DẤU BINH LỬA
Ngô
Quốc Sĩ
Thi ca chinh chiến
thường mang tính bi đát và người đời nói chung thường chán ghét và lên án chiến tranh. Đó là
chưa nói tới thái độ phản chiến của một số người như Jane Fonda, Nhất Hạnh, Trịnh
Công Sơn... đã đâm sau lưng người chiến sĩ.
.Nhưng đi sâu vào thi ca yêu nước trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người ta ghi nhận có nhiều điểm tích cực. Lời thơ tiếng nhạc tuy có phản ảnh nỗi đau của chiến tranh, nhưng thiết yếu đã thể hiện chính nghĩa quốc gia, đề cao tinh thần chiến đấu và hy sinh qủa cảm của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Những vần thơ chiến đấu của Thanh Tâm Tuyền,Tô Thùy Yên, Hà Thúc Sinh, Linh Phương, Duy Năng, Diên Nghị, Nguyên Sa, theo ghi nhận của Nguyễn Vi Khanh, cùng với Cao Mỵ Nhân và Tô Thùy Yên, đã tô thắm sử Việt
.Nhưng đi sâu vào thi ca yêu nước trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người ta ghi nhận có nhiều điểm tích cực. Lời thơ tiếng nhạc tuy có phản ảnh nỗi đau của chiến tranh, nhưng thiết yếu đã thể hiện chính nghĩa quốc gia, đề cao tinh thần chiến đấu và hy sinh qủa cảm của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Những vần thơ chiến đấu của Thanh Tâm Tuyền,Tô Thùy Yên, Hà Thúc Sinh, Linh Phương, Duy Năng, Diên Nghị, Nguyên Sa, theo ghi nhận của Nguyễn Vi Khanh, cùng với Cao Mỵ Nhân và Tô Thùy Yên, đã tô thắm sử Việt
Thanh Tâm Tuyền đã phơi bày bản chất độc
ác của những người cộng sản miền Bắc, đem
“cổ máy giết người” vào hủy diệt
tinh hoa của miền Nam trong cuộc chiến xâm lăng ủy nhiệm, mà có người ngây thơ
gọi là “nội chiến”. Thanh Tâm Tuyền không dám mở mắt nhìn mặt trời, sợ phải chứng
kiến cảnh Việt cộng tàn sát không gớm tay:
Và như thế hiện lên ánh sáng
Và như thế hiện lên khí trời
Chúng chém vào giữa trán,
chúng bắn vào giữa ngực
Khi tuổi anh chưa tròn ba
mươi…
Chúng tôi vẫn chối từ nhìn mặt
trời
Các con ơi! cha anh chết đều
chưa đầy ba mươi
Tô Thùy Yên cũng đã ghi lại những
nét sống thực của chiến trường miền Nam thật bi thảm, nhưng người chiến sĩ cộng
hòa luôn kiêu hùng:
Người chết mấy ngày chưa lấy xác
Thây sình mặt nát mạch lương
tanh
Áo quan phong quốc kỳ anh liệt
Niềm thiên thu đầm cỗ xe
tang.
Nhà thơ đã nhìn thẳng vào mặt những
người cầm súng bên kia chiến tuyến, hỏi họ vượt Truờng Sơn vào Nam làm gì, khi
họ bị đầu độc bởi tuyên truyền dối trá, bị xích chân vào xe tăng, liều thân một
cách oan uổng:
Vì sao người tới đây?
Hỡi gã cộng quân sốt rét, đói
Xích lời nguyền sinh Bắc tử
Nam
Vì sao họ tới đây?
Lòng xót xa thân xác mỏi mòn
Hà
Thúc Sinh được nhiều người biết tới với tác phẩm Đại Học Máu, cũng đã đóng góp những
vần thơ chân tình như lời nhắn gởi đầy tình người với chú “bộ đội cụ Hồ” trước giờ tổng công kích Mậu Thân:
Giao thừa đâu mà vội
Hãy khoan đã chú mày..
Vì nói thật cùng chú
Trăm năm có là bao
Binh đao sao biết được
Sinh tử ở nơi nào
Khoác áo giáp trên mình, họ Hà đã biết
trước số phận mong manh của người lính nơi chiến trường, dù bên này hay bên kia
chiến tuyến
Nếu chú có cha mẹ
Ta chẳng những người thân
Còn mang thêm lắm nợ
Với rượu và gió trăng.
Chú cứ ăn cho đủ
Mai chết sẽ chết no
Ta cũng cần đêm cuối
Từ giã gió trăng xưa
Nhà thơ Linh Phương đã ý thức được
sứ mệnh cao cả của người chiến sĩ tự do, hãnh diện với tình đồng đội giữa những
người thề sống chết có nhau trên đường ôm súng súng diệt thù, với ý thức nhất định
thắng, như Kinh Kha mang kiếm sang Tần diệt bạo tặc:
Kinh Kha vác súng qua Dịch Thủy
Thề chẳng trở về với tay
không
Chiến hữu ta toàn dân thứ dữ
Uống rượu say chửi đỗng dài
dài..
Duy Năng, được ái mộ với Giấc Ngủ
Dưới Chân Đèo, cũng để lại những vần thơ chinh chiến thật sống động và những lời
thề thật oai hùng. Anh đã cùng đồng đội, quyết đốt lên lửa hận, thề quét sạch bóng
thù, đem niềm vui tô thắm giang sơn:
Thầm khắc vào tim một nguyện thề
Mai kia hùng tráng bước quân
về
Máu trai rửa sạch thù phương
Bắc
Vui dậy thành đô xuống nẻo
quê..
Nhà thơ đã quyết lên đường chiến đấu và
tin tưởng sẽ chiến thắng, mở lại những
trang sử oai hùng của Việt tộc, ngân vang tiếng hát ngàn thu:
Mai giã từ đây quân lên đường
Một lần lịch sử nữa, quê
hương
Những trang sách cũ huy hoàng
đó
Tiếng hát nghìn thu chuyện
gió sương
Diên Nghị cũng đã góp tiếng nói
truyền cảm vào những trang thơ chinh chiến, thể hiện niềm vinh dự của người chiến
sĩ tự do, bước đi trong kiêu hãnh giữa tiếng chim rừng ca hót:
Súng đạn quân mang nặng vai gầy
Ngựa mỏi đồi cao núi tiếp mây
Rung rúc chim ngàn ca nhịp bước
Rộn rực tình sâu đầy vơi đầy
Nguyên Sa, nhà giáo và là nhà thơ
nổi tiếng với những bài thơ tình tuyệt diệu, cũng đã thể hiện cảm thức chiến
tranh với những vần thơ chan chứa uất hận như lời tạ tội với lịch sử:
Ta là một thằng dốt nát
Vì mỗi ngày trong mười mấy
năm dĩ vãng
Ta không viết lên giấy trắng
mực đen cho những người yêu thơ ta biết
Anh em ta và quê hương ta đã
đứng như thế nào từ bao nhiêu năm!
Hãy tha thứ cho ta
Những anh em đã chết
Những anh em chết ở bở ở bụi
Những anh em chết ở đồn vắng trong rừng sâu
Những anh em chết khi di hành
Những anh em chết khi bị phục
kích
Những anh em chết mặt đẹp như
hoa..
Riêng Cao Mỵ Nhân, vừa cầm súng vừa
cầm bút, cũng đã ghi lại những cảm thức ngậm ngùi trước cuộc phế hưng của đất
nước mà tự thầm trách chính mình:
Chiến
mã một lần qua Dịch Thủy
Bâng khuâng thương nhớ
bạn đồng song
Hình xưa, kiếm khách vờn tâm trí
Vô nghĩa muôn năm bóng ngựa hồng.
Phế cuộc, hay là non ý thép
Lửa tàn, ma lực giục hồi quân
Bỗng tan cờ xí trên đường chiến
Xa, mã cuồng quay... hận kỷ nhân.
Hình xưa, kiếm khách vờn tâm trí
Vô nghĩa muôn năm bóng ngựa hồng.
Phế cuộc, hay là non ý thép
Lửa tàn, ma lực giục hồi quân
Bỗng tan cờ xí trên đường chiến
Xa, mã cuồng quay... hận kỷ nhân.
Không đâu! Ý thép không hề non, như lời xác
quyết của Hà Huyền Chi:
"Bên
trời mài kiếm nung hờn nước
Xếp lại chinh bào hẹn núi sông"
Xếp lại chinh bào hẹn núi sông"
Thơ chiến
đấu qủa thật phong phú, nói mấy viết mấy cũng chỉ phản ảnh được một phần rất nhỏ
tinh thần oai dũng của quân dân miền Nam. Thôi, chỉ xin mượn lời thơ Hà Huyền
Chi để kết với niềm tin tưởng mãnh liệt vào một ngày về vinh quang sạch bóng cộng
thù:
Trong ta son sắt một lời thề
Nuôi cao lửa hận làm gươm súng
Cho một ngày mai quyết trở về
Nuôi cao lửa hận làm gươm súng
Cho một ngày mai quyết trở về
Ngày mai chưa tới,
nhưng sẽ tới và sắp tới, bởi lẽ dân Việt không thể chịu đựng thêm nữa:
Nỗi quê
sôi trong máu
Nỗi nhà nhói trong tim ..
Nỗi nhà nhói trong tim ..
No comments:
Post a Comment