PHAN
VĂN HƯNG
TIẾNG
HÁT XÉ LÒNG
Ngô Quốc Sĩ
Phan Văn Hưng trước đây là một sinh viên
tại Pháp. Từ 1970-1982 Phan Văn Hưng và vợ
là Nam Dao đã tham gia các hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris,
cùng thời với Trần Văn Bá. Phan văn Hưng đã thành lập Ðoàn Du Ca Paris, điều
khiển ban hợp xướng và đạo diễn những đêm hội Tết trong nhiều năm.
Năm 1977 Phan Văn Hưng khởi xướng tạp chí
Nhân Bản.
Năm 1979 Phan Văn Hưng thành lập Văn Ðoàn
Lam Sơn, xuất bản nhạc và thơ.
Phan Văn Hưng và nhà văn Nam Dao là đôi vợ chồng
đã hoạt động cho âm nhạc và văn chương trong nhiều năm ở hải ngoại. Trong những
ca khúc phổ biến, Phan Văn Hưng là tác giả về
nhạc còn Nam Dao thường viết lời, thật ăn khớp như cặp bài trùng..
Phan Văn Hưng đã đi vào lòng người
với nốt nhạc và tiếng ca xé lòng, đậm nét quê hương, đượm tình dân tộc. Có thể
gọi anh là “Con tim Việt Nam” đã thấm
nhập vào mọi ngõ ngách của quê hương.
Trước hết, con tim của anh đã len lõi vào những mảnh đời bất hạnh, tiêu
biểu là em bé Việt Nam đang khô héo
trong vòng tay mẹ sầu thương, vì bị bọn “người
khổng lồ đầy gân thiều trái tim” đọa
đày
Em sinh ra em làm người Việt
Nam
trong gian ngõ tối
không nước không đèn
Vòng tay âu yếm của mẹ sầu
thương.
Em sinh ra em làm người Việt Nam.
và
sinh ra trong cuộc lầm than.
Sinh ra trong đời bấp bênh gian truân vô
vọng...
Trong không gian ngõ
tối đó, trẻ em Việt Nam sống như những
côn trùng trong rác rưởi, lây lất như những
kẻ ăn xin trong quán hàng hay thậm chí, như những món hàng của khách chơi vui
thú, làm cho Phan Văn Hưng nghẹn ngào ruột
thắt:
Những đứa bé không chiếu chăn
Nằm lây lất giữa hè phố
Nằm chui rúc nơi những xó tối
tăm, rác rưởi.
Những đứa bé trong quán bia
Em đón khách nơi phồn hoa,
em có khóc cho tuổi
thơ trôi xa...
Bi đát nhất là những
em bé phải đem mạng sống của tuổi thơ đổi lấy một chén cơm, một hớp sữa cho bé
thơ đang chết khát, như thằng bé tát dầu dưới gầm cầu xưởng Ba Soong, đã ngã gục
tức tưởi dưới làn đạn của lũ bất nhân:
Thuyền
không lái nghiêng nghiêng xoáy giữa giòng
Máu em trào nhuộm cả hai vai
Thằng nhỏ ôm anh mình bật khóc
Lớp cặn dầu này đổi lấy xác anh !
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu !
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Soong
Thằng nhỏ chết vớ đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng
Máu em trào nhuộm cả hai vai
Thằng nhỏ ôm anh mình bật khóc
Lớp cặn dầu này đổi lấy xác anh !
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu !
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Soong
Thằng nhỏ chết vớ đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng
Trẻ em chết đói chết khát. Dân lành chết thảm
dưới họng súng bọn đao phủ vô tâm. Còn bao người khác rũ liệt nơi ngục tối,
trong những trại tù dị sử với những thủ đoạn tra tấn man rợ:
Ai trở về xứ Việt.
Nhắn giùm ta, người ấy ở
trong tù.
Nghe đâu đây vang giọng hờn
rên xiết
Dài
lắm không đằng đẵng mấy mùa thu.
Ai đi về xứ Việt.
Thăm giùm ta, người ấy ở
trong tù.
Cho ta gởi một mảnh trời xanh
biếc.
Câu hỏi căn bản là ai đã
đưa dân tộc Việt Nam vào cảnh cùng khốn như thế? Khỏi phải nói thì mọi người đều
biết, thủ phạm chính là tập đoàn lãnh đạo cộng sản vô tâm, những đứa con hoang đã
phản bội tổ tiên, những tên con buôn đã bán xương máu dân tộc
Chúng đi
buôn buôn tước buôn quyền.
Chúng đi buôn cho nước đảo
điên.
Chúng đi buôn buôn núi buôn
non.
Buôn tủi hờn buôn cả giang
sơn.
Chúng đi buôn buôn sắc buôn
sầu.
Chúng đi buôn nước mắt lòng
đau.
Hận cộng sản, thương dân tộc, Phan Văn Hưng đã
nguyện hiến thân phục vụ tất cả những đồng bào xấu số. Anh đã xin làm cánh buồm cứu những thuyền nhân
trước sóng gió biển khơi
Buồm của anh rách nát
Bởi bao đợt sóng nhồi
Thì xin anh hãy vá
Bằng những miếng da tôi
Bởi bao đợt sóng nhồi
Thì xin anh hãy vá
Bằng những miếng da tôi
Anh cũng tự hóa
thân thành ngòi viết trong tay nhà trí thức, nhà văn nhà thơ, nói chung là người
cầm bút, đã bị cộng sản cướp mất ngòi bút, bóp
chết tiếng nói công lý, tiêu biểu như Phùng Quán đã phải lấy dao viết văn trên
đá:
Ngòi
của anh đã gãy Hãy mài trên xương tôi
Chấm máu tôi mà viết
Về lương tâm con người
Và rồi, như một nhạc sĩ, anh cũng ao ước
biến thành cây đàn trong tay nguời nghệ sĩ, đã bị cộng sản dùng búa liềm đập nát
tiếng ca, không cho gãy lên những nốt nhạc nhạc công lý:
Đàn của anh đã vỡ Hãy dạo trên thân tôi
Lấy tiếng tôi mà hát
Về đau thương con người
Tình nguyện hóa thân thành cánh buồm, ngọn bút hay cây đàn,
làm vang vọng tiếng nói công lý, Phan Văn Hưng đã làm sống lại tâm hồn Việt
Nam. Anh đã tìm thấy ánh sáng trong bầu trời tăm tối, đã gặp lại trăm con trong
bọc mẹ Âu Cơ:
Từ khắp những phương trời.
Và muôn lối đi trong đời
Gặp nhau trong tâm hồn Việt
Nam sáng ngời
Thế
rồi, trăm con một mẹ, trong đó có Phan Văn Hưng và Nam Dao, siết chặt tay nhau
bước tới, lòng ấm tình quê hương, chí hiên ngang quất roi Phù Đỗng, phất cờ dân
chủ tự do trên quê hương:
Mồ
hôi trên cánh đồng.
Mẹ ru trên núi sông.
Tình quê hương ta ôm ấm trong
lòng
Chúng
ta là bước người xông pha,
Dưới bóng cờ tự do dân chủ, Phan Văn Hưng đã muợn
lời Giang Hữu Tuyên để cất lên bài ca chiến thắng:
Tôi thấy tôi về gặp lại bạn bè xưa
Xác
thân gầy còm nhưng nụ cuời tuơi
Thời
gian buồn tủi tù ngục đã qua
Bọn
cai nguời đó nay không còn nữa
Xin
nắm bàn tay dựng lại ngọn cờ
Tự
do phất phới trên mọi đường đi
Là
mơ hay là thực thì cũng là khát vọng chính đáng của những con tim Việt Nam mà
Phan Hưng đã trải lên dòng nhạc quê hương xé lòng mỗi một con dân đất Việt..
No comments:
Post a Comment