CƯỜI
VỚI GIÓ XUÂN
Ngô Quốc Sĩ
Mùa xuân lại về
với dân Việt Dân Việt với nhiều dáng vẻ và tâm cảm khác nhau. Có một cái gì nhức nhối khi hồi tưởng
lại Xuân Mậu Thân với giải khăn sô cho Huế còn rướm máu. Nhất là mỗi lần xuân về,
dân Việt tha hương lại ngậm ngùi tưởng nhớ quê hương cách xa như một mất mát khôn
nguôi, làm ta liên tưởng tới hai câu thơ tuyệt bích của Thôi Hộ:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào
hoa y cựu tiếu đông phong
Tuy
ngậm ngùi vì phải xa người xưa và quê xưa, dân Việt vẫn cười đón gió xuân với
niềm hãnh diện về những mùa xuân hào hùng của dân tộc, như mùa xuân năm Đinh Tỵ 1077 với
chiến thắng của Lý Thường Kiệt đánh bại đại quân xâm lược nhà Tống , xuân năm Mậu Ngọ 1258 ,
nhà Trần đánh bại giặc Nguyên-Mông lần thứ I, xuân Ất Dậu 1285 Hưng Đạo
Vương chiến thắng Nguyên-Mông lần thứ II
và xuân Mậu Tý 1288, Hưng Đạo
Vương tiêu diệt hơn 4 vạn quân, chiến thắng Nguyên-Mông lần III. Đáng nói nhất là xuân Kỷ Dậu
1789, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, đánh tan tành 20 vạn quân Mãn
Thanh, xây nền độc lập tự chủ cho Đại Việt.
Ngoài niềm hãnh diện về những mủa xuân
trong lịch sử, dân Việt với tâm tình lạc
quan yêu đời, còn chào đón mùa xuân với những thông điệp ấm áp của yêu thương, thanh
bình, mừng vui và hy vọng “ Xuân xuân
tươi xuân hỡi xuân ơi!
Nhất là trong thi ca, mùa xuân thường được tô
điểm với nhiều dáng vẻ yêu kiều, gợi cảm đầy tình tứ..
Nguyễn Bính đã vẽ lại cảnh xuân tươi vui với
đàn trẻ nhảy nhót đùa vui trong nắng ấm. Đây là sắc thái đặc thù của mùa xuân
Việt Nam, với đàn trẻ xúng xính trong áo mới muôn màu, tung tăng trên đường phố,
hớn hở nắm chặt tay nhau đến chúc tết cha mẹ ông bà để nhận tiền mừng tuổi:
Từng đàn con trẻ chạy xum-xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nỏn cành non ai tráng bạc ?
Gió về từng trận gió bay đi .”
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nỏn cành non ai tráng bạc ?
Gió về từng trận gió bay đi .”
Quách Tấn, cũng đã diễn tả cảnh
xuân lung linh vào lúc hoàng hôn đẹp tuyệt vời. Đọc thơ xuân Quách Tấn, chắc
không ai trong chúng ta không chạnh lòng nhớ quê hương xa cách, nhất là Xứ Trầm
Hương còn quằn quại trên quê hương đọa đày:
Chim mang về tổ bóng
hoàng-hôn
Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn
Cành gió hương xao hoa tỉ muội
Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn
Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn
Cành gió hương xao hoa tỉ muội
Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn
Với Đông Hồ, mùa xuân xuất hiện
trong dáng vẻ mỹ miều với hình ảnh người tình chờ đợi người tình, trong nhớ thương
quay quắt:
Tưng bừng hoa nở bóng
ngày xuânRực rỡ lòng cô hoa ái ân
Như đợi như chờ, như nhớ tưởng
Đợi chờ tưởng nhớ bóng tình quân
Đến Hàn Mặc Tử thì dáng xuân thật
óng ả, đẹp như thơ và nhẹ như mơ, gieo vào lòng người bao thương mến, làm cho
tim người cảm thấy yêu người, yêu đời và yêu quê hương với giàn thiên lý, với mái
nhà tranh ửng vàng, và làn gió lay tà áo biếc:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng
Sột-soạt gió trên tà áo biếc
Trên giàn thiên-lý bóng xuân sang
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng
Sột-soạt gió trên tà áo biếc
Trên giàn thiên-lý bóng xuân sang
Đẹp nhất và truyền cảm nhất là
hình ảnh cô thôn nữ vừa bước trên thảm cỏ xanh vừa hát, làm cho chúng ta cảm thấy
lâng lâng, nhưng lại phập phồng lo sợ, một ngày nào đó, các cô sẽ ra đi lấy chồng,
bỏ lại đồi xanh cỏ biếc:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngay mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Với xuân Diệu thì mùa xuân xuất
hiện như một đắm say làm tác giả chếnh choáng như thể nhẹ bước trên mây:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với
tình yêu
Ta mốn thâu trong một cái hôn
nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Chế Lan Viên nhìn mùa xuân với tâm tình chua xót,
có lẽ hoàn cảnh cá nhân không mấy tốt đẹp, làm cho tác giả thấy mùa xuân kém tươi:
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Người đời mong
xuân, còn Chế Lan Viên lại muốn trở về với mùa thu lá vàng, với những cánh hoa
rã rời buồn thảm:
Ai đâu trở lại mùa thu trướcNhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẽo xuân sang.
Bước vào thơ Ngô
Đình Chương, người đọc có cảm tưởng như trẻ lại với xuân mười tám về trên dáng
vẻ cô thiếu nữ xuân xanh với đôi má ửng hồng trong nắng sớm:
Hất mái tóc cười trong bóng
gương
Hây
hây chút nắng má em hường
Mai
vàng lựu đỏ tay em mướt
Sáng
mới đầu năm hái lộc chưng
Nhà thơ Thái Tú Hạp đã bước vào vườn xuân với những tâm cảm
nhẹ nhàng như hơi thở ấm áp của người yêu,
như lời tình tự thủy chung dưới vầng trăng thề hẹn:
trường sơn mở vầng trăng tao ngộ
chốn thảo lư tình tự
thủy chung
em trìu mến từ trăm
năm nhật nguyệt
dạt về đâu hoang phế
thuở mây nguồn
Bên cạnh người yêu, nhà thơ đã mơ về một
mùa xuân vĩnh cửu, có nắng sưởi ấm làm cho nụ cười thắm như mai vàng nở rộ trên
các nẻo đường đất nước:
ta hoài vọng mùa xuân đời vĩnh cửu
ngựa ăn năn đồng cỏ
nội quy hàng
rừng si mê u trầm
hương mạch chuyển
nắng sưởi thơm nụ
cười thắm mai vàng
Từ chốn tạm dung, Thái Tú Hạp
mang tâm trạng con chim xa mẹ, thèm đựợc về hót lại trên quê hương yêu dấu có
sen trắng có đồi mây:
tim cưu mang chim hồng xa lạc quốc
nên thèm về thương
hót giữa đồi mây
hồn trinh nguyên
ươm cành sen trắng
càn khôn ơi! tình đậm
cố hương này
Một khi con chim lạc về dưới
cánh mẹ, hót giữa đồi mây sen trắng, thì không còn gì để mất nữa. Tác giả, cũng
như dân Việt đã tìm lại được mùa xuân vĩnh cửu:
những oan nghiệt
muôn trùng lửa tắt?
mặt trời lên soi ý
niệm bao
dung
em có nghe mùa xuân
vừa hiện hữu
trong lòng nhau mầu
nhiệm đóa yêu thương
Đó chính là mùa
xuân quê hương khi lửa oan khiên đã tắt, chỉ còn lại yêu thương tràn đầy như một
mầu nhiệm…Đẹp thay!
No comments:
Post a Comment