Thursday, December 29, 2016

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG NGỌN BÚT TRÀO THƯƠNG HẬN

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG
NGỌN BÚT TRÀO THƯƠNG HẬN
                                                       Ngô Quốc Sĩ
            Ngô Đình Chương thuộc dòng họ Ngô Đình, làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đã phục vụ chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa,  sang tỵ nạn Hoa Kỳ năm 1975 và định cư tại San Jose.

 Sau 20 năm phục vụ tại sở Xã Hội quận hạt Santa Clara, ông nghỉ hưu từ năm 1996, sông ẩn dật ở một ngôi nhà bình dị, được bạn bè gọi đùa là “Thiền Sư Xóm Núi”. Ông làm thơ, viết văn, dịch thuật để tiêu khiển và luyện tập trí não, hơn là để tạo văn nghiệp và chỗ đứng trong thi ca.   Là một thi sĩ mẫn cảm và đa tài, Ngô Đình Chương đã trải lòng mình với gia đình, với bằng hữu, và nhất là với quê hương đất nước.

          Trước hết là mối tình thắm thiết dành cho hiền thê, người bạn đời được ông mô tả như hoa đào tươi thắm, như hương xuân ngọt ngào
                   Cám ơn em đã cho anh
                   Nụ môi như trái trên cành chín ngon
                   Cám ơn tình ái luôn còn
                   Bên nhau mỗi bước đi mòn núi sông
                   Cám ơn nắng hạ,chiều đông
                   Nắng mưa đời dẫu long đong khi nào
                   Cám ơn má phấn hoa đào
                   Hương xuân và những ngọt ngào có                         duyên
           Ngô Đình Chương  cũng là nguời bạn tri kỷ của nhiều thi hữu vong niên, không ngăn cách tuổi tác. Hãy nghe thi sĩ họ Ngô thương khóc Hà Thượng Nhân:
                   Thu bên mộ địa lá thu sầu
                   Tiễn bạn lên đường nín quặn đau
                   Ai họa,ai bình thơ mới cũ
                   Ai mời,ai đến bữa tương rau
                   Ai khen hậu bối trường văn võ
                   Ai luận anh hùng sử trước sau
                   Tri kỷ vừa đi thu đổ xuống
                   Mình ta bàng bạc lá về đâu
          Tình nhà gắn bó, tình bạn nồng ấm, tình nước càng tha thiết. Ngô Đình Chương luôn luôn một lòng son sắt, gắn bó với quê hương đọa đày. Nhìn qua bờ đại dương, nhà thơ cảm thấy ray rứt tủi nhục trước cảnh đất nước đảo điên, lãnh đạo thối nát, mê gái tham quyền:
                   Nước nhà điên đảo khó ngồi yên
                   Một lũ tham quan gái với tiền
                   Độc lập tại sao còn độc đảng
                   Tự do mà chỉ thấy chuyên quyền
          Nhục nhã nhất là bọn cộng sản từ Bắc vào Nam, nói là để giải phóng, mà thực chất chỉ là xâm lăng, bóp chết tự do dân chủ, lại còn đem tên  Hồ  tặc vấy bẩn Sài Gòn ngà ngọc:
                   Từ thuở dép râu về dẫm nát
                   Sài Gòn tức tưởi đổi thay tên..
                   Sài Gòn muôn thuở vẫn Sài Gòn
                   Tên ấy gắn liền với nước non
                   Đổi cáo thay hồ nghe nhột lắm
                   Bởi thua nên phải ngậm bồ hòn
          Cánh cửa tự do đã khép lại. Dân Việt mất nuớc, Sài Gòn mất tên, chỉ vì dân Việt và thế giới đã bị lừa bởi bọn người mang bản chất dối trá và bạo lực. Điều đáng buồn là trong khi Đông Âu và Liên Sô đã thức tỉnh, vất bỏ chủ thuyết cộng sản vào sọt rác,  thì Việt Nam vẫn mê ngủ, tin vào những giáo điều dối gian:
                   Thuyết cộng sản chủ trương hư ảo
                   Đã nhiều năm lừa đảo bà con
                   Bắc Nam đầy dẫy oán hờn
                   Đông Âu Sô Viết tìm đường tự do
          Đã từng ngu xuẫn nên mới tin vào chủ thuyết cộng sản lỗi thời phản tiến hóa. Nay lại ngu si nên mới hí hửng tưởng bở với TPP:
                       Bên bờ Ba-Rắc đứng pi-pi
                       Trọng há mồm ra hứng, biết gì
                       Những tưởng có tiền thì khấm khá
                       Ai ngờ đã lú lại ngu si
           Đau vì mất quê hương. Đau vì mất Sài Gòn. Nhà thơ còn đau hơn khí phải chứng kiến cảnh những người trai Việt, tiêu biểu như Ngụy Văn Thà, phải hy sinh tính mạng bảo vệ lãnh thổ, trong khi bọn Việt gian đem biển đảo hiến dâng cho ngoại bang:
                   Non sông anh tưới máu đào
                   Sử xanh anh đã đi vào thiên thu
                   Hoàng Sa mây gió mịt mù
                   Hồn thiêng tử sĩ nghe như tiếng                           lòng
          Đau và thương cho những người chiến sĩ cầm súng phải tức tưởi nhắm mắt, mà còn đau và thương cho những chiến sĩ văn hóa, dám đem tính mạng bảo vệ nhân quyền và niềm tin tôn giáo, như Linh Mục Nguyễn Văn Lý:
                   Linh hồn đã hiến Trên cao
                   Tấm thân dâng tặng đồng bào thế                         gian
                   Trận nào chẳng phải gian nan
                   Trận này cả nước hàng hàng đứng                       lên
Trước  sự hy sinh cao cả đó, Ngô Đình Chương đã thật sự phẫn nộ đối với bọn Việt kiều vô tâm, được tác giả gọi là “cỏ điều” tức “kiều đỏ”, là những tên Việt kiều tay sai, nối dài cánh tay Hà Nội ra hải ngoại. Ngô Đình Chương không ngại gọi bọn chúng là sói lang rắn rết, cỏ dại, phải  nhổ tận gốc:
                   Những đám cỏ điều
                   Sợ ánh mặt trời
                   Màu sắc gớm ghiếc
                   Độc như rắn rết
                   Hỗn như sói lang..

                   Hãy nhổ chúng lên
                   Tận rễ tận gốc
                   Hãy nhổ chúng lên
                   Tẩy trừ chất độc
                   Hết loại cỏ điều..
          Hận cộng sản tại quê nhà.  Hận cộng sản nằm vùng tại hải ngoại, Ngô Đình Chương  cũng đã thật sự bất bình với số người Việt tị nạn đã quên căn cước tị nạn của mình, trở về Việt Nam du hí phè phỡn trên xương máu của đồng bào:
                   Về du hí, còn đâu người tị nạn
                   Thành “Việt kiều khúc ruột để                                ngoài da”
                   Thành những người “về kiến tạo                           quốc gia”
                   “Hợp tác tốt” ngoài trong hình với                         bóng

                   Về du hí thôi đừng hô chống cộng
                   Đừng dở trò thùng rỗng tiếng kêu                               to
                   Đừng “Tháng Tư đen” hùng hổ                               reo hò
                   Đừng chơi bạc lận mập mờ hai                                mặt..
          Hận cộng sản là đương nhiên. Hận bọn tay sai nằm vùng cũng là đương nhiên. Nhưng hận nhóm người tị nạn mất gốc thì thật mỉa mai và tủi nhục. Từ những mối hận chất ngất đó, nhà thơ họ Ngô đã quyết vùng dậy, dùng ngòi bút đốt lên ngọn lửa cách mạng:
                   Không lâu sông núi Nam lay                                  chuyển
                   Trời đó lu mờ tiếng thét vang
                   Ta về góp mặt mùa cách mạng
                   Quét bọn Mười Linh Thọ bạo tàn
          Nay Mười- Linh-Thọ không còn nữa, nhưng tập đoàn lãnh đạo ngu xuẫn và ngoan cố Trọng- Quang- Phúc-Ngân vẫn còn đó, vẫn tiếp tục dùng dối trá và bạo lực đày đọa dân Việt.Thế nên, con đường  cứu nguy Tổ Quốc là con đường dân chủ. Dân Việt phải gieo mầm dân chủ để tự do kết trái trên mảnh đất lành:
                   Lần này cách mạng làm dân chủ
                   Ta sẻ xin bầu lá phiếu xanh
                   Đưa nàng Tự Do vào quốc sử
                   Đơm bông kết trái mảnh đất lành.
          Niềm hy vọng của Ngô Đình Chương cũng là nỗi uớc mơ của dân Việt.  Cuộc cách mạng đã châm ngòi. Hoa dân chủ tự do đang đâm bông kết trái..




No comments:

Post a Comment