VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Ngô Quốc Sĩ
Tin về cái chết thê
thảm của 39 nạn nhân người Việt thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh trong thùng đông lạnh
tại Anh Quốc đã làm thế giới ngậm ngùi đến quặn thắt. Tại Anh quốc, nhiều người
đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân. Một số người Việt hải ngoại cũng như tại quê
nhà, ở Hà Tĩnh, Nghệ An và Hà Nội cũng tổ chức những buổi cầu nguyện cho các nạn
nhân đã chết một cách oan ức. Dư luận bàn tán sôi nổi. Tiếc thương cũng nhiều,
mà lên án người gây ra thảm nạn càng nhiều hơn. Riêng Vũ Đăng Khoa, với con tim
mẫn cảm, đã trải vào thơ những vần điệu thật ai oán, như điếu văn tưởng niệm những
người đã nhắm mắt trong tức tưởi.
Mở đầu bài thơ “Nếu Ngày Đó Biển Miền Trung Không Chết”,
tác giả đã khẳng định rằng, nguyên nhân gây ra thảm nạn bi đát cướp đi mạng sống
của của 39 nạn nhân Hà Tĩnh và Nghệ An chính là thảm họa Formosa. Chất độc thải
từ lò gang thép Formosa đã biến đất sống của 4 tỉnh miền Trung thành đất chết.
Người người đã nối đuôi nhau bỏ xứ ra đi tìm đất sống, dù phải đối diện với bao
hiểm nguy, tiêu biểu như 39 nạn nhân đã chết ngộp trong thùng đông lạnh tại Anh
tuần qua.
Nếu ngày đó Biển Miền
Trung không chết
Chắc là con chẳng bỏ nước xa quê
Thì hôm nay đâu có cảnh ê chề
Tin con nhắn là dòng thư báo tử
Chắc là con chẳng bỏ nước xa quê
Thì hôm nay đâu có cảnh ê chề
Tin con nhắn là dòng thư báo tử
Biển chết. Cá chết. Người cũng chết theo vì đã bị
cướp đoạt mất lẽ sống. Nếu hỏi tội đổ đầu ai, thì xin thưa chính là do bọn qủy
dữ, nói rõ hơn là qủy đỏ, đã rước qủy nước ngoài về gieo tang tóc lên đầu dân
Việt. Người ta bán nước với công hàm, hiệp
định mật ước, nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang. Người ta còn bán nước với
chính sách rước ngoại nhân vào khai thác tài nguyên, hủy hoại môi sinh, gây bao
tại họa cho dân Việt, kéo dài nỗi chết trên thể xác và tâm hồn, đến nỗi người
người phải bỏ xứ ra đi, xa gia đình, xa quê cha đất tổ, rồi phải bỏ xác nơi xứ
người:
Nếu ngày đó không có loài
quỷ dữ
Và kẻ thù rước quỷ Formosa
Thì ngày nay đâu có cảnh chia xa
Trời Âu đó con lìa xa trần thế
Và kẻ thù rước quỷ Formosa
Thì ngày nay đâu có cảnh chia xa
Trời Âu đó con lìa xa trần thế
Cái chết của em và các nạn nhân hôm nay là cái chết chung của cả dân
tộc, bởi lẽ không những biển chết cá chết rừng chết, mà con người cũng chết
theo vì mọi hy vọng đã tiêu tan. Dân Việt đã bị xô xuống vực thẳm. Thân xác lây
lất. Hồn cũng lịm chết và bị chôn vùi dưới đáy sâu:
Quê hương mình biển rừng thiêng đã chết
Và lòng nguời đã chết rồi em ơi
Nên hôm nay giữa biển đời chơi vơi
Xô em xuống và hồn không về nữa
Và lòng nguời đã chết rồi em ơi
Nên hôm nay giữa biển đời chơi vơi
Xô em xuống và hồn không về nữa
Dân Việt đã chết! Em cũng đã bị xô xuống đáy
biển đời và không bao giờ trở lại.Thế là anh đã mất em,
người con gái da vàng vùng “cá gỗ” với dáng hình thanh tao tha thướt, với
tóc mây vờn bay theo gió biển chiều
duyên hải. Em ra đi, kéo theo nắng ấm cuộc đời, để lại trần gian cơn mưa tầm
tã. Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng, anh cũng không biết nữa! Nếu Trần Dần
ngày nào “bước đi không thấy phố thấy nhà,
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” thì hôm nay, Vũ Đăng Khoa cũng thấy mưa
ngoài trời, mưa trong mắt đã phủ mờ hình bóng quê hương, làm cho hơi thở dân Việt
thoi thóp mặn đắng. Còn hình bóng yêu kiều của em cũng chỉ còn là một kỷ niệm
xa mờ qua làn mưa cay trong mắt anh:
Còn đâu nữa hoàng hôn bên
sóng nước
Tóc mây ngàn tha thướt gió lay lay
Mưa chiều nay...hay nước mắt anh cay?
Mà mặn đắng xen vào từng hơi thở
Tóc mây ngàn tha thướt gió lay lay
Mưa chiều nay...hay nước mắt anh cay?
Mà mặn đắng xen vào từng hơi thở
Giờ đây, dân Việt đã mất quê hương và chúng ta đã mất nhau. Em như
chiếc lá thu bay xa. Hồn em đã lạc ngàn mây. Còn anh ở lại như tượng đá ôm mối
tình lỡ. Có hỏi vì ai thì cũng chỉ khơi thêm nỗi đớn đau và oán hờn của dân Việt trước cảnh đất
nước ly tan:
Vì ai đây duyên tình ta
đành lỡ
Để tàn khô tựa chiếc lá thu bay
Em bây giờ hồn giữa trong ngàn mây
Đớn đau không...hay là đang hờn oán?
Để tàn khô tựa chiếc lá thu bay
Em bây giờ hồn giữa trong ngàn mây
Đớn đau không...hay là đang hờn oán?
Nỗi nhục mất nước, niềm đau mất em, cộng thêm
mối hận lưu vong làm tim anh đau nhói. Mỗi bước đi lại khuấy
lên một gợn sóng căm hờn tê điếng. Hờn ai oán ai thì đã rõ. Nào còn ai ngoài những
kẻ vỗ ngực tự hào là “bên thắng cuộc”,
đã gây bao tang tóc, gieo bao tai ương, lại còn hớn hở xây ngai vàng hưởng thụ
trên xương máu và nước mắt đồng bào.
Ai đã đến ươm mầm đau sầu khổ?
Ai đã về gieo tang tóc em ơi?
Anh quê người nô lệ kiếp chơi vơi
Mỗi bước đi nỗi niềm đau gợn sóng !
Ai đã về gieo tang tóc em ơi?
Anh quê người nô lệ kiếp chơi vơi
Mỗi bước đi nỗi niềm đau gợn sóng !
Cụ thể hơn, nếu trước kia Hồ Chí Minh không
đem chủ thuyết cộng sản ngoại lai phản tiến hóa về nhuộm đỏ dân tộc, nhất là nếu
cộng sản Việt Nam không xâm lăng miền Nam với chiêu bài giải phóng, thì đâu có
chuyện nước mất, biển chết và em chết như hôm nay!
Nếu ngày đó... ngày đó đừng
giải phóng
Và ngày xưa không có giặc Hồ Ma
Quê hương mình sẽ bình yên em hả
Biển quê mình cũng chẳng chết đâu em
Và ngày xưa không có giặc Hồ Ma
Quê hương mình sẽ bình yên em hả
Biển quê mình cũng chẳng chết đâu em
Còn nữa! Nếu ngày đó không có giặc về thì quê
hương mình đã bình yên, dân tộc mình đã vui sống hạnh phúc và anh đã ấp ủ giấc mơ được nắm tay em dạo mát, nghe
tiếng hát biển chiều vi vu..Ngờ đâu hôm
nay, biển đã phải ngân lên khúc hờn oán như tiếng oan hồn văng vẳng giữa thinh
không!
Chiều xưa đó mơ phút sánh vai em
Cùng chung bước sớm chiều nghe biển hát
Ngờ đâu biển chiều nay rung khúc nhạc
Tiếng oan hồn ai khóc giữa thinh không...!
Cùng chung bước sớm chiều nghe biển hát
Ngờ đâu biển chiều nay rung khúc nhạc
Tiếng oan hồn ai khóc giữa thinh không...!
Từ
hiện thực bi đát hôm nay với nỗi đau mất quê hương và mất em, tác giả đã quay về
nhìn lại chính mình, nhìn lại lịch sử đau buồn của dân tộc, và thầm trách mình
đã không làm tròn trách nhiệm của người trai thời chiến. Hẳn nhiên, dân Việt đã
từng chiến đấu kiên cường để bảo vệ tự do dân chủ và nền độc lập và chủ quyền của
đất nước. Nhưng chúng ta cũng không thể
phủ nhận một sự thực phũ phàng, là nhiều người đã ngây thơ tin vào những lời đường
mật của cộng sản, chưa xả thân tranh đấu chống thù trong giặc ngoài, đã để đất
nước lọt vào tay qủy đỏ, nên mới phải lãnh hậu qủa bi đát hôm nay!
Nếu ngày đó anh và bao thế
hệ
Vì quê hương để vùng lên đấu tranh
Giữ quê hương, sông hồ, biển trời xanh
Thì ngày nay em làm gì phải chết?
Vì quê hương để vùng lên đấu tranh
Giữ quê hương, sông hồ, biển trời xanh
Thì ngày nay em làm gì phải chết?
Tóm lại, thay vì chỉ than khóc và thương
tiếc cho 39 nạn nhân chết thảm trong thùng đông lạnh tại Anh Quốc, Vũ Đăng Khoa
đã đi sâu vào nguyên nhân thực sự của thảm nạn. Anh đã hỏi ai đã gieo mầm đau
khổ, đã gieo tang tóc, và anh đã thắng thắn trả lời là chính cộng sản Việt Nam đã
rước ngoại bang về gieo oan khiên lên dầu dân tộc. Có thể gọi bài thơ “Nếu Ngày Đó Miền Trung Không Chết” là một
bản cáo trạng tội ác của đảng cộng sản Việt Nam. Hẳn đây cũng là một niềm an ủi
lớn cho các nạn nhân đã nhắm mắt trong tức tưởi nghẹn ngào, đặc biệt là Em, người
con gái da vàng tuổi thanh xuân ắp đầy mộng mơ…
No comments:
Post a Comment