly cho các nạn
nhân nhiễm
độc
môi sinh.
Và còn phải nhớ, nhớ những nỗi nhục nhã trong cuộc sống lưu vong nơi đất khách quê
nguời của 3 triệu nguời Việt tỵ nạn khắp bốn phuơng trời..Người Do Thái sau bao năm lang thang, nay đã trở về lập quốc xây dựng cơ đồ.
Còn dân Việt vẫn mãi lang
thang nơi xứ người,
hay bị đày đọa trên chính
quê hương mình đến bao giờ?
Không thể quên và phải nhớ, nhớ thật rõ những oan khiên của đất nước và dân tộc, phải nhớ để học thuộc bài học của lịch sử, bài học của Tháng Tư Đen, của đêm tối 30 tháng 4
còn phủ trùm trên 90
triệu dân Việt tại quê nhà và 3
triệu dân Việt tại hải ngoại..
Từ niềm đau 30 tháng 4. Dân Việt quyết đứng lên làm lại lịch sử, rửa sạch nỗi nhục của Tháng Tư Đen. Lịch sử Việt Nam lại đuợc chiếu sáng với tinh thần Phù Đỗng của tuổi trẻ, tinh thần Diên Hồng của toàn
dân…Chúng ta nhất định thắng. Tập đoàn cộng sản ác với dân hèn với giặc phải đền tội. Chinh nghĩa
quốc gia ngày mai
lại sáng ngời như Minh Châu Trời Đông..
No comments:
Post a Comment