KHI NGƯỜI BỘ ĐỘI CỤ HỒ
QUAY MŨI SÚNG
Ngô Quốc Sĩ
Hiện
tượng thức tỉnh và bỏ đảng càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Những khuôn mặt tên tuổi như Nguyễn Hộ, Bùi Tín, Dương
Thu Hương, Kim Chi, Nguyễn Đình Cống đã tỉnh thức quay về với chính nghĩa dân tộc.
Trong lãnh vực thi ca, Bùi Minh Quốc đã nhả đạn thơ vào những tên mặt mo, những
con mắt cú vọ, thì Phan Huy, anh chàng “bộ đội Cụ Hồ”, hôm nay cũng đã chỉa thẳng mũi súng vào chế độ,
với dòng thơ cay độc và sắc bén như những viên đạn bắn vào đầu cộng sản Việt
Nam.
Nếu ngày nào Trần Dần bị lưỡi dao cùn cộng sản chém trộm sau lưng, và mới đây Võ Thị Hảo đang bị lưỡi dao cùn cộng sản cứa cổ không đứt, thì hôm nay, Phan Huy đã thật sự quay mũi súng vào chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, sắt máu, và nhất là vào những khuôn mặt lãnh đạo lem luốc, những “con thú ngồi liếm lông mình”, mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh.
Nếu ngày nào Trần Dần bị lưỡi dao cùn cộng sản chém trộm sau lưng, và mới đây Võ Thị Hảo đang bị lưỡi dao cùn cộng sản cứa cổ không đứt, thì hôm nay, Phan Huy đã thật sự quay mũi súng vào chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, sắt máu, và nhất là vào những khuôn mặt lãnh đạo lem luốc, những “con thú ngồi liếm lông mình”, mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh.
Trước
đây, anh đã làm thơ bày tỏ lòng sám hối đã ngây thơ bị cộng sản đầu độc, và đã
hết lời cảm tạ miền Nam chiếu soi ánh sáng tự do dân chủ. Hôm nay anh tiếp tục
phanh thây chế độ. Bài thơ “Ngậm Ngùi Một Thuở”, đúng là mũi súng chỉa thẳng vào tên Hồ tặc, vẫn
được cộng sản Việt Nam tôn làm “cha già dân tộc”
Phan
Huy tự hóa thân giả làm xác ướp Hồ Chí Minh tại lăng Ba Đình để lên tiếng thở
than, tiếc nuối một thuở vàng son, bên cạnh những đóa hoa thơm ngát mùi da thịt
được tiến dâng cho “Bác”
Ta nằm đây, bốn
mươi mùa sương gióTrong nhà mồ hoang vắng lạnh từng đêm
Hồn say mơ về những phút êm đềm.
Bên cạnh những đoá hoa đời tươi thắm.
Phan Huy đã mời già Hồ nhớ lại từng tên, từng
hình ảnh người đẹp đã đi qua đời mình, đủ cả Tàu- Tây- Nga- Việt. Đóa hoa đầu tiên dâng cúng cho già từ thiên
triều trong tình hữu nghị “môi hở răng lạnh” mang tên Tuyết Minh
Ta còn nhớ nàng Tuyết
Minh đằm thắmĐêm động phòng cô gái hãy còn trinh
Nàng yêu ta thật đắm đuối chung tình
Đâu hay biết đời ta như cánh bướm.
Tội nghiệp! Nàng ngây thơ đâu biết già Hồ là tên đểu giả,
hưởng lạc thú rồi quất ngựa truy phong, tình còn nồng mà đã vội chán:
Hương lửa đương nồng, lòng ta đã
chán
Nghĩa phu thê nào buộc cánh chim hồng
Trốn người tình, ta quất ngựa truy phong
Rồi trôi nổi bay theo ngàn hướng gió.
Nghĩa phu thê nào buộc cánh chim hồng
Trốn người tình, ta quất ngựa truy phong
Rồi trôi nổi bay theo ngàn hướng gió.
Chán món hàng ngoại quốc,
như Tuyết Minh, Lý Huệ Khanh, Lý Sâm của Tàu, Marie
Bière của Pháp,Vera Vasilieva của Nga, họ Hồ đã quay về với các đóa hoa màu
mỡ của Việt tộc:
Đời phiêu bạt bốn
phương trời đây đóBao môi hồng, má thắm, đã qua tay
Nào Thái, Miên, Nga, Đức, Mỹ, Tây, Tàu
Ta khoái nhất vẫn người con gái Việt.
Người con gái Việt đầu
tiên làm nạn nhân của “cha già dân tộc” có tên Minh Khai, đã bị già Hồ thỏa mãn
rồi phủi tay, đẩy qua Lê Hồng Phong để che dấu vết nhơ:
Thuở học đạo bên
phương trời Xô viếtTa gặp nàng mắt biếc, tóc ngang vai
Ta yêu người đồng chí nữ Minh Khai
Già nhân ngãi nhưng còn non chồng vợ.
Nàng có thai, ta vô cùng run sợ
Vội tìm người giúp đỡ chuyện chồng con
May thay nhờ đồng chí Lê Hồng Phong
Gánh của nợ ta mừng như thoát chết.
Người
con gái Việt thứ hai nạn nhân của
già Hồ là Nông thị Ngát. Người tình hang
Bắc Bó đã để lại cho đời một giọt máu rơi là Nông Đức Mạnh, sau được con cháu
nhớ ơn “Bác”, tôn lên làm Tổng Bí Thư:
Hang
Bắc Bó ta gặp nàng Thị NgátCô học trò bé bỏng tựa nai tơ
Ta cưng em như cháu gái dại khờ
Nàng đáp lại cho ta thằng Đức Mạnh.
Điều
mỉa mai nhất là trong khi đương sự tự nhận mình là háo sắc mê dâm,
thì Đảng lại nhất quyết bắt già Hồ phải làm thánh, sống đời độc thân, để gọi là
hy sinh hạnh phúc bản thân cho dân nước:
Nhưng đảng muốn
ta phải là ông thánh Là cha già dân tộc quyết hy sinh
Không vợ con, tình ái, chẳng gia đình
Sống diệt dục như thầy tu ép xác.
Đảng muốn thế, nhưng
“Bác” đâu muốn thế! già Hồ đã phải cúi mình xin Đảng ban phát ân huệ, cho
“Bác” thả giàn luyến ái:
Ta bảo
chúng: “Các chú mầy quá ác Các chú thì thê thiếp mỗi hằng đêm
Lại bắt ta phải nuốt dãi nhịn thèm
Món đồ chơi để lâu ngày đã mốc.”
Bọn chúng làm thinh, ta bèn giả khóc
Cuối cùng chúng phải nhượng bộ chiều ta
Ta được quyền ‘yêu’ mút chỉ ca tha
Nhưng tuyệt đối không bao giờ cưới vợ.
“Bác” được đảng cho thả
giàn, thì thật là khốn đốn cho con cháu lỡ sinh ra phận nữ nhi:
Kể từ đó bao nhiêu là
cô gáiĐã vào dinh hộ lý xác thân ta
Từ những cô cháu gái Miền Nam ra
Đến những ả Mèo, Nùng miền biên giới.
Trong đám cháu con làm hàng mua vui cho “Bác”, có một đóa hoa Nùng thơm ngát:
Họ nhiều quá ta làm sao nhớ hết
Nhưng một nàng làm thổn thức tim ta
Nàng da thơm, má thắm, nét mặn mà
Ta ngây ngất thấy mình như trẻ lại.
Thấy mình trẻ lại, “Bác”lại
lao mình vào đuờng tình say đắm, và rồi đã để lại thêm một giọt máu rơi với Nông
Thị Xuân, mang tên Tất Trung, dòng giống Tất Thành:
Ta say đắm quên cả lời
đảng dạyĐể cho nàng dính phải cái bào thai
Nàng thương con, đòi cưới hỏi công khai
Nghe nàng nói ta tưởng là sét đánh.
Oái oam nhất là để che dấu tội
lỗi, già Hồ đã chuyền banh cho tên trùm công an Trần Quốc Hoàn lãnh đạn thay “bác”
Và quả nhiên, cuộc đời
nàng bất hạnhThằng Quốc Hoàn theo lệnh đảng yêu tinh
Nỡ đang tâm cắt đứt mối duyên tình
Còn hãm hiếp, vứt thây nàng ngoài phố
Đứa con trai, cũng may còn tốt số
Thoát tử thần, nhưng sống kiếp không cha
Con Tất Trung, xin thấu hiểu lòng ta
Và ghi nhớ mối thù sâu của mẹ.
Tất cả đã qua đi. Những nàng tiên ngà ngọc, những đứa
con rơi, những thủ đoạn độc ác, đạo đức giả, đều là vết hằn nhục sử. Hồ đã về chầu Mác. Hôm nay, Hồ lại có Fidel
Castro, người bạn tri kỷ sát cánh, không biết có bớt phần nào cô đơn quạnh quẽ
không?
Ta bây giờ trong nhà mồ
quạnh quẽNgày ồn ào bao kẻ tới người lui
Đêm vắng tanh nằm trở giấc bùi ngùi
Lòng thương tiếc một thời đầy hoa thắm.
Thế đó! Súng của Phan Huy là súng văn và đạn của Phan Huy là đạn thơ. Nếu một ngày đạn thơ thành đạn đồng thì cơn bão lửa đã bừng khởi và cuộc cách mạng dân chủ đã châm ngòi...
No comments:
Post a Comment