ANH BẰNG
CON TIM VIỆT NAM NỒNG ẤM
CON TIM VIỆT NAM NỒNG ẤM
Ngô
Quốc Sĩ
Anh Bằng sinh
năm 1926 Thanh Hóa, di cư vào năm 1954 .
Trong thời kỳ 1954-1975, ông sáng tác
nhiều bản nhạc nổi tiếng như "Nỗi lòng người đi" "Nếu
vắng anh" "Cần thiết"
, "Hoa học trò ", "Người
thợ săn và đàn chim nhỏ"..
Năm 1975, ông cùng gia đình di tản
sang Hoa Kỳ, tiếp tục hoạt
động âm nhạc với Trung tâm Dạ Lan và sau này với Trng Tâm Asia. Âm nhạc Việt
Nam tỏa sáng với Anh Bằng qua những ca
khúc bất hủ như "Anh còn nợ em",
"Chuyện giàn thiên lý",
"Khúc thụy du", "Mai tôi đi"...và ca khúc rất phổ biến mới đây “Phải lên tiếng”
Anh Bằng là một nhạc sĩ đa tài đa diện.
Nhạc của ông ấp ủ con tim Việt Nam qua nhiều sắc thái, từ tình yêu nam nữ, đến
nỗi lòng tha thiết với quê hương, cảm thức cội nguồn và nhất là quyết tâm đấu
tranh cho chủ quyền dân tộc.
Về tình yêu nam nữ, Anh Bằng đã thể hiện
trọn vẹn con tim Việt Nam, nhìn tình yêu không những chỉ là tình mà còn là nghĩa,
nên mới có duyên và nợ. Từ cảm thức duyên nợ đó, dòng nhạc Anh Bằng thốt lên những lời tình tha thiết, như
tiếng thỏ thẻ của con tim bối rối:
Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em..
Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em..
Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em
Về tình yêu quê hương, Anh Bằng đã trải
lòng mình trong nỗi nhớ quê hương miền Bắc
với nỗi lòng người đi não nuột. Hình ảnh Hà Nội mãi mãi canh cánh bên lòng như
một vết dao cắt:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi
vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa…
Thăng Long ơi năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa…
Thăng Long ơi năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Chọn miền Nam
làm làm đất sống, Anh Bằng đã tha thiết với vùng đất mới cũng chẳng khác gì nơi
chôn nhau cắt rốn. Ông đã yêu quê hương miền Nam, yêu Sài Gòn, yêu Huế, yêu Đà
Lạt như đã từng yêu Hà Nội.
Ta tin sẽ có một ngày về thăm Sài Gòn
Ta tin sẽ có một ngày sống đắm mê hơn
Ta tin sẽ có một ngày, có một ngày, có một ngày.
Tin mừng lên tiếp mây …
Sài Gòn hoa đăng đường phố đông rực sáng tương lai
Sài Gòn mai đây buồn sẽ vơi, tình dân đầu núi
Sài Gòn vang câu hò ấm no, đời hết âu lo
Sài Gòn quê hương đẹp ước mơ, tình hết mong chờ.
Ta tin sẽ có một ngày sống đắm mê hơn
Ta tin sẽ có một ngày, có một ngày, có một ngày.
Tin mừng lên tiếp mây …
Sài Gòn hoa đăng đường phố đông rực sáng tương lai
Sài Gòn mai đây buồn sẽ vơi, tình dân đầu núi
Sài Gòn vang câu hò ấm no, đời hết âu lo
Sài Gòn quê hương đẹp ước mơ, tình hết mong chờ.
Nhớ
Hà Nội. Yêu Sài Gòn. Anh Bằng cũng rất tha thiết với Huế, với sông Hương núi Ngự,
với Vỹ Dạ cổ thành:
Tôi
có người em Sông Hương Núi Ngự,
của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ,
của kinh thành cổ xưa thật xưa...
của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ,
của kinh thành cổ xưa thật xưa...
Huế thơ mộng với cảnh đẹp
thiên nhiên, nhưng nhất là vẻ diễm kiều của các cô gái Huế. Nếu ca dao đã thú nhận “Học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi rụng rời” thì
Anh Bằng cũng không dấu nổi cảm xúc trước hình ảnh cô nữ sinh đất thần kinh gợi cảm:
Buổi trưa em che nón lá,
Cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ
lũ chim quyên ngất ngây từ xa...
Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh
cả trái tim sông núi của mình
cả linh hồn của dân hùng anh..
Bởi đâu gây nên nông nỗi
cánh chim bay giữa trời lẻ loi
nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi???
Buổi trưa em che nón lá,
Cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ
lũ chim quyên ngất ngây từ xa...
Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh
cả trái tim sông núi của mình
cả linh hồn của dân hùng anh..
Bởi đâu gây nên nông nỗi
cánh chim bay giữa trời lẻ loi
nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi???
Thương nhớ Hà Nội , Sài Gòn và Huế, là chuyện dĩ nhiên,
bởi lẽ đó là hình ảnh của quê cha đất tổ, thấm sâu trong lòng dân tộc với niềm
hãnh diện vô biên “Hà Nội thương hoài”, “Sài
Gòn ngà ngọc”, “Huế mộng mơ”. Nhưng giang sơn Việt Nam gấm vóc còn phải kể
đến “Nha Trang cát trắng”, “Hạ Long hữu tình” và nhất là “Đà Lạt nên thơ” :
Giờ xa nhau quá hỡi Ðà Lạt
ơi!
Tôi nhớ Cam Ly ở cuối chân trời,
Bao lần nghe lá vàng rơi,
Bao mùa thu chết tả tơi,
Lẽ gì mất nhau suốt đời
Xa Đà Lạt, xa quê hương là niềm đau chung của người Việt tha hương. Anh Bằng đã nhớ, và người Việt cũng không thể quên:
Tôi nhớ Cam Ly ở cuối chân trời,
Bao lần nghe lá vàng rơi,
Bao mùa thu chết tả tơi,
Lẽ gì mất nhau suốt đời
Xa Đà Lạt, xa quê hương là niềm đau chung của người Việt tha hương. Anh Bằng đã nhớ, và người Việt cũng không thể quên:
Làm sao anh nỡ quên Ðà Lạt thơ?
Quên những đêm sương đổ trắng mặt hồ,
Quên người em gái ngày xưa,
Quên đường suối dốc mộng mơ,
Những khi chiều vắng hẹn hò
Với nỗi nhớ khôn nguôi, dân Việt ngày đêm thao thức trông chờ ngày về để ngả vào lòng mẹ:
Làm sao anh biết nỗi buồn ở đây?
Xa cách quê hương đã mấy ngàn ngày
Cung sầu đổ xuống bàn tay,
Có người trông ngóng từng giây
Có người trắng đêm thở dài
Quên những đêm sương đổ trắng mặt hồ,
Quên người em gái ngày xưa,
Quên đường suối dốc mộng mơ,
Những khi chiều vắng hẹn hò
Với nỗi nhớ khôn nguôi, dân Việt ngày đêm thao thức trông chờ ngày về để ngả vào lòng mẹ:
Làm sao anh biết nỗi buồn ở đây?
Xa cách quê hương đã mấy ngàn ngày
Cung sầu đổ xuống bàn tay,
Có người trông ngóng từng giây
Có người trắng đêm thở dài
Đáng nói nhất là
Anh Bằng đã trải rộng cảm xúc tận cội nguồn dân tộc, để tìm lại cha Lạc Long, mẹ
Âu Cơ, với tiếng hát dậy biển bạt ngàn:yrics
from: http://www.lyricenter.com ]
Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng…
Giữ lấy hồn Văn Lang
Sẽ có ngày nắng lên bóng tối rồi không còn
Sẽ có ngày vinh quang
Giữ lấy Hồn Việt Nam!
Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng…
Giữ lấy hồn Văn Lang
Sẽ có ngày nắng lên bóng tối rồi không còn
Sẽ có ngày vinh quang
Giữ lấy Hồn Việt Nam!
Cảm
động nhất là con tim Anh Bằng đã thổn thức trước hiện thực quê hương bị đọa đày trong hỏa ngục Đỏ. Dòng
nhạc Anh Bằng lúc này chuyển qua đấu tranh với âm điệu hùng tráng như kình ngư
cuộn sóng:
Cả nước đứng lên oai hùng,
Cả nước tiến lên không ngừng,
Thề toàn dân thương nhau,
Lời thề ghi bằng máu,
Quật cường đi tranh đấu đuổi quân Tàu…
Tổ quốc chúng ta anh hùng,
Cả nước đấu tranh kiên cường,
Vì tình yêu non sông vì tình thương nòi giống, vượt sóng đòi biển Đông...
Lời thề của Anh Bằng đã ghi bằng máu, nên dân Việt phải hét lên tiếng nói tự do dân chủ, đòi lại chủ quyền đất nước và dân tộc. không thể ngồi yên vô can, vô cảm hay vô tâm:
Đừng im tiếng! Mà phải lên tiếng!!
Khi quân thù vào cướp quê hương.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
Đừng im tiếng! Mà phải lên tiếng!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu Việt đã đổ chan hòa trên biển nước ta.
Đó là tiếng gọi đáp lời sông núi. Quỳnh lưu đã đứng lên. Vũng Áng đang lên tiếng. Toàn dân đang sẵn sàng đứng dậy. Sài gòn, Huế, Hà Nội sẽ nối vòng tay lớn..Mong Anh Bằng ngậm cười nơi chín suối..
Cả nước tiến lên không ngừng,
Thề toàn dân thương nhau,
Lời thề ghi bằng máu,
Quật cường đi tranh đấu đuổi quân Tàu…
Tổ quốc chúng ta anh hùng,
Cả nước đấu tranh kiên cường,
Vì tình yêu non sông vì tình thương nòi giống, vượt sóng đòi biển Đông...
Lời thề của Anh Bằng đã ghi bằng máu, nên dân Việt phải hét lên tiếng nói tự do dân chủ, đòi lại chủ quyền đất nước và dân tộc. không thể ngồi yên vô can, vô cảm hay vô tâm:
Đừng im tiếng! Mà phải lên tiếng!!
Khi quân thù vào cướp quê hương.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
Đừng im tiếng! Mà phải lên tiếng!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu Việt đã đổ chan hòa trên biển nước ta.
Đó là tiếng gọi đáp lời sông núi. Quỳnh lưu đã đứng lên. Vũng Áng đang lên tiếng. Toàn dân đang sẵn sàng đứng dậy. Sài gòn, Huế, Hà Nội sẽ nối vòng tay lớn..Mong Anh Bằng ngậm cười nơi chín suối..
No comments:
Post a Comment