TÁC
GIẢ “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”
KHẲNG
ĐỊNH CHỐNG ĐỘC TÀI
Nhà hoạt động nữ
Phạm Đoan Trang ở Hà Nội khẳng định chị đấu tranh để “xóa bỏ chế độ độc tài” ở
Việt Nam. Tuyên bố được đưa ra hơn một ngày sau khi chị bị ép buộc “làm việc”
với công an vào chiều 24/2.
Chiều ngày hôm kia
Đoan Trang gần như là bị bắt ép lên đồn công an. Ở đấy chủ yếu người ta hỏi
Đoan Trang về cuốn “Chính trị bình dân”. Đoan Trang nhận đấy là cuốn của mình
song không có nhận tội gì cả. Đoan Trang bảo viết những cái đấy hoàn toàn là
chính đáng, không có gì sai trái cả.
Nhà hoạt động
Nguyễn Thúy Hạnh
Một bức ảnh do Đoan
Trang đăng trên Facebook cá nhân chiều 26/2 thể hiện tuyên bố viết tay bằng cả
tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó chị xác nhận mình là tác giả cuốn “Chính trị
bình dân”, xuất bản năm 2017, và nhiều cuốn sách khác, đồng thời bày tỏ chị
“khinh ghét những kẻ đã và đang muốn tiêu diệt tôi và cuốn sách này”.
Tác giả cuốn sách
nói chị “sung sướng, vui mừng” vì cuốn sách giáo khoa về chính trị học căn bản
được độc giả đón nhận.
Trong phần cuối
tuyên bố, Đoan Trang nêu rõ “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước
cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ
nó”. Chị khẳng định “không cổ vũ bạo lực và không làm gì hại đến người dân Việt
Nam”.
Trong phần lời chú
thích trên Facebook cho bức ảnh chụp tuyên bố, Đoan Trang viết “Tranh thủ lúc
có mạng…”, với hàm ý đường truyền Internet và điện thoại di động của chị không
được thông suốt.
Sau khi tuyên bố
được đăng, đã có hơn 3.500 phản ứng chủ yếu là “thích” và “yêu thích”, hơn 800
người chia sẻ và gần 250 lời bình luận.
Phần lớn trong số
này là các ý kiến bày tỏ sự khâm phục, yêu thương, và động viên đối với nhà
hoạt động nữ lâu nay tích cực đấu tranh dân chủ ở Việt Nam và mấy năm nay còn
đang chịu một căn bệnh ở khớp gối chân.
bìa sách Chính Trị
Bình Dân của Phạm Đoan Trang
Một nhà hoạt động
nữ khác, chị Nguyễn Thúy Hạnh, người duy trì quan hệ thân thiết với Đoan Trang,
vào chiều ngày 26/2, giờ Hà Nội, cho VOA biết về những gì mới xảy ra với chị
Trang:
“Chiều ngày hôm kia
Đoan Trang gần như là bị bắt ép lên đồn công an. Ở đấy chủ yếu người ta hỏi
Đoan Trang về cuốn “Chính trị bình dân”. Đoan Trang nhận đấy là cuốn của mình
song không có nhận tội gì cả. Đoan Trang bảo viết những cái đấy hoàn toàn là
chính đáng, không có gì sai trái cả. Thì họ cho về và bây giờ thì họ vẫn canh
gác rất nghiêm ngặt”.
VOA đã cố gắng liên
lạc với Đoan Trang song không thể kết nối.
Chị Hạnh dự báo
phía chính quyền sẽ vẫn tiếp tục triệu tập Đoan Trang trong thời gian tới và
đây là một cách để buộc Đoan Trang “đầu hàng, không đấu tranh, không viết lách
gì nữa”.
Tuy nhiên, với hiểu
biết về người bạn trẻ tuổi hơn có cùng chí hướng, nhà hoạt động Nguyễn Thúy
Hạnh nói Đoan Trang sẽ không chịu khuất phục, và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng
cho việc bị nhà chức trách Việt Nam bắt. Chị Hạnh nói thêm rằng người bạn của
mình không có ý định ra nước ngoài sinh sống hay chữa bệnh.
Nhà hoạt động,
blogger Phạm Đoan Trang trong một cuộc trả lời phỏng vấn
Ít giờ sau khi Đoan
Trang bị buộc phải đi gặp công an, Luật Khoa tạp chí - một ấn phẩm trên mạng
của một số nhà hoạt động mà Đoan Trang là một sáng lập viên, biên tập viên – đã
ra tuyên bố cực lực lên án điều được gọi là “hành vi bắt cóc và giam giữ người
trái pháp luật” của công an Việt Nam.
Luật Khoa tạp chí
nói việc làm của công an có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ,
giam người trái pháp luật”, cũng như vi phạm quy định về bắt và giam giữ người
nêu trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc.
Trong mấy tháng
cuối năm 2017 và đầu năm 2018, nhà chức trách Việt Nam bắt bớ và xử tù một loạt
các nhà hoạt động.
Nhà hoạt động
Nguyễn Thúy Hạnh cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam “muốn dập tắt” tiếng nói của giới đấu tranh sau khi ông thắng thế
trong cuộc “chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng”. Diễn biến này không làm giới đấu
tranh lo sợ, nhụt chí, bà Hạnh khẳng định.
No comments:
Post a Comment