Sunday, December 25, 2016

DI SẢN CỦA OBAMA: SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ

DI SẢN CỦA OBAMA:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ

            Rick Lowry,

          Trong khoảng thời gian chỉ 6 tiếng, một điều vốn được xem là sự khủng hoảng cho sự sống còn của Đảng Cộng Hòa lại biến thành một làn sóng khôi phục của Đảng Cộng Hòa.

          Điều đáng lẽ ra phải là một chiến thắng cho phe liên minh Dân Chủ lại trở thành một sự sụp đổ cho một liên minh đã không hiện diện.
Điều đáng lẽ ra phải là một thành tựu chính trị tiêu biểu của nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama lại biến thành một sự hủy diệt của di sản của ông ta.
          Trước khi ông ta đã được bầu chọn làm tổng thống, Obama đã được xem là một người làm biến đổi nền chính trị như Ronald Reagan. Điều đó đã lôi kéo chủ trương chính trị quốc gia theo đường lối của ông ta, dẫn đến cuộc tái bầu chọn và nhấn mạnh vị thế của ông ta bằng cách đảm bảo một nhiệm kỳ thứ ba thông qua một người thừa kế của Đảng Dân Chủ.
          Vào 7 giờ chiều hôm Thứ Ba, ngày 8 tháng 11, sự kỳ vọng tương tự như Reagan của Obama dường như đã trở thành hiện thực. Tỷ lệ ủng hộ của ông ta nằm trên 50 phần trăm. Ông ta đã vận động quyết liệt, và dường như trông rất hiệu quả, trước những đám đông phấn khích. Cuộc khảo sát gần nhất và những cuộc khảo sát của người dân khi bước ra chỗ bỏ phiếu vào ngày bầu cử đã cho thấy rằng Hillary Clinton đang chiếm lợi thế, và chiến thắng của bà ta trông như sẽ bắt đầu một cuộc nội chiến xấu xí và phá hủy với phe Cộng Hòa.
          Đến những giây phút của ngày Thứ Tư, sự kỳ vọng đó đã trở thành mây khói và Obama chỉ có thể chứng kiến sự hủy diệt của Đảng Dân Chủ và hơn nữa là sự hủy diệt của những tham vọng của ông ta. Obama đã từng được xem là một vận động viên chính trị có một không hai trong thế hệ, người mà sẽ được nhớ đến với tư cách là vị tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên của quốc gia. Nhưng một phần lớn của những nỗ lực của ông ta trong hai nhiệm kỳ qua bây giờ đã bị tiêu hủy theo làn sóng chính trị. Đảng của ông ta đã bị đánh bại một cách thê thảm dưới mắt ông ta. Nó bắt đầu vào năm 2010, khi các nhà Cộng Hòa đã bắt đầu thắng trong Hạ Viện bằng cách giành được 63 ghế, cuộc chiến thắng lớn nhất kể từ năm 1948, và 6 ghế trong Thượng Viện. Vào năm 2014, các nhà Cộng Hòa đã chiếm thêm 13 ghế Hạ Viện và giành quyền kiểm soát Thượng Viện. Các nhà Dân Chủ đã mất hơn 900 ghế lập pháp ở cấp tiểu bang trong khoảng thời gian đó.
          Điều này đã xem là hiệu ứng từ những cuộc bầu cử Quốc Hội, kết quả của những cử tri thiên Cộng Hòa trong những năm bầu cử phi tổng thống. Vâng, vào đêm Thứ Ba, Đảng Cộng Hòa đã thắng các cuộc tranh cử Thượng Viện trong những tiểu bang màu xanh thiên Đảng Dân Chủ. Họ đã tối thiểu hóa sự thất bại ở Hạ Viện. Họ đã tăng số lượng thống đốc, bao gồm ở Vermont, và tăng đáng kể trong các cơ quan lập pháp các tiểu bang từ Kentucky cho đến Connecticut.
          Tất cả đều xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Đảng Cộng Hòa kiểm soát chức vị tổng thống, Thượng Viện Mỹ và Hạ Viện Mỹ, và gần 2 phần 3 chức thống đốc và cơ quan lập pháp tiểu bang của đất nước. Các nhà Dân Chủ bây giờ, dựa theo tỷ lệ ghế nắm giữ, đã trở thành đảng thiểu số của quốc gia.
          Điều gì đã xảy ra? Từ ban đầu, Obama đã thúc đẩy những chủ trương cực tả và không cân nhắc đến những hệ lụy về mặt chính trị. Bộ luật tiêu biểu của ông ta, bộ luật y tế Obamacare, đã bị ép thông qua Quốc Hội mặc dù nó vô cùng không được ưa chuộng và bằng những sự giả dối hiển nhiên (ví dụ, nó sẽ giảm chi phí bảo hiểm và người dân có thể giữ bác sĩ của mình).
          Khi bộ luật tiêu biểu của Obama đã khiến Đảng Dân Chủ mất đi ưu thế của mình ở quốc hội, ông ta lại bắt đầu lạm dụng chức vị hành pháp để thực hiện những điều mình muốn, nhất là về quy định môi trường và nhập cư. Thái độ của ông ta là mọi người phải làm theo chương trình của ông ta và nếu họ không làm vậy, họ bị cho là ngu dốt hoặc phiền phức. Ông ta đã tin ít vào nghệ thuật đàm phán chính trị và quan hệ các nhân hơn quyền lực không thể cản được của lời nói của ông ta.
          Vì đã không có nỗ lực thực sự nào để xây dựng quan hệ đảng phái và sau hàng loạt kết quả bầu cử thảm họa khi nỗ lực vận động của ông ta đã không cứu vớt được ai, ông ta đã không có một người ủng hộ nào để tiếp tục chủ trương trong “nhiệm kỳ thứ ba của mình.” Giới chính trị không có ai ủng hộ ông ta. Ông ta đã phải hướng đến đối thủ chính trị hàng đâu của mình trước đây, Hillary Clinton, người mà ông ta đã hoàn toàn phơi bày những khuyết điểm  vào cuộc tranh cử nội bộ 2008 và người mà hoàn toàn không phù hợp để tái xây dựng liên minh Obama.
Những cử tri đó đã từng được xem là những người mà sẽ tiếp tục thúc đẩy chủ trương chính trị của Obama – một khối cử tri ngày càng nhiều bao gồm người thiểu số, thanh niên và những người được giáo dục ở cấp đại học – những người mà sẽ lấn áp đảo những cử tri da trắng lớn tuổi và tạo nên một chủ trương lý tưởng, đã đưa nền chính trị đất nước về hướng cánh tả.
          Trong cuộc thử thách hậu nhiệm kỳ Obama đầu tiên, liên minh cử tri đó đã thất bại. Bây giờ nhiều thành tựu đáng kể của Obama đang bị đe dọa bởi một chính quyền Cộng Hòa thống nhất, nhất là bộ luật Obamacare, vốn đang trong sự khủng khoảng, và hàng loạt nỗ lực khác của ông ta. Tổng Thống Trump sẽ cầm cây bút của mình để thực hiện chủ trương hoàn toàn khác.
          Đảng của Tổng Thống Obama đang từ từ hướng đến sự sụp đổ hoàn toàn của nó sau khi thất bại trước một ứng cử viên tổng thống bị xem thường nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.
          Chúng ta biết rằng những dự án lớn hơn của Tổng Thống Obama đang sắp trở thành mây khói. Barack Obama không phải là Ronald Reagan, không giống một chút nào. Di sản của Barack Obama để lại la gì? Là sự sụp đổ của Đảng Dân Chủ.


No comments:

Post a Comment